Ông Tập Cận Bình có sẵn sàng trả giá cao để bảo vệ Kim Jong-un?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn để duy trì sự bảo vệ cho đồng minh ruột Triều Tiên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang “đau đầu” vì căng thẳng Triều Tiên.
Trong suốt nhiều tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế khó khi Triều Tiên và Mỹ liên tục đe dọa lẫn nhau, theo Bloomberg.
Tổng thống Donald Trump những ngày qua liên tục gửi đi thông điệp cứng rắn tới Triều Tiên. Hôm 9.8, ông cảnh báo Mỹ sẵn sàng trút “biển lửa và sự cuồng nộ” lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có các hành vi đe dọa Washington. Đáp lại, Triều Tiên tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch tấn công tên lửa hủy diệt lãnh thổ Guam ở Thái Bình Dương của Mỹ.
Sau đó, Trump tiếp tục cảnh báo Triều Tiên nên “biết sợ” những hậu quả nếu tấn công lãnh thổ Mỹ. Ông còn tuyên bố rằng các biện pháp quân sự với Triều Tiên đã “sẵn sàng, khóa mục tiêu và lên nòng”.
Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ và Triều Tiên kiềm chế trong khi ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn vào đồng minh ruột sau khi bị Washington đe dọa trừng phạt thương mại.
Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang gây ra một cuộc tranh luận ở Bắc Kinh về việc ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng, vốn đã kéo dài từ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đến nay.
Trong khi Trung Quốc, về mặt công khai tuyên bố ủng hộ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh từ lâu cũng bị cáo buộc là “dung túng” cho chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Một mặt, Bắc Kinh không muốn chứng kiến chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, tạo điều kiện cho quân Mỹ tràn tới biên giới nước này. Sự sụp đổi của Triều Tiên sẽ khiến Trung Quốc mất đi vùng đệm ngăn chặn các mối đe dọa từ kẻ thù chung và phải đối mặt với dòng người tị nạn từ Triều Tiên ồ ạt đổ vào qua đường biên giới của 2 nước.
Video đang HOT
Mặt khác, quyền lực của Trung Quốc cũng đang tăng trên sân khấu chính trị thế giới, khiến Bắc Kinh tăng nhu cầu duy trì sự ổn định toàn cầu nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế giúp Đảng Cộng sản củng cố quyền lãnh đạo. Điều này khiến Bắc Kinh phải đảm bảo nhà lãnh đạo Kim Jong-un không làm bất cứ điều gì có thể dẫn đến chiến tranh hoặc khủng hoảng kinh tế cho Trung Quốc.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc tuần trước có bài xã luận hé lộ về những thay đổi của Trung Quốc trong mối quan hệ với Triều Tiên.
Theo đó, bài báo nhấn mạnh rằng, Trung Quốc nên giữ thái độ trung lập nếu Triều Tiên tấn công phủ đầu Mỹ, và can thiệp khi Washington và Seoul tìm cách lật đổ chế độ Kim Jong-un.
Hoàn cầu Thời báo cũng viết: “Trung Quốc phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh không khuyến khích bất cứ bên nào gây xung đột quân sự và sẽ chống lại bất cứ bên nào muốn thay đổi hiện trạng của khu vực”.
Ông Zhu Feng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh bình luận rằng: “Tôi không biết liệu “điểm giới hạn” của Bắc Kinh ở đâu, nhưng theo quan điểm của tôi, Trung Quốc dần dần, nhưng rõ ràng đang tiến tới điểm giới hạn. Mọi động thái khiêu khích từ chế độ Kim đang đẩy Trung Quốc xa dần khỏi nước này, khiến khoảng cách giữa 2 nước gia tăng”.
Trong khi đó, Andrew Gilholm, giám đốc phân tích khu vực Bắc Á của Control Risks Group bình luận: “Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên căng thẳng nếu các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc không khiến Triều Tiên thay đổi hành vi”.
Báo Mỹ Washington Post mới đây cho hay, Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký một bản ghi nhớ trong ngày 14.8 để các nhóm cố vấn thương mại của ông nghiên cứu xem có nên điều tra Trung Quốc về các hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ, công nghệ hay không.
Một quan chức Mỹ cho biết cuộc điều tra này sẽ kéo dài trong khoảng một năm, sẽ có thể là một động lực thúc đẩy chính quyền Trung Quốc ngăn chặn mối đe dọa an ninh tới từ Triều Tiên. Ông Trump đã và đang ra sức ép Trung Quốc gây áp lực mạnh hơn lên Triều Tiên trong nhiều tháng qua song gần đây bày tỏ sự thất vọng vì nỗ lực này không đạt nhiều hiệu quả.
