Ông Shinzo Abe bị bắn gục, loạt nguyên thủ quốc gia lên tiếng, ông Trump tuyên bố gây sững sờ
Sau khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn, nhiều nhân vật cấp cao các nước như ông Trump, ông Antony Bloinken, ông Anthony Albanese… đã lên tiếng.
Sáng 8/7, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn gục khi đang trong buổi diễn thuyết tại thành phố Nara (miền Tây Nhật Bản). Sự việc này khiến dư luận thế giới vô cùng bàng hoàng. Đến thời điểm hiện tại tình trạng của ông Abe vẫn chưa được tiết lộ cụ thể.
Sau khi nhận tin, hàng loạt chính trị gia, nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã lần lượt lên tiếng bày tỏ sự đau lòng, đồng thời cầu nguyện cho ông Shinzo Abe. Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Mỹ ở Nhật Bản là Rahm Emanuel sốc và buồn trước thông tin mình biết được. Ông cho biết người dân, chính phủ Mỹ đang cầu nguyện bình yên cho ông Abe cùng gia đình, người dân Nhật Bản.
Trong khi đó, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Đây là một khoảnh khắc rất buồn và chúng tôi đang chờ đợi tin tức từ Nhật”.
Chia sẻ lên Truth Social, Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trải lòng rằng ông Abe thực sự là người bạn của mình và nước Mỹ. Ông Trump chia sẻ: “Đây là một cú tát đối với những người dân Nhật tuyệt vời – những người đã yêu mến và ngưỡng mộ ông Abe. Tất cả chúng tôi đang cầu nguyện cho ông Abe và gia đình ông ấy”.
Anthony Albanese – Cựu Thủ tướng Úc khẳng định ông Shinzo Abe là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng bậc nhất thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Bản thân ông Anthony Albanese cũng đang cầu nguyện cho đối phương và người dân Nhật Bản.
Trước sự việc xảy ra, Cựu Thủ tướng Úc không giấu được xúc động khi viết lên Facebook cá nhân: “Tôi vô cùng đau buồn khi nghe thông tin về vụ tấn công được cho là nhằm vào cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Thủ tướng Abe là một người bạn tuyệt vời và thông thái của Úc và là một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu quan trọng nhất của thời kỳ hậu chiến (chiến tranh lạnh)”.
Lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) – Thái Văn Anh sốc và buồn bã khi hay tin. Bà thay mặt người dân Đài Loan lên án gay gắt hành vi bạo lực và bất hợp pháp này. Với riêng bà Thái Văn Anh, Cựu Thủ tướng Shinzo Abe là một người bạn tốt, đồng minh trung thành ủng hộ Đài Loan trong nhiều năm qua. Quan hệ giữa Đài Loan – Nhật Bản tốt đẹp như hiện tại cũng nhờ có sự vun đắp của ông Abe. Bà Thái Văn Anh mong rằng sẽ sớm nhận được tin tốt từ người bạn của mình.
Lời khai chấn động làm đảo lộn cuộc điều tra về ông Trump
Ông Trump đối mặt nguy cơ bị cấm tái tranh cử tổng thống năm 2024 sau lời khai bất lợi của Cassidy Hutchinson, người làm việc tại Nhà Trắng trong ngày bạo loạn xảy ra.
Lời khai chấn động hôm 28/6 của Cassidy Hutchinson, người từng là trợ lý của Mark Meadows khi ông này là chánh văn phòng Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận vào cuộc điều trần do Ủy ban điều tra của Hạ viện Mỹ tổ chức liên quan vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội hôm 6/1/2021.
Những gì mà Hutchinson tiết lộ khiến nhiều người bị sốc và chắc chắn sẽ gây tác động cho cựu Tổng thống Trump, theo New York Times.
Bằng chứng lần đầu xuất hiện
Trước buổi điều trần, các thành viên ủy ban điều tra nói họ sẽ không đóng vai công tố viên. Tuy vậy, ủy ban điều tra liên tục viện dẫn luật hình sự trong suốt các phiên điều trần, cũng như trong buổi làm việc với Hutchinson.
