Ông Tập Cận Bình có thể sẽ thăm Campuchia trong tháng này
Giữa lúc quan hệ Campuchia với phương Tây đang xấu đi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức đất nước Chùa Tháp trong tháng này.
The Cambodia Daily ngày 3/10 đưa tin, giữa lúc quan hệ Campuchia với phương Tây đang xấu đi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức đất nước Chùa Tháp trong tháng này.
Nếu nó diễn ra, đây là chuyến thăm đầu tiên đến Campuchia của ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Lần trước ông Bình đến Campuchia năm 2009 với tư cách Phó Chủ tịch nước.
Thông tin này được tướng Neth Savoeun, Cảnh sát trưởng quốc gia Campuchia đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân.
Ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới tiệc chiêu đãi Quốc khánh nước này tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu, ảnh: Reuters / The Cambodia Daily.
Hôm thứ Tư tuần trước, ông Savoeun và Thứ trưởng Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng đã làm việc tại Phnom Penh chuẩn bị phương án đảm bảo an ninh cho chuyến thăm.
Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh không đưa ra bình luận nào về thông tin này.
Riêng trong năm nay, Bắc Kinh đã rót ít nhất 600 triệu USD viện trợ cho Campuchia. Các nhà phê bình đã chỉ trích Campuchia làm cánh tay nối dài của Trung Quốc, ngăn cản đưa Biển Đông vào các hội nghị của ASEAN.
Trước đó hôm 30/9, The Phnom Penh Post cũng đưa thông tin khả năng ông Tập Cận Bình sẽ thăm Campuchia trong tháng 10.
Tờ báo cho hay, ông Vương Tiểu Hồng đã làm việc với Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, tướng Neth Savoeun, Cảnh sát trưởng Phnom Penh Chuon Sovann để chuẩn bị cho chuyến thăm.
The Phnom Penh Post đánh giá: Campuchia ngày càng được xem như một đồng minh gần gũi nhất của Bắc Kinh trong khu vực. Đất nước Chùa Tháp đã nhận được hàng tỉ đô la viện trợ của Trung Quốc.
Trong khi đó Phnom Penh công khai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, gây ra những phiền toái cho các thành viên ASEAN khác.
Video đang HOT
Kung Phoak, đồng sáng lập và là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia nhận định, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ củng cố quan hệ giữa hai nước.
Bình luận về quan hệ Campuchia – Trung Quốc, The Cambodia Daily ngày 30/9 nhận định, Phnom Penh đang đẩy nhanh việc xoay trục hợp tác quốc phòng với Trung Quốc.
Lee Morgenbesser, một nhà nghiên cứu từ Đại học Griffith của Australia bình luận:
“Viện trợ và đầu tư không điều kiện ràng buộc của Trung Quốc tiếp tục hút Campuchia về phía Trung Nam Hải một cách nhanh chóng. Phương Tây chỉ đơn giản là không thể cung cấp những gì Bắc Kinh có thể.
Những chỉ trích về nhân quyền từ phương Tây &’là việc cần thiết’, nhưng thực sự không mang lại kết quả. Một chiến lược khác là điều cần thiết.”
Ou Virak, nhà nghiên cứu từ Diễn đàn Tương lai nhận xét, bảo trợ của Trung Quốc đang giúp bảo vệ chính phủ Campuchia khỏi những chỉ trích từ phương Tây. Áp lực của phương Tây không còn (hiệu nghiệm) như trước.
Sự thay đổi bắt đầu từ năm 2008 khi nổ ra tranh chấp biên giới Campuchia – Thái Lan. Trung Quốc là nước duy nhất “giúp” Campuchia vũ khí và tiền bạc.
Điều này cũng sẽ làm giảm khả năng lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy có được nguồn ủng hộ quốc tế nhằm tìm kiếm một lệnh ân xá từ Hoàng gia để trở về nước.
Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan được The Cambodia Daily dẫn lời bình luận:
“Chúng tôi không phụ thuộc vào bất cứ ai, mà cố gắng làm đối tác với tất cả các nước. Ngay cả khi Mỹ chỉ trích chúng tôi, chúng tôi vẫn mở rộng vòng tay và mỉm cười với họ.”
Theo Giáo Dục
Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?
Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Myanmar kéo dài gần 20 năm qua và được coi là trở ngại cuối cùng để hai nước bình thường hóa quan hệ.
Theo New York Times, tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau cuộc gặp với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng ngày 14/9.
"Mỹ đang chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm vận mà chúng tôi áp đặt lên Myanmar trong một thời gian dài", ông Obama nói: "Đây là một hành động đúng đắn để đảm bảo rằng người dân Myanmar sẽ được tưởng thưởng xứng đáng vì cách thức làm ăn mới dưới thời của một chính phủ mới".
Một chặng đường chông gai
Mỹ đã rút Đại sứ của mình tại Myanmar vào năm 1990 sau khi giới quân sự nước này từ chối chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự. Sau đó, đến năm 1997, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt với Myanmar và chỉ chịu nới lỏng vào năm 2011 sau khi Chính phủ quân sự tại Myanmar chấp thuận từng bước chuyển giao quyền lực cho các giới chức dân sự.
