Ông Tập Cận Bình “cảnh báo” xu hướng độc lập của Đài Loan
Trong buổi tiếp ông Châu Lập Luân ( Eric Chu) Chủ tịch Quốc Dân Đảng hôm 04/05/2015 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã cảnh báo xu hướng coi Đài Loan là một quốc gia độc lập.
Chủ tịch Quốc Dân đảng Châu Lập Luân (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh REUTERS/Stringer
Đây là cuộc gặp đầu tiên lãnh đạo cao cấp hai đảng kể từ 7 năm qua nhằm mở rộng đối thoại chính trị giữa Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Cuộc gặp diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Trước đó, Tân Hoa Xã đã nhấn mạnh, ông Tập Cận Bình tiếp Chủ tịch Quốc Dân đảng trên cương vị là Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này khẳng định lập trường bất di bất dịch của Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận Đài Loan độc lập.
Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc và đã nhiều lần tỏ cho biết không loại trừ khả năng dùng vũ lực để sáp nhập hòn đảo với đại lục.
Theo Tân Hoa Xã, trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc dân đảng, ông Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định chính sách “một Trung Quốc”, tức chỉ có một nước Trung Quốc và Đài Loan là một phần trong đó.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình hứa dành cho Đài Loan những “ưu đãi” tại Trung Quốc, tuy không nói chi tiết về những ưu ái của Bắc Kinh là gì.
Lãnh đạo Trung Quốc được Tân Hoa Xã trích dẫn nói: “Nỗ lực mở cửa của chúng tôi với đồng bào Đài Loan sẽ lớn hơn nhiều” và “hai bên có thể tham khảo bình đẳng với nhau trên nguyên tắc Một nước Trung Quốc để tìm được đồng thuận chung hợp lý”.
Hãng tin Trung Quốc cũng dẫn lời Chủ tịch Quốc Dân đảng khẳng định cả hai bên Đài Loan và Trung Quốc lục địa đều là Trung Hoa.
Trong phát biểu của mình, ông Châu cũng hy vọng Bắc Kinh sẽ giúp Đài Loan đóng vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động quốc tế
Bắc Kinh luôn phản đối sự hiện diện của Đài Loan trong các định chế, tổ chức quốc tế trên tư cách là một quốc gia.
Ngược lại thời gian gần đây, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc lục địa khá căng thẳng trong khi đảng Dân tiến của ông Trần Thủy Biển nắm quyền từ năm 2000 -2008.
Thời gian này xu hướng khẳng định độc lập và chống Bắc Kinh phát triển mạnh ở Đài Loan.
Khi ông Mã Anh Cửu, thuộc Quốc Dân đảng, lên nắm quyền 2008, cùng năm đó, chủ tịch Quốc Dân đảng đã có chuyến công du Bắc Kinh bắt đầu thời kỳ sưởi ấm quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Tuy nhiên những cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc lục địa của chính quyền Đài Bắc hiện nay đã vấp phải sự chống đối không nhỏ ở Đài Loan.
Đảng đối lập và nhiều tổ chức hội đoàn dân sự tố cáo Quốc Dân đảng đang rơi vào cái bẫy kinh tế do Bắc Kinh đặt ra để tiến tới thu hồi Đài Loan.
Anh Vũ
Theo VOV/Biz Live
Những sự thật thú vị về Bán đảo Crimea ít người biết
Hôm nay kỷ niệm tròn một năm ngày Nga sáp nhập Crimea (16/3/2014 - 16/3/2015). Dưới đây là những sự thật thú vị về Bán đảo Crimea ít người biết tới.

1. Crimea là món quà Nga tặng Ukraine. Crimea nằm dưới quyền quản lý của Nga khoảng 200 năm, cho tới năm 1954 thì nó trở thành món quà Tổng bí thư dành tặng nước Cộng hòa Ukraine. Đây là món quà nhằm kỷ niệm 300 năm ngày Ukraine thống nhất với chế độ Nga hoàng. Vào thời gian đó, không ai có thể dự đoán trước được rằng Liên bang Xô Viết sẽ tan rã và Ukraine một lần nữa trở thành một quốc gia độc lập.

2. Suy nghĩ của người Crimea. Bán đảo Crimea với dân số 2 triệu người, trong số đó có tới 60% dân số nói tiếng Nga và tự coi bản thân là người Nga. Đây là khu vực duy nhất trên đất nước Ukraine mà người Nga chiếm đa số và sở hữu lượng người nói tiếng Nga cao nhất.

3. Giá trị chiến lược. Cảng Biển Đen của Crimea là cửa ngõ với Biển Địa Trung Hải, bán đảo Balkan và Trung Đông. Nơi đây thậm chí còn được các đế chế Roma, Ottoman, và sau này là Nga, Anh, Pháp, Đức Quốc Xã nhắm tới. Nga sở hữu một quân cảng then chốt ở thành phố Sevastopol (cảng biển lớn thứ 2 ở Ukraine) mà người Nga đã thuê lại của Ukraine theo một thỏa thuận ký năm 1997 giữa 2 nước. Cảng Sevastopol là nơi cư ngụ của Hạm đội Biển Đen và là lối vào thẳng Biển Địa Trung Hải của Hải quân Nga.

4. Giá trị kinh tế. Dự trữ dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi của Crimea sẽ giúp Nga củng cố vị trí một trong những nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới. Crimea sở hữu vài khu khai thác khí đốt tự nhiên trên bờ cùng 2 khu khai thác dầu mỏ dưới biển Đen.

5. Đế chế Ottoman. Nga đã chinh phục được Crimea vào năm 1783 dưới thời Catherine Đại đế. Khoảng 3 thế kỷ trước, Crimea là một quốc gia nằm dưới sự quản lý của người Tatar và là một chủ thể của Đế quốc Ottoman. Đế chế Ottoman đã sử dụng khu vực này như một căn cứ trao đổi nô lệ.

6. Chiến tranh Crimea. Vào năm 1853, Chiến tranh Crimea bắt đầu và kéo dài 3 năm. Sau đó, Đế quốc Nga đã mất vào tay khối đồng minh gồm đế quốc Ottoman, Pháp, Anh và Sardinia nhưng Crimea vẫn là lãnh thổ của Nga.

7. Chiến tranh thế giới thứ 2. Liên bang Xô Viết đã đánh mất Crimea vào tay Đức Quốc Xã trong Thế chiến 2 cho tới năm 1942. Đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Crimea trở thành một tỉnh của Liên Bang Xô Viết với cái tên Vùng Crimea (Crimean Oblast)

8. Người Tatar. Người Hồi giáo Tatar đã sống ở Crimea hàng trăm thế kỷ, trước cả khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 1783.

9. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm 1991, Crimea đã trở thành một quốc gia tự trị thuộc Ukraine.
Theo_Kiến Thức
Nỗ lực trấn an quốc dân của Tổng thống Putin Tổng thống Vladimir Putin muốn trấn an người dân Nga trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế, bằng cách quy kết trách nhiệm và cáo buộc phương Tây có ý đồ "xiềng xích gấu Nga". "Trước sự tấn công của phương Tây, kinh tế khó khăn trong một thời gian là cái giá mà nước Nga phải trả để bảo vệ nền độc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump

Nhà Trắng nói cố vấn an ninh được 'cất nhắc', không phải bị trừng phạt

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường
Có thể bạn quan tâm

Nam chính Thám Tử Kiên: Được gọi là Huỳnh Tông Trạch Việt Nam, nhìn lại ảnh cũ 20 năm trước suýt không nhận ra
Hậu trường phim
23:38:50 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025