Ông Tập Cận Bình: “Cuộc đối đầu Trung-Mỹ là thảm họa”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/7 phát biểu, cuộc đối đầu giữa Trung – Mỹ là thảm họa đối với thế giới.
Đây là lời phát biểu ấn tượng của Chủ tịch Trung Quốc Cận Bình trong lễ khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (SED) lần thứ 6 và hội nghị Tham vấn cấp cao Mỹ-Trung về Trao đổi Nhân lực (CPE) lần thứ 5 ở thủ đô Bắc Kinh ngày 9/7.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai mạc SED lần thứ 6 và CPE lần thứ 5 ở Bắc Kinh sáng ngày 9/7.
Theo đó, SED lần 6 sẽ được đồng chủ trì bởi Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ nước này, ông Dương Khiết Trì cùng Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew của Mỹ.
Còn sự kiện CPE sẽ được tổ chức bởi Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu Yandong và ông Kerry.
Video đang HOT
Sự kiện SED năm nay tập trung vào một loạt các chủ đề chính sách đối nội và đối ngoại, bao gồm thay đổi khí hậu, khoa học, đổi mới, Sudan và Nam Sudan, công tác gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, buôn bán trái phép động vật và các loại cây rừng quý hiếm cũng như sự tương tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thông tin trên được Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Zheng Zeguang công bố.
Còn đối thoại kinh tế sẽ giải quyết các vấn đề của sự hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư vĩ mô cùng các quy định xuyên quốc gia. Theo như thông báo của cả hai nước trước thềm đối thoại này, vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông và Biển Đông cũng sẽ là một chủ đề chính trong chương trình nghị sự này.
Còn CPE lần thứ 5 tập trung vào các liên kết chặt chẽ hơn giữa thanh niên hai nước, với các điểm nổi bật như chương trình hợp tác trong trường họ được Đệ nhất phu nhân hai nước đề xuất và lễ kỉ niệm 35 năm ngày trao đổi sinh viên hai nước.
Theo Kiến Thức
Lý do để Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh (1)
Tình hình địa-chính trị phức tạp trên trường quốc tế ngày một đốt nóng cuộc đối đầu giữa phương Đông và phương Tây.
Giáo sư Michael Vlahos tin rằng, chiến tranh giữa Mỹ-Trung đang phát triển nhanh chóng về kinh tế và chính trị gần như là tất yếu.
Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The National Interest với tiêu đề "Điềm báo lịch sử: khả năng đáng sợ của cuộc chiến Mỹ-Trung", Giáo sư Học viện Hải quân Mỹ Vlahos đưa ra sự so sánh chính trị-lịch sử cơ bản. Theo ông, tình hình quan hệ Mỹ-Trung hiện tại tương tự tình hình năm 1861. Lúc đó, sau sự cố bắt giữ các đại sứ trên tàu Trent trong thời gian nội chiến ở Mỹ, nước Mỹ và Vương quốc Anh đã ở trên bờ vực một cuộc xung đột quân sự.
Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz CVN 68 diễn tập trên Biển Đông tháng 5/2013.
Ngày 8/11/1861, con tàu USS San Jacinto của quân liên bang miền Bắc nước Mỹ dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Charles Wilkes đã chặn bắt tàu bưu chính RMS Trent của Anh. Hai nhà ngoại giao của Liên minh miền nam là James Mason và John Slidell vốn được cử sang Anh (quốc gia hồi đó cung cấp vũ khí công nghệ cao cho quân đội miền nam nước Mỹ) và Pháp làm đại sứ để tìm cách yêu cầu châu Âu thừa nhận Liên bang miền Nam.
Trong khi cuộc khủng hoảng lan rộng, các nhà ngoại giao bị bắt đã bị giam làm tù binh tại Fort Warren ở bến cảng Boston. Còn chính phủ Anh yêu cầu Mỹ xin lỗi và thả các nhà ngoại giao bị bắt. Chính phủ Mỹ đã thực sự coi người Anh là một mối đe dọa quân sự. Hai nước đã chút xíu nữa là tuyên chiến với nhau.
10 lý do vì sao vào năm 1861, mặc dù các lực lượng ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã sẵn sàng khai chiến mà cuối cùng nó đã không xảy ra. Theo Giáo sư Vlahos, cộng hưởng một cách đáng ngạc nhiên với các yếu tố có thể là nguyên nhân để mở đầu một cuộc xung đột thật sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay.
