Ông Putin vạch yêu cầu an ninh với phương Tây trước nguy cơ “thảm kịch”
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cảnh báo phương Tây về những động thái có thể dẫn đến “thảm kịch”, trong khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất yêu cầu đảm bảo an ninh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik).
Trao đổi với RIA Novosti hôm 10/2, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc ở Geneva Gennady Gatilov đã đề cập tới sự bế tắc giữa Nga, Mỹ và một số đối tác của hai nước ở châu Âu.
“Mối lo ngại thực sự của chúng tôi là Mỹ và các đồng minh của họ đang làm nghiêm trọng thêm tình hình đến mức có thể biến thành một thảm kịch thực sự”, Đại sứ Gatilov cảnh báo.
Tuy nhiên, Đại sứ Gatilov vẫn hy vọng Washington và các đối tác chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc xung đột toàn diện với Nga.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và phương Tây. Tổng thống Putin tuyên bố chính phủ của ông vẫn đang “nỗ lực bền bỉ” để “đảm bảo sự ổn định chiến lược và đối phó với các mối đe dọa và thách thức đang nổi lên”.
Theo Tổng thống Putin, trong bối cảnh ngoại giao toàn cầu ngày càng “hỗn loạn và căng thẳng”, Nga cần nhận được sự đảm bảo an ninh từ khối NATO do Mỹ đứng đầu.
“Điều này bao gồm nỗ lực của chúng tôi để nhận được sự đảm bảo an ninh toàn diện, mang tính ràng buộc về mặt pháp lý từ Mỹ và các đồng minh NATO”, ông Putin cho biết.
Phát biểu của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh tình hình biên giới Nga – Ukraine nóng lên trong những tháng gần đây, khi giới chức phương Tây cảnh báo các lực lượng vũ trang của Nga có thể động binh với nước láng giềng. Trong bối cảnh căng thẳng, một số nước thành viên NATO đã cam kết tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực.
Vào cuối tháng 1, khối quân sự do Mỹ đứng đầu thông báo các thành viên NATO đang “đặt các lực lượng trong trạng thái chờ và sẵn sàng triển khai thêm tàu và máy bay chiến đấu đến các lực lượng của NATO ở Đông Âu, củng cố khả năng răn đe và phòng thủ của NATO khi Nga tiếp tục hiện diện quân sự” xung quanh Ukraine.
Tuy nhiên, Nga nhiều lần tuyên bố không có bất kỳ kế hoạch hành động quân sự nào với Ukraine. Nga đang điều hàng nghìn binh sĩ và khí tài quân sự tham gia cuộc tập trận kéo dài 10 ngày với Belarus, nước láng giềng với Ukraine.
Nhà Trắng cảnh báo các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn của Nga ở Belarus đang làm gia tăng căng thẳng với Ukraine. Tuy nhiên, Điện Kremlin khẳng định việc triển khai lực lượng của Nga ở Belarus là có thời hạn và việc rút quân luôn nằm trong kế hoạch.
Moscow tháng trước thông báo, hải quân Nga sẽ tiến hành một đợt diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của tất cả các hạm đội trong tháng 1 và tháng 2 ở khu vực từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương.
Ukraine đã chỉ trích các cuộc tập trận của hải quân Nga vì cho rằng các hoạt động này khiến việc đi lại ở Biển Đen và Biển Azov “gần như đóng băng”. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov kêu gọi cộng đồng quốc tế có biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm việc áp dụng các biện pháp hạn chế cảng đối với tàu Nga.
Lý do Tổng thống Pháp tích cực giúp hạ nhiệt căng thẳng Nga-phương Tây
Tổng thống Pháp E. Macron đang tìm cách khuyến khích Nga đưa ra quyết định lịch sử. Theo ông Macron, không thể xây dựng hòa bình ở châu Âu mà không đối thoại với Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã tiến hành một loạt cuộc hội đàm với những người đồng cấp Mỹ, Nga và Ukraine, những người theo cách này hay cách khác tham gia vào các cuộc đàm phán do Nga khởi xướng về một kiến trúc an ninh toàn cầu mới.
Tổng thống Nga và Pháp gặp nhau tại Moskva ngày 6/2/2022. Ảnh: AFP
Theo tờ nhật báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), Pháp đang đứng trước một chiến dịch bầu cử với cuộc bầu cử tổng thống được ấn định vào tháng 4 tới. Một thông báo chính thức về việc tổng thống đương nhiệm tham gia tranh cử đang rất được mong đợi, vì vậy ông Macron tìm cách bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình với một động thái ấn tượng.
Nhà nghiên cứu hàng đầu thuộc Khoa Nghiên cứu Chính trị và Xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga về Châu Âu Sergey Fedorov nhận định, ông Macron đang tự định vị mình là một tổng thống mạnh mẽ, người tìm cách nâng cao tầm ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế.
Các vấn đề chung của châu Âu sẽ là lĩnh vực mà Tổng thống Macron có thể chứng tỏ sức mạnh và ảnh hưởng của Pháp. Nếu ông Macron thành công trong việc chứng tỏ mình là một nhà môi giới hòa bình ở một mức độ nào đó, đây sẽ là một khởi đầu tốt cho chiến dịch tái tranh cử của ông.
Về phần mình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Xung đột Kiev Mikhail Pogrebinsky cho rằng, trên thực tế, ông Macron là chính trị gia châu Âu lớn duy nhất nói rõ rằng cuộc khủng hoảng hiện nay có liên quan, trước hết và quan trọng nhất, đến việc Moskva yêu cầu phải xem xét lại hệ thống an ninh toàn cầu bất cập hiện có.
"Vấn đề Donbass và nhu cầu giải quyết xung đột Ukraine vẫn là một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của Tổng thống Pháp", Giám đốc Viện Sáng kiến Gìn giữ Hòa bình và Xung đột Denis Denisov lưu ý.
Phương Tây sốt vó vì hiện tượng sùng bái Putin: Fan khắp nơi, lộ ra toàn nhân vật máu mặt Theo Financial Times, thành viên trong "Fan Club" của TT Putin đều là các nhà lãnh đạo trên thế giới và các nhân vật chính trị có tầm ảnh hưởng lớn. Tờ Financial Times (Anh) đăng bài viết của nhà bình luận Gideon Rachman nói về hiện tượng "sùng bái Tổng thống Nga Putin" trong cộng đồng các nhà lãnh đạo và chính...