Ông Tập cam kết giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc, phát biểu khi thăm Singapore hôm nay, nói rằng Trung Quốc “không bắt nạt” các nước láng giềng và “cam kết giải quyết hòa bình” tranh chấp ở Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Indiaexpress
“Điều chúng tôi tin là nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ hơn. Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và thương lượng”, Rappler dẫn lời ông Tập nói hôm nay tại Singapore.
Chủ tịch Trung Quốc trấn an dư luận khi cho hay “điểm bắt đầu và mục đích cuối cùng” trong chính sách của nước này ở Biển Đông là duy trì hòa bình và ổn định, môi trường ổn định để phát triển là lợi ích chung của các nước châu Á, theo Strait Times.
“Không có vấn đề gì với tự do hàng hải hay các chuyến bay qua đất liền, trong tương lai cũng không”, ông Tập nói.
Video đang HOT
Ông Tập cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước châu Á là bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, do đó “các nước không thuộc châu lục cần hiểu và tôn trọng, đóng vai trò xây dựng”. Tuyên bố này được đưa ra sau sự kiện tuần trước, Mỹ điều tàu tuần tra vào sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Việc tuần tra của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật quốc tế, và thách thức các tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra.
Trung Quốc từ 2009 công bố đường lưỡi bò phi lý, bao phủ hầu hết Biển Đông, chồng lấn vào vùng biển của các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines. Hơn một năm nay, Trung Quốc tăng tốc cải tạo và xây dựng các đá ở Trường Sa, khiến nhiều nước lo ngại Bắc Kinh củng cố các cơ sở quân sự ở đây. Ông Tập vừa kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, cùng các lãnh đạo Hà Nội nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên Biển Đông, không làm phức tạp tình hình.
Khánh Lynh
Theo VNE
Bất chấp dư luận, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo ở Biển Đông
Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông bất chấp Tổng thống Mỹ Barack Obama nói gì đi nữa.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hiện trạng của đường băng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh: Reuters
Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc và nhà quan sát Mỹ đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ tuần qua và hội đàm với Tổng thống Obama, South China Morning Post ngày 28.9 đưa tin.
Tổng thống Obama đã rất thẳng thắn khi đề cập đến những tranh chấp ở châu Á - Thái Bình Dương cùng những quan ngại của Nhà Trắng đối với hoạt động quân sự hóa ở các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ nói Washington không hài lòng với việc cải tạo đất và quân sự hóa vùng biển vì nó "gây khó khăn cho các nước trong khu vực giải quyết những bất đồng một cách hòa bình".
Những phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng đều bị Chủ trịch Trung Quốc Tập phủ nhận, nói rằng Bắc Kinh xây dựng trên vùng đất của "ông bà, tổ tiên" và không quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Từ những phát biểu theo kiểu "cãi chày cãi cối" này, giới chuyên gia quân sự cho rằng Bắc Kinh tỏ ra không bận tâm đến những phát biểu của người đứng đầu chính phủ Mỹ, thậm chí còn phớt lờ những quan ngại của Washington.
"Trung Quốc cần những đảo nhân tạo và đường băng ở Biển Đông vì đó sẽ là những căn cứ cho hải quân và không quân của nước này ở vùng châu Á - Thái Bình Dương", một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc được South China Morning Posttrích phát biểu. Nguồn tin này khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục công việc và bỏ ngoài tai những cảnh báo, quan ngại của bất kỳ quốc gia nào, cho dù đó là cường quốc thế giới.
Nhà bình luận quân sự ở Hồng Kông, ông Liang Guoliang cho rằng ông Tập kiên quyết giữ lập trường cứng rắn đối với vấn đề ở Biển Đông. Một vài nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông hy vọng rằng Mỹ có đủ tầm ảnh hưởng, gây sức ép và buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ, tuy nhiên thực tế điều này đã không xảy ra.
Bà Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington đưa ra nhận định rằng Trung Quốc đã nhanh chóng thu hẹp phạm vị hoạt động của việc cải tạo đất ở Biển Đông trước chuyến đi của ông Tập đến Mỹ. "Dù vậy, người Trung Quốc vẫn không phản hồi hết tất cả các quan ngại, đề nghị của chính phủ Obama rằng phải ngưng cải tạo, xây dựng và quân sự hóa", bà Glaser bình luận.
"Việc xây dựng sẽ tiếp tục và tôi cho đó là thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến Mỹ rằng những gì Bắc Kinh đang làm là hợp pháp và hợp lý", bà nói tiếp.
Tuần trước, trước thềm cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Trung, hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng đường băng dài 3 km ở Đá Chữ Thập, theo tạp chí quân sự IHS. Trước đó, 2 đương băng khác cũng được Bắc Kinh xây xong ở Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn. Những bãi đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm.
Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Lee Hsiang-chou cho biết, thông tin tình báo nói rằng 5 trong số 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp được chính ông Tập chỉ đạo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tàu hải quân Mỹ đã làm gì khi tuần tra gần Trường Sa? Tàu khu trục Lassen của Hải quân Mỹ đã cố tránh diễn tập quân sự hay có hành động khiêu khích khi tuần tra ở Biển Đông ngày 27.10 qua, xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp. Chỉ huy tàu USS Lassen, Robert C. Francis (trái) nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trên tàu sân bay USS...