Theo Danviet
Quần áo Made in China được sản xuất ở... Triều Tiên
Số quần áo này được dán nhãn Made in China và bán cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Công nhân Triều Tiên làm việc tại một nhà máy sản xuất giày dép
Các công ty dệt may Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều nhà máy của Triều Tiên để tận dụng lao động nước ngoài giá rẻ, theo các thương nhân và doanh nghiệp ở thành phố biên giới Đan Đông, Trung Quốc.
Hàng chục công ty may mặc Trung Quốc đang hoạt động ở Đan Đông và người mua đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga.
Tuy nhiên, quần áo của những công ty này được sản xuất ở Triều Tiên và dán nhãn "Made in China", xuất khẩu trên toàn thế giới, Reuters trích lời các doanh nhân.
Việc lao động Triều Tiên được sử dụng để sản xuất quần áo rẻ, bán trên khắp thế giới cho thấy tuy mọi cánh cửa đều bị đóng bởi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ), một cánh cửa khác vẫn có thể mở ra, báo Mỹ nhận định.
Biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, không bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dệt may.
Một thương nhân người Trung Quốc-Triều Tiên ở Đan Đông cho biết: "Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới". Giống như nhiều người Reuters phỏng vấn về vấn đề này, thương nhân trên nói với điều kiện giấu tên.
"Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc nói chuyện với chúng tôi nếu họ muốn cởi mở về nguồn gốc hàng hóa với khách hàng - đôi khi người mua không nhận ra quần áo được sản xuất ở Triều Tiên. Điều này rất nhạy cảm", thương nhân giấu tên nói thêm.
Lao động Triều Tiên có thể sản xuất nhiều hơn công nhân Trung Quốc 30% quần áo mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Theo dữ liệu năm 2016, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác, với tổng giá trị 752 triệu USD.
Ngành dệt may phát triển mạnh mẽ cho thấy Triều Tiên đã thích ứng với lệnh trừng phạt quốc tế. Đồng thời, nó cũng cho thấy mức độ phụ thuộc của Triều Tiên với Trung Quốc như đối tác kinh tế.
Theo một doanh nhân người Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng, các nhà sản xuất có thể tiết kiệm đến 75% nếu sản xuất quần áo ở Triều Tiên.
Một số nhà máy của Triều Tiên nằm ở thành phố Siniuju ở biên giới. Các nhà máy khác nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Sản phẩm hoàn thành thường được vận chuyển trực tiếp từ Triều Tiên đến cảng Trung Quốc trước khi đưa đi khắp thế giới, các thương nhân và doanh nghiệp Trung Quốc cho biết.
Tất cả các nhà máy ở Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước, theo Reuters. Và những nhà máy dệt may dường như rất sôi nổi.
Một nữ doanh nhân người Trung Quốc-Triều Tiên nói: "Chúng tôi cố gắng để sản xuất quần áo riêng của Triều Tiên nhưng các nhà máy giờ đã kín lịch.
"Lao động Triều Tiên có thể sản xuất nhiều hơn công nhân Trung Quốc 30% quần áo mỗi ngày.
"Ở Triều Tiên, công nhân nhà máy không thể đi vệ sinh bất cứ khi nào họ muốn vì họ có thể làm chậm dây chuyền lắp ráp.
"Họ không giống những công nhân ở nhà máy Trung Quốc chỉ làm việc vì tiền. Người Triều Tiên có thái độ khác - họ tin rằng mình đang làm việc cho đất nước và lãnh đạo", cô nói.
Theo Danviet
Báo TQ lên tiếng về cuộc "đấu khẩu" của Mỹ, Triều Tiên Báo Trung Quốc cảnh báo thảm họa "không thể hứng chịu" sẽ xảy ra nếu mọi việc vượt kiểm soát Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump Báo chí Trung Quốc vừa cảnh báo một sự kiện tình cờ có thể khơi mào thảm họa ở đông bắc Á sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine

Lý do Nhật Bản không phô trương dù liên tục chinh phục đỉnh cao khoa học
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai: Tạm giữ nhóm người xông vào nhà dân uy hiếp đòi nợ
Pháp luật
10:16:47 30/03/2025
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe
10:16:45 30/03/2025
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
09:09:47 30/03/2025
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
09:06:02 30/03/2025
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
09:04:34 30/03/2025
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
09:03:06 30/03/2025
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
09:01:40 30/03/2025
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
08:56:57 30/03/2025
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
08:00:57 30/03/2025
Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ
Góc tâm tình
07:49:53 30/03/2025