Cựu trợ lý kể lại về một cuộc trao đổi với Pat Cipollone, cố vấn Nhà Trắng. Khi đó, ông Cipollone cảnh báo Hutchinson phải bảo đảm không để cựu Tổng thống Trump đi tới Điện Capitol, để tránh "đối mặt những cáo buộc hình sự không thể tưởng tượng được".
Các thành viên ủy ban điều tra khéo léo tung ra các sự kiện làm nền tảng cho mỗi buổi điều trần. Ví dụ, các sự kiện đã cho thấy cựu Tổng thống Trump nhiều lần được thông báo rằng ông đã thua trong cuộc bầu cử. Ông Trump cũng được cảnh báo việc công kích kết quả bầu cử là điều trái pháp luật, nhưng vẫn cố tình hành động.
Thực tế, các buổi điều trần trước đó tập trung chủ yếu và nhằm củng cố hai cáo buộc tiềm tàng nhất là xúi giục gian lận bầu cử ở tiểu bang Georgia và âm mưu làm giả chứng nhận bầu cử. Nhưng sau phiên điều trần cuối cùng của Hutchinson, cựu Tổng thống Trump đối mặt cáo buộc khác nghiêm trọng hơn, đó là nổi loạn.
Trước phiên điều trần của Hutchinson, công chúng đã biết ông Trump từ chối hành động để giúp giải tán đám đông trong suốt hơn 3 giờ đồng hồ. Với lời khai của cựu trợ lý Nhà Trắng, ủy ban điều trần nắm được chứng cứ cho thấy cựu Tổng thống Trump kích động những người biểu tình tấn công cấp phó Mike Pence.
Cassidy Hutchinson tham gia buổi điều trần hôm 28/6. Ảnh: Getty.
Hutchinson cũng tiết lộ thông tin mới về nhiều đe dọa bạo lực trong thời gian trước ngày 6/1/2021. Cơ quan Mật vụ Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ này, thông tin cũng được thảo luận trong Nhà Trắng.
Hutchinson khai cô đã chứng kiến các quan chức Nhà Trắng thảo luận với nhau, cựu Tổng thống Trump nói rằng ông không "quan tâm việc người biểu tình mang theo vũ khí", bởi họ không có ý định làm hại ông.
"Hãy mang những chiếc máy rà kim loại chết tiệt ấy đi. Hãy để người của tôi vào. Họ có thể tuần hành tới Điện Capitol từ đây", ông Trump nói với cấp dưới, yêu cầu không kiểm tra vũ khí của những người tụ tập gần Nhà Trắng.
Cựu trợ lý cũng xác thực các thông tin về sự giận dữ của ông Trump đối với cựu Phó tổng thống Pence trong suốt cuộc bạo loạn. Hutchinson nói hai ông Cipollone và Meadows đã thảo luận về sự an nguy của cựu Phó tổng thống Pence.
"Mark, chúng ta cần làm gì đó, họ thực sự đang muốn tấn công phó tổng thống. Điều này thật điên rồ", Hutchinson thuật lại những gì ông Cipollone nói với cựu chánh văn phòng Nhà Trắng.
Hiện chưa có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh rằng ông Trump đồng lõa với người biểu tình trong vụ tấn công Điện Capitol hay đe dọa các nghị sĩ lưỡng viện ngày 6/1/2021.
Tuy nhiên, lời khai mới của Hutchinson mở ra khả năng về một tội danh khác mà cựu tổng thống có thể phải đối mặt, đó là cản trở hoạt động của Quốc hội Mỹ, mà rõ nhất là vai trò của ông Trump trong vụ bạo loạn.
Rào cản cho tham vọng tái tranh cử của ông Trump
Các bằng chứng thu được đến nay, gồm cả lời khai của Hutchinson, nhiều khả năng một lần nữa tạo ra rào cản pháp lý cho tham vọng quay lại chính trường của ông Trump, khi cựu tổng thống có nguy cơ bị cấm giữ các chức vụ của chính quyền liên bang.
