Ông Táo theo gia chủ về quê, cá chép ở Sài Gòn ế ẩm
Nhiều người bán cá chép phục vụ cúng tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng chạp lỗ nặng vì giá mua tăng nhưng lượng bán ra giảm mạnh.
Đã quá 12 giờ trưa (25.1) nhưng nhiều người kinh doanh cá chép sống ở các chợ vẫn còn rất nhiều hàng, phải đẩy xe ra đường bán. Trong khi đó ở khu vực Chợ Lớn, những người Hoa bán cá chép đường, bánh tổ cá chép vàng cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Anh Nguyễn Văn Trạng mới bán được phân nửa số hàng đã nhập về và chưa biết giải quyết sao với lượng cá chép tồn đọng. Ảnh CHÍ NHÂN
Kết thúc buổi chợ sáng mà hàng vẫn còn đầy. Ảnh CHÍ NHÂN
Tiểu thương này cho biết sức mua giảm mạnh trong năm nay Ảnh CHÍ NHÂN
Tại chợ Tân Mỹ (Q.7), 12 giờ trưa, gần như không còn khách mua nhưng những người bán cá sống vẫn còn rất nhiều hàng, đặc biệt là cá chép, to nhỏ đủ loại trong các thau lớn với những ống bơm cung cấp oxy cứ như sôi lên. Một vài con khỏe mạnh cứ liên tục nhảy ra khỏi thau. Anh Nguyễn Văn Trạng, một tiểu thương tại chợ tỏ ra mệt mỏi nhặt lại từng con bỏ vào thau thở dài, “Tôi lấy 200 kg cá chép, bán từ ngày 21 đến nay mới được hơn 100 kg. Năm nay giá mua cao hơn năm ngoái 30 – 40 ngàn đồng tùy cỡ lớn nhỏ. Năm ngoái có 70 – 80 ngàn đồng/kg thì năm nay đến 120 – 130 ngàn đồng/kg. Vậy mà bán ra yếu quá, giảm đến hơn 50% so với năm trước. Đợt này lỗ nặng rồi”.
Theo anh Trạng, nguyên nhân buôn bán ế ẩm là do người dân về quê nhiều quá nên sức mua giảm mạnh. Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, năm nay anh chủ động giảm lượng hàng nhập vào nhưng vẫn không ngờ sức mua giảm mạnh đến vậy. Một người bán cá gần đó cho biết thêm, thường thì buổi chiều bán rất ít vì đa số tranh thủ mua cúng trong buổi sáng. Thường thì với dân buôn bán cá, mỗi đợt cúng ông Táo giống như cơ hội kiếm tiền mua sắm tết cho gia đình con cái, vậy mà năm nay coi như mất luôn cái tết.
Nhiều khu chợ ở khu vực trung tâm thành phố cũng ế ẩm Ảnh CHÍ NHÂN
Một khách hàng hiếm hoi của buổi chợ trưa .Ảnh CHÍ NHÂN
Mang cá chép xuống đường để giải quyết hàng tồn .Ảnh CHÍ NHÂN
Trong khi đó ở khu vực có đông người Hoa sinh sống, người dân ít sử dụng cá chép sống mà thay vào đó là cá chép đường, bánh tổ cá chép vàng. Dọc các con đường xung quanh chợ Thiếc (Q.11) các quầy bán cá chép này đỏ rực trông rất bắt mắt nhưng đến đầu giờ chiều mà vẫn còn đầy ắp hàng hóa. Người bán phần lớn nhìn nhau ngao ngán. Chị Yến Bình bán hàng ở góc đường Trần Quý cho biết, sáng giờ bán chậm quá dù giá cả vẫn không tăng.
Bánh tổ cá chép có giá từ 100.000 – 200.000 đồng/hộp. Ảnh CHÍ NHÂN
Cá chép đường có giá từ 20.000 – 35.000 đồng/con . Ảnh CHÍ NHÂN
Buôn bán ế ẩm . Ảnh CHÍ NHÂN
Phận đời lênh đênh trong căn nhà vé số ở Sài Gòn: Người mất vì Covid-19, người mòn mỏi đợi chuyến xe cuối cùng để về quê
3 tháng thất nghiệp để thực hiện giãn cách xã hội, 12 con người trong căn nhà vé số đã trải qua chuỗi ngày kinh khủng nhất.