Kể từ đó, Myanmar đã tiến hành những bước đi vững chắc hướng tới việc mở rộng tự do chính trị mở đường cho cuộc bầu cử vào tháng 11/2015 với thắng lợi vang dội cho Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nhấn mạnh, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt còn lại đòi hỏi Myanmar cần phải thể hiện được những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm tầm ảnh hưởng của quân đội đối với chính quyền nước này.
Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố, Myanmar cần phải thay đổi Hiến pháp để bảo vệ chính phủ dân sự nếu muốn toàn bộ các lệnh trừng phạt còn sót lại bị dỡ bỏ.
Giới chức Mỹ ngày 14/9 cũng cho rằng, Mỹ sẽ chờ đợi xem bà Aung San Suu Kyi thực hiện cam kết của mình với Tổng thống Obama như thế nào rồi mới tính đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nói trên.
Trước đó, trong cuộc gặp với Tổng thống Obama, bà Aung San Suu Kyi chia sẻ: "Hiến pháp của chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn dân chủ bởi Hiến pháp này vẫn giành một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực chính trị cho giới quân sự.
Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng, chính trị có liên quan gì đối với giới quân sự, chính vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực của mình trong việc thay đổi Hiến pháp nhằm giúp Myanmar trở thành quốc gia hoàn toàn dân chủ như cha ông chúng tôi hằng mong muốn".
Giới quân sự Myanmar hiện vẫn nắm quyền kiểm soát Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ- hai bộ rất quan trọng của nước này- cũng như được đảm bảo có 25% ghế trong Quốc hội Myanmar tạo điều kiện để giới quân sự hoàn toàn có khả năng chia sẻ quyền lực với bà Aung San Suu Kyi.
Mỹ cần Myanmar để "xoay trục mạnh hơn"
Việc Mỹ quyết định chấm dứt lệnh trừng phạt nhằm vào Myanmar diễn ra trong bối cảnh ông Obama cần củng cố chính sách xoay trục sang châu Á của mình trước khi rời khỏi Nhà Trắng trong vài tháng tới.
Trong khi đó, bà Aung San Suu Kyi đang có những bước đi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc- quốc gia láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar nhưng cũng là đối trọng hàng đầu của Mỹ trong khu vực.
Trước đó, hồi tháng 5, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ đỡ bỏ thêm một số lệnh cấm vận nhằm vào các doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước của Myanmar.
Giới chức Mỹ cũng đã chấp thuận gạt 100 cá nhân của Myanmar khỏi danh sách đen của nước này và nới lỏng các hoạt động thương mại giữa Mỹ và Myanmar trong hàng loạt các lĩnh vực quan trọng.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ dễ dàng làm ăn hơn tại Myanmar.
Một quan chức Chính phủ Mỹ cho biết, một số lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar liên quan đến việc nước này giao thương với Triều Tiên, buôn lậu ma túy và một số vấn đề khác, vẫn sẽ được giữ nguyên.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi chia sẻ, một trong những ưu tiên hàng đầu của Myanmar là "hòa giải dân tộc và tiến tới hòa bình". Bà Aung San Suu Kyi cho rằng, từ lâu Myanmar đã bị chia rẽ và tổn thương bởi các cuộc xung đột diễn ra triền miên.
Bà Aung San Suu Kyi cũng kêu gọi quốc tế cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào Myanmar sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ chấm dứt. "Tôi hy vọng rằng, các doanh nghiệp quốc tế sẽ đầu tư và thu được lợi nhuận tại Myanmar", bà Aung San Suu Kyi tuyên bố.
Thông tin về việc Mỹ định dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Myanmar đã được cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hoan nghênh. Các doanh nghiệp Mỹ coi việc My-Myanmar hướng tới bình thường hóa quan hệ là cơ hổi để khai thác tiềm năng tại quốc gia Đông Nam Á này.
"Động thái mang tính lịch sử này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giao thương và đầu tư giữa hai nước phát triển và giúp Myanmar phát triển kinh tế lâu dài. Người dân Myanmar sẽ sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có thể dễ dàng tìm được việc làm", Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ Myron Brilliant nhận định.
Vướng vấn đề nhân quyền
Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn chưa nêu rõ thời điểm cụ thể để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Myanmar mà chỉ khẳng định rằng việc này sẽ sớm diễn ra.
Điều này là bởi Mỹ vẫn bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền ở Myanmar. Nghị sĩ Bob Corker , Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cũng đã bày tỏ mối quan ngại này với bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ.
"Tôi cảm thấy lo ngại về việc bà Aung San Suu Kyi bác bỏ những lo ngại mà tôi nêu ra với bà ấy về vấn nạn buôn người ở Myanmar", ông Corker nói một cách rất thẳng thắn.
"Sau khi chứng kiến việc bà ấy không mấy bận tâm về vấn đề này, tôi dự định sẽ theo dõi thật sát sao nổ lực của Chính phủ Myanmar trong việc ngăn chặn tình trạng người dân Myanmar bị buôn bán trái phép và bị cưỡng bức lao động hoặc trở thành nô lệ tình dục", ông Corker nhấn mạnh./.
Theo VoV
Tiết lộ những nhà tù bí mật ở Ukraine Ban bao cao cua hai tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế "Quan Sát Nhân Quyền" (Human Rights Watch) và "Ân Xá Quốc Tế" (Amnesty International) cho biêt răng, 13 người đã được phóng thích tư nha tu bi mât cua Cơ quan An ninh Ukraine (SBU). Các tù nhân đa được trả tự do sau khi hai tô chưc nay công...