1.Tuyên truyền chiến tranh trên báo chí. Tuyên truyền chiến tranh hiện nay không thể so sánh với tình hình truyền thông của thế kỷ 19. Khác với sự thiếu vắng hoàn toàn những trông đợi chiến tranh tập thể ở Anh vào năm 1861, lập trường hiện nay của báo chí phương Tây không để lại cho xã hội một lựa chọn nào khác - chiến tranh đã được vẽ lên đủ sắc màu và một trong những biểu tượng chói sáng của nó hiển nhiên là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và hạm đội của nó.
2. Sự hạn chế về nguồn lực. Giống như nước Anh trong thế kỷ 19 bị suy yếu bởi cuộc chiến tranh Crimea và các cuộc nổi loạn ở các thuộc địa Ấn Độ, nước Mỹ, nền kinh tế và các nguồn lực quân sự của nước này ngày nay đúng là đang la hét "không bao giờ nữa!" sau các chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Iraq. Và nếu như người Anh thời Victoria chỉ thỉnh thoảng mới đáp lại các mối đe dọa hải quân, ngày nay quy mô của một chiến dịch phòng ngự trù tính một kế hoạch làm ăn khổng lồ từ phía giới quân sự Mỹ.
3. Các lý do kinh tế. Theo Giáo sư Vlahos, đã không cho phép nước Anh vào năm 1861 gây chiến (ý nói đến khả năng không thể xuất khẩu bông hồi đó vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nước Anh), ở góc độ sự thúc đẩy hiện nay cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu hóa phổ quát hiện rất kém và "không phải là phanh hãm" cho việc phát động một cuộc xung đột quân sự.
Tên lửa đạn đạo Đông Phong - 21 của Trung Quốc.
4. Hình ảnh kẻ thù chính. Người Anh trong thế kỷ 19 hoàn toàn không cần đến sức mạnh mà cần phải chống lại bằng mọi cách có thể - cả nước Nga, lẫn các bất đồng nội bộ của mình vốn giống hệt với những bất đồng vốn là nguyên nhân cho cuộc nội chiến ở Mỹ đều không phù hợp với vai trò của một kẻ thù chính. Tuy nhiên, người Mỹ hiện nay với sự sụp đổ của Liên Xô đã đánh mất ước mơ lớn của mình - vượt qua kẻ thù nguy hiểm nhất của quốc gia và thế giới, mà ở mức độ thành công khác nhau đã được đại diện bởi giới quân phiệt Nhật, phát xít Đức và cộng sản. Từ những năm 1950, cả người Nhật, lẫn các phần tử Hồi giá0 cấp tiến, lẫn người Nga đều không đáp ứng những trông đợi của nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn thực sự quy mô. Trung Quốc hoàn toàn thích hợp về mọi tiêu chí của "một đại ác nhân".
5. Vũ khí chủ yếu. Nếu như vào năm 1861, trong trang bị của Hải quân Mỹ đã có chiến hạm Monitor huyền thoại, thiết giáp hạm đầu tiên làm từ sắt và trang bị 2 khẩu pháo nòng trơn 279 mm. Ngày nay, giới tướng lĩnh hải quân Mỹ đang băn khoăn lo nghĩ về tên lửa đạn đạo tầm trung, 2 tầng, nhiên liệu rắn DF-21, hay Đông Phong-21 mà Trung Quốc chế tạo ra. Cả hai loại này đều có khả năng xé đôi các tàu Mỹ. Mối đe dọa vượt đại dương và rất nguy hiểm của tên lửa chính xác cao hiện thực đến mức để tránh khỏi nó, quân đội và tình báo Mỹ sẽ phải tiêu diệt toàn bộ bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc, các cơ quan tình báo và truyền tin và thậm chí các máy tính Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Chiến lược nào để Mỹ đối phó lại sự hung hăng của Trung Quốc? Để ngăn chặn chính sách bá quyền của Trung Quốc, Mỹ sẽ cần phải làm nhiều hơn chứ không chỉ thực hiện các chính sách một cách thiếu tỉnh táo và hy vọng rằng khu vực sẽ đoàn kết và chống lại Trung Quốc. Ảnh minh họa Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam và...