Có người may mắn đón được xe về quê, có người tiếp tục nuôi hi vọng ở tấm vé đổi đời. Và cũng có người đã mãi mãi nằm lại cùng Sài Gòn, vì Covid-19...
Khác với giấc mơ "đổi đời" từ những tấm vé số của người mua, người bán vé số ở Sài Gòn chỉ mong kiếm được chút tiền lời để đắp đổi qua ngày. Nhưng rồi dịch Covid-19 bùng phát, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, tạm ngưng hoạt động bán vé số từ ngày 9/7 khiến nhiều người rơi vào cảnh khốn cùng, mất đi nguồn thu nhập. Thậm chí, có người đã ra đi...
Những tấm vé số với giấc mơ "đổi đời" ở Sài Gòn
Căn nhà cô quạnh
Nằm sâu trong con hẻm 406 (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3), căn trọ nhỏ là nơi sinh sống của 12 người bán vé số. Đặc điểm chung của họ đều đến từ Phú Yên, hầu hết là người già hoặc khuyết tật. Vì cuộc sống mưu sinh, họ chấp nhận rời vùng quê yên bình để vào Sài Gòn, lăn lộn cùng những tấm giấy lộn đủ màu sắc với giấc mơ "đổi đời".
Suốt 3 tháng qua, cô Lan cùng những người mắc kẹt lại Sài Gòn trong căn nhà vé số chỉ biết sống tằn tiện dựa vào tình thương của người khác
Ngày thành phố giãn cách, cô Lê Thị Lan (59 tuổi) quay trở về nhà với 7 tờ vé trúng thưởng (mỗi tờ 100 ngàn), cô tự nhủ 15 ngày nữa, cô sẽ ra đại lý đổi số, rồi quay lại công việc thường nhật. Nhưng mà hết 15 ngày này đến 15 ngày khác, ngót nghét đã 3 tháng trôi qua, cô vẫn phải chờ đợi.
20 năm bám trụ ở Sài Gòn, chưa bao giờ cô Lan lại cảm thấy sợ hãi đến vậy. Trong số 12 người cùng đi bán vé số, 8 người may mắn được hỗ trợ về quê, 4 người kẹt lại thì không may nhiễm Covid-19. Đau xót hơn, chú Nghi đã tạm dừng hành trình "đổi đời" của mình ở tuổi 57.
Đưa tay quệt nước mắt, cô Lan chua xót nói: "Cô bị kẹt lại từ tháng 7 đến giờ, sợ lắm, ở trong nhà miết có dám đi ra ngoài đâu. Nhưng rồi cả 4 người đều nhiễm, ông Nghi ổng nặng nhất, đi bệnh viện có mấy hôm rồi mất...".
Chuỗi ngày mắc Covid-19, 3 người trong căn nhà vé số đánh cược tất cả những gì còn lại của mình với tử thần. Không tiền bạc, không dụng cụ y tế, căn hẻm thì bịt bùng rào chắn, bệnh tật và đói khát cùng lúc ập đến khiến tất cả đều chết lặng.
"Gần 60 năm cô sống ở đời, chưa bao giờ nó lại khủng khiếp đến thế. Hồi xưa giặc đến mình còn biết đường mà chạy, đằng này chả biết chạy đi đâu, 3 người 3 góc, động viên nhau ăn cơm với mắm để khỏi lả đi mà chết", cô Lan bật khóc.
Căn nhà trọ vốn dĩ là nơi sinh hoạt của cả 12 người, nay chỉ còn cô Lan và chú Hương...
Ngồi cách cô Lan vài bước chân, chú Nguyễn Thanh Hương (66 tuổi) tựa đầu vào tường, thất thần. Sự ra đi của người bạn già bán vé số khiến chú Hương rùng mình: "Năm ngoái còn vượt qua được, năm nay sao mà khủng khiếp quá. Đầu óc cứ suy nghĩ, nhiều đêm trằn trọc không sao ngủ được".
