Ông Tập Cận Bình bận rộn gặp song phương bên lề Thượng đỉnh G20
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ( G20) ở Hàng Châu, miền Đông Trung Quốc.
Tại cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh hai nước là “các quốc gia láng giềng thân thiết có nhiều lợi ích chung”. Theo ông, hai nước nên coi trọng nền tảng hợp tác hiện nay, đặt các quan hệ song phương vào đúng lộ trình hướng tới sự phát triển ổn định và vượt qua những khó khăn, thách thức. Về phần mình, bà Park Geun-hye cho biết Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm theo đuổi việc đánh giá và phát triển các mối quan hệ Trung-Hàn.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực. Ông cho biết rất coi trọng mối quan hệ hữu nghị song phương và sẵn sàng hợp tác với Thái Lan để tiếp tục thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Theo ông, hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin chiến lược, tiếp tục điều chỉnh các chiến lược phát triển, thúc đẩy mạnh sự hợp tác trên mọi lĩnh vực, mở rộng giao lưu nhân dân và tăng cường phối hợp trong các khuôn khổ đa phương.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 với vai trò khách mời. Với tư cách Chủ tịch luân phiên của Nhóm 77 (nhóm quy tụ 133 quốc gia đang phát triển), ông Prayuth nhấn mạnh các nước đang phát triển đánh giá cao nỗ lực của nước chủ nhà Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác giữa G20 và G77.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 4/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp bên lề với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, trong đó ông bày tỏ hy vọng Australia có thể tạo một môi trường công bằng và minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng sau khi chính phủ của ông Turnbull hồi tháng trước từ chối bán mạng lưới điện lớn nhất của nước này, trị giá 10 tỷ AUD (7,57 tỷ USD), cho các nhà thầu Trung Quốc vì lý do an ninh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, hãng thông tấn Tass (Nga) dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã nhất trí tổ chức đối thoại bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hàng Châu. Trong khi đó, hãng Reuters (Anh) dẫn lời một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ và Nga vẫn chưa nhất trí được thỏa thuận về việc ngăn chặn tình hình bạo lực ở Syria. Trước đó, tại cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ở Hàng Châu, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh cuộc xung đột ở Syria chỉ có thế được giải quyết thông qua giải pháp chính trị.
Theo Tin Tức
Động thái mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa thách thức Tòa Trọng tài
Truyền thông Trung Quốc thông báo "trường học cực nam" được khai giảng tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nơi bị Trung Quốc đánh chiếm sau trận hải chiến vào tháng Giêng năm 1974.
Dẫn lại phóng sự của đài truyền hình Trung Quốc CCTV "trường học xa xôi nhất của Trung Quốc được khai giảng vào ngày 1.9 vừa qua tại đảo Vĩnh Hưng", hãng tin trên mạng Quarzt.com của Mỹ cho biết đây là một động thái mới của Bắc Kinh nhằm thách thức phán quyết của Toà Trọng tài The Hague, phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Bắc Kinh bỏ ra 5,4 triệu USD để xây ngôi trường này, bổ nhiệm 8 giáo viên. Tất cả 21 học sinh là con của các giảng viên và binh sĩ trấn đóng trên đảo - theo RFI.
Quarzt.com nhắc lại địa danh mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng thực sự là đảo Phú Lâm theo tên gọi của Việt Nam và theo phán quyết của Toà Trọng tài, thì Vĩnh Hưng không phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
RFI dẫn tường thuật của Quarzt.com cho biết, bài học đầu tiên trong ngày khai giảng tập trung vào địa chính trị: Chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải.
Các em học sinh phải lặp lại từng chữ với cô giáo họ Đường: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển xung quanh".
Trong dư luận Trung Quốc, một số dân mạng cho rằng "Trung Quốc đã hùng mạnh và phô trương sức mạnh", và "chúng ta có thể xây trường ở đá Chữ Thập và cho học sinh Philippines đến học".
Trái lại, một số khác chỉ trích hành động lợi dụng trẻ con vào mục tiêu chính trị: "Vì sao có nhu cầu xây trường ở nơi đang có tranh chấp chủ quyền? Chính quyền làm chuyện này để phục vụ ai? Tại sao sử dụng trẻ con như một con tốt trên bàn cờ tướng?".
Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc có hành vi sai trái, đồng thời khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Lao Động
Ông Obama hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc Không rõ vô tình hay cố ý mà việc tiếp đón lãnh đạo Mỹ được nước chủ nhà Trung Quốc tổ chức đầy sự cố. Tổng thống Obama xuống sân bay ở Hàng Châu ngày 3-9. Có nhiều sự cố nhưng ông đã tìm cách gạt qua - Ảnh: Reuters Ngày 4-9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc phải trả lời về...