Điều khoản cấm giữ chức vụ được quy định tại Tu chính án thứ 14, áp dụng với những người tuyên thệ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp mà sau đó "tham gia bạo loạn hoặc nổi loạn" chống lại nước Mỹ.
Tu chính án thứ 14 có thể được kích hoạt chống lại ông Trump đơn giản bằng cách cử tri nộp đơn khiếu nại lên quan chức phụ trách bầu cử các tiểu bang nơi ông Trump tham gia tranh cử, nếu như trước đó ông Trump đã bị kết tội.
Trước đó, hai nghị sĩ Cộng hòa Marjorie Taylor Green của bang Georgia và Madison Cawthorn của bang North Carolina đã đối mặt với khiếu nại như vậy, nhưng cuối cùng đều được phép tiếp tục tham gia ứng cử.
Tuy nhiên, vụ việc của hai nghị sĩ Green và Cawthorn đã mở ra tiền lệ, trường hợp ông Trump đối mặt khiếu nại tương tự, vụ việc của ông sẽ phụ thuộc vào ý chí của quan chức phụ trách bầu cử tiểu bang cũng như tòa án xử lý khiếu nại.
Hơn nữa, vụ việc của hai nghị sĩ Green và Cawthorn không có nhiều bằng chứng như những gì đang diễn ra với cựu Tổng thống Trump.
Ông Trump phát biểu trước người biểu tình hôm 6/1/2021. Ảnh: AP.
Nỗ lực ngăn ông Trump tái tranh cử sẽ có cơ sở mạnh mẽ nếu Ủy ban điều tra kết luận chính thức trong báo cáo cuối cùng rằng ông Trump có hành vi "nổi loạn". Và tình thế của cựu tổng thống sẽ càng bi đát hơn nếu báo cáo của Ủy ban điều tra được Hạ viện bỏ phiếu thông qua.
Các học giả pháp lý hiện vẫn còn tranh cãi về cách thức Tu chính án 14 được áp dụng. Một số cho rằng quy định tước quyền nắm giữ chức vụ chỉ có thể được kích hoạt sau khi có quyết định của Quốc hội Mỹ, trong khi một số khác cho rằng không cần có quyết định như vậy.
Nhiều khả năng cách thức Tu chính án 14 được kích hoạt sẽ tùy thuộc vào các tòa án.
Mỗi buổi điều trần vừa qua đều mang lại những bất ngờ. Buổi điều trần hôm 23/6 kết thúc với tiết lộ việc 6 thành viên của Quốc hội xin lệnh ân xá từ tổng thống.
Đến hôm 28/6, Hạ nghị sĩ Liz Cheney công bố ảnh chụp các tin nhắn được cho là từ người ủng hộ ông Trump gửi tới các nhân chứng tham gia cuộc điều trần, nói rằng cựu tổng thống đang theo dõi và biết các nhân chứng có trung thành với ông hay không.
Điều này cho thấy có khả năng các nhân chứng tham gia điều trần cung cấp lời khai giả, dẫn tới tội danh "cản trở công lý".
Điều bất ngờ nhất có lẽ là tác động từ cuộc điều trần. Theo một cuộc thăm dò, 75% cử tri được hỏi trả lời họ có biết về quá trình điều tra, và 60% nói họ ủng hộ Quốc hội Mỹ điều tra vụ bạo loạn, trong đó có 30% cử tri Cộng hòa.
Trong một thăm dò khác, 58% người Mỹ tin rằng cựu Tổng thống Trump cần bị truy cứu trách nhiệm với những hành vi của ông trước và trong ngày 6/1/2021, tăng 6 điểm so với trước khi cuộc điều trần bắt đầu. Thậm chí, 20% cử tri Cộng hòa ủng hộ truy cứu trách nhiệm ông Trump.
Sự khởi đầu mới Kết thúc cuộc hội đàm tại Paris (Pháp), Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron tái khẳng định cam kết xây dựng một quan hệ song phương gần gũi hơn và mạnh mẽ hơn dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) đón Thủ tướng Australia Anthony Albanese tới...