"Cô sống sót là mừng rồi, tưởng đâu chết hết rồi chớ, con cái nó nghe tin nhiễm điện vô khóc quá trời. Từ ngày ổng mất (chồng cô Lan), cô đi bán vé số để phụ con nuôi cháu ăn học.
Làm mấy chục năm mà nghỉ mới có mấy tháng mà đói, nói ra chua xót thiệt vì bán ngày nào xoay xở ngày đó, có dư dả gì đâu", cô Lan trầm ngâm.
Bị khuyết tật từ năm 12 tuổi, chú Hương sống ngày tháng chật vật dựa vào những tấm vé số
"Cô chú chỉ muốn về quê..."
11h trưa, cô Lan bắc nồi cơm rồi nhìn về phía chú Hương, giọng buồn bã.
3 tháng nghỉ bán vé số, bữa trưa của mọi người chỉ còn lại cơm trắng và vài quả trứng dằm nước mắm. Cũng nhờ tiền trợ cấp của Nhà nước, những người còn lại trong nhà vé số mới trụ được đến bây giờ.
Bữa cơm mắm của 2 mảnh đời bị kẹt lại ở Sài Gòn
"Cô chú sống nhờ vé số nhưng không có năm nào như năm nay. Năm ngoái cũng dịch mà nó hết, nên sau khi đăng ký về quê không được, cô ở lại chờ đợi, ngờ đâu nó dính luôn, mất hồn. Giờ cô chỉ mong có xe để về quê, về nghỉ ngơi đã chứ không dám trông đợi gì nữa. Nằm riết ở nhà có biết làm gì đâu...", cô Lan tâm sự.
Trước đây, mỗi ngày với 200 - 300 tờ vé số, sau khi trừ hết các chi phí sinh hoạt, ai tằn tiện thì cũng dư được vài triệu để gửi về quê. Tuy không nhiều nhưng việc làm đều đặn, giờ dịch Covid bùng phát, cần câu cơm đã mất, họ chẳng biết trông chờ vào đâu...
Cô Lan nghĩ về những ngày phía trước, mờ mịt và mông lung
"Nghe nói sắp tới phát hành vé số trở lại", giọng cô Lan hi vọng. Được một lúc, người phụ nữ lớn tuổi lại thở dài, hướng mắt về phía chú Hương, bỏ ngỏ: "Mà biết có đi bán được không?".
Trong khi đó, chú Hương ngả đầu vào tường, nghĩ ngợi. Năm ngoái, chú Hương cũng ở lại Sài Gòn, nhưng năm nay, sao mà mông lung quá...
Hơn 100 ký gạo được 12 người nhà vé số chia lại của mọi người để ăn dần, tuy nhiên dịch bệnh ập đến, 8 người đã về quê, 1 người mất vì Covid, căn trọ chỉ còn lại 3 người
Chú Hương chỉ mong được hỗ trợ để trở về quê nhà
"Không đi làm thì không có tiền, mà đi thì lo lắm, chú cứ nghĩ đến ổng (chú Nghi) rồi thấy người ta chết, quá sợ hãi. Chú cũng nghe vé số sẽ phát hành lại nhưng mà nay không bán được thì sau này bán, chú chỉ muốn về quê", chú Hương nói.
Trong căn trọ ọp ẹp, 2 người lặng lẽ nhìn nhau, thở dài. Những ngày sắp tới, họ không biết sẽ bám trụ ra sao khi tiền đã hết, cơm ngày ba bữa cũng chẳng đủ no...
Hi vọng và chờ mong điều bình an nhất sẽ đến để những phận đời nghèo khó bớt nỗi nhọc nhằn, ưu tư...
Clip: Những phận đời lênh đênh trong căn nhà vé số ở Sài Gòn
Ngày trở về của những người tha phương Covid-19 khiến Trường không thể bán vé số ở TP HCM, anh quyết định đi xe lăn về quê sau hai tháng "cố thủ" trong phòng trọ. Những ngày đầu tháng 5, Sài Gòn nóng dần lên, trên mặt báo, tivi, ra rả tin tức về đợt dịch mới sau lễ 30/4 và 1/5. Cả thành phố mới ghi nhận một ca dương...