Ông Putin tuyên bố “đã thấy hậu quả bi thảm của cách mạng màu”
Biến động chính trị diễn ra ở một số nước gần đây là một bài học và lời cảnh báo cho Moscow. Do vậy, chính quyền Nga sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn những cuộc cách mạng màu, tổng thống Vladimir Putin thông báo ngày 20.11.
Tổng thống Nga Putin
“Chúng tôi đã thấy những hậu quả bi thảm của cái gọi là cuộc cách mạng màu và thử thách sống còn của các dân tộc nơi cách mạng màu đi qua. Họ (nhân dân nơi các cuộc cách mạng màu đi qua) bị các thế lực đen tối thí nghiệm các hình mẫu chính trị điên rồ và thậm chí đôi khi công khai can thiệp vào cuộc sống của họ”, Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.
“Đây là một bài học và là lời cảnh báo cho chúng ta và chúng ta sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn một cuộc cách mạng màu có thể xảy ra ở Nga”, tổng thống Putin khẳng định thêm.
Cách mạng màu là một làn sóng chính trị nổ ra ở một số nước Đông Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Các cuộc cách mạng màu thường dẫn đến kết quả bi thảm cho đất nước xảy ra cuộc cách mạng trên.
Video đang HOT
Năm 2011 nổ ra mùa xuân Ả Rập ở Lybia, Tunisia, và Ai cập. Kết quả các chính quyền ở các nước trên bị lật đổ sau nhiều năm cầm quyền. Báo Nga phân tích: sau khi lật đổ thành công các nhà độc tài thì các nước Ả Rập không hề có được một nền dân chủ tiến bộ. Thay vào đó, Lybia rơi vào vòng xoáy bạo lực giữa các phe phái bộ lạc tranh giành ảnh hưởng với nhau. Ai cập trở thành một chính phủ quân sự và các cuộc đàn áp đẫm máu của nhà cầm quyền quân sự với lực lượng Anh em hồi giáo đối lập.
Cũng trong năm 2011 cách mạng màu lan tới Syria châm ngòi cho một cuộc nội chiến đẫm máu giữa chính quyền của ông Bashar al-Assad và phe đối lập. Cuộc nội chiến cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn dân thường cũng như hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn. Syria trở thành điểm đến của các chiến binh cực đoan trên toàn thế giới những kẻ mà sau này tập hợp dưới ngọn cờ của tổ chức khủng bố IS mà cả thế giới đang phải phối hợp với nhau chống lại.
Theo Một Thế Giới
Hồng Kông: Người biểu tình đeo kính bảo hộ, đề phòng cảnh sát xịt hơi cay
Hôm nay (13.10), cảnh sát Hồng Kông bắt đầu loại bỏ một số rào chắn từ khu vực biểu tình trong thành phố, song lại nói rằng, người biểu tình có thể tiếp tục ở lại các đường phố mà họ đã chiếm đóng trong 2 tuần qua.
Cảnh sát Hồng Kông bắt đầu loại bỏ một số rào chắn từ khu vực biểu tình trong thành phố sáng 13.10.
"Có hàng trăm cảnh sát trên đường phố và họ bắt đầu dỡ bỏ một số rào chắn. Chúng tôi không thấy bất kỳ sự đối đầu trực tiếp nào", Ivan Watson của CNN cho biết. Phóng viên này lưu ý thêm, vào sáng nay, trên đường phố không có nhiều người biểu tình tụ tập.
Một số người biểu tình ở quận trung tâm Admiralty sáng nay đã đeo khẩu trang và kính bảo hộ để chuẩn bị cho khả năng cảnh sát có thể sử dụng hơi caykhống chế họ.
Cũng trong sáng nay, cảnh sát đã ra tuyên bố rằng, các nhân viên thực thi pháp luật bắt đầu loại bỏ các chướng ngại vật khỏi khu vực biểu tình trong quận trung tâm Admiralty và Mongkok với mục đích lưu thông đi lại, không phải để " xóa hiện trường".
Đây là tuần thứ ba người biểu tình ở Hồng Kông tập trung trên đường phố để yêu cầu Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức và mong muốn chính phủ Bắc Kinh cho phép họ tự lựa chọn lãnh đạo của mình trong cuộc bầu cử vào năm 2017.
Số lượng người tham gia biểu tình cuối tuần qua đã giảm đi, nhưng bắt đầu gia tăng trở lại trong tuần này khi người biểu tình kêu gọi tái tập hợp sau khi chính quyền hủy bỏ cuộc đàm phán với thủ lĩnh sinh viên vào hôm 10.10.
Một số người biểu tình trang bị kính bảo hộ, đeo khẩu trang, đề phòng nguy cơ bị cảnh sát khống chế.
Cơ hội bằng 0
Cuối tuần qua, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh lần đầu tiên đến khu vực biểu tình và nói trên đài phát sóng truyền hình miễn phí TVB rằng, các cuộc biểu tình không phải 1 cuộc "cách mạng "mà là một phong trào quần chúng vượt ngoài tầm kiểm soát".
Ông Lương cho hay, các thủ lĩnh sinh viên "có cơ hội gần như bằng 0" trong việc thôi thúc chính phủ Bắc Kinh thay đổi lập trường về việc lựa chọn nhà lãnh đạo cho Hồng Kông. Ông Lương cũng nhấn mạnh, ông sẽ không đáp ứng yêu cầu của người biểu tình bởi việc ông từ chức "không giải quyết được vấn đề gì".
Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông lý giải: "Đó là vì các sinh viên và những người biểu tình chiếm đóng khác đòi hỏi nhiều hơn thế. Họ muốn Ủy ban Thường vụ thu hồi quyết định hôm 31.8. Điều này là không thể".
Theo LDO