Ông Putin từng đề xuất phòng thủ tên lửa chung, NATO lúng túng
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo, tình hình trên biên giới giữa Nga và các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã trở nên tồi tệ và có thể leo thang. Theo chuyên gia phân tích an ninh Igor Nikolaychuk, những nỗ lực của NATO trên biên giới phía tây Nga là một phần trong nỗ lực để biện minh cho sự tồn tại của liên minh quân sự này.
Ảnh: Newsweek
Ngoài ra, chính trị gia này cũng trả lời câu hỏi, nước nào mới là mối đe dọa hạt nhân đối với Nga.
Ông Grigory Yavlinsky cho rằng, trước đó phần lớn các quốc gia đều rất quan ngại về an ninh hạt nhân, và theo đó các hiệp ước khác nhau để phòng ngừa xung đột đã được ký kết. Tất cả đều hiểu rõ ràng, trong tình huống xảy ra khủng hoảng, Moscow sẽ tấn công tên lửa đạn đạo vào Washington, còn Mỹ sẽ đáp trả bằng cách tấn công lại Nga. Các hậu quả thì chúng ta cũng đều nhận ra rõ.
Hiện nay, tình hình đã thay đổi, Grigory Yavlinsky cho biết. Các thỏa thuận đang mất đi hiệu lực, chẳng còn ai làm gì để ngăn ngừa xung đột. Hiện tại, đang tồn tại biết bao nhiêu bất đồng được tích tụ, nên việc ký kết các thỏa thuận mới càng trở nên khó khăn hơn. Mặc cho lâu nay người ta đang nghĩ tới việc kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận quốc tế START-III, tuy nhiên điều này vẫn không xảy ra.
Hiện Nga và Mỹ từ chối cắt giảm vũ khí – và điều này cực kỳ nguy hiểm. Grigory Yavlinsky cho rằng, việc tồn tại Thỏa thuận cắt giảm tên lửa tần gần, tầm trung và thỏa thuận START-II là rất quan trọng đối với Nga, bởi đây là biện pháp duy nhất để hạn chế khả năng của Mỹ.
Một vấn đề khác đó là chủ đề phòng thủ tên lửa. Chuyên gia Grigory Yavlinsky giải thích, trong năm 1998, ông đã thuyết phục cựu Tổng thống Boris Yeltsin bí mật ủy quyền cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Tổng tham mưu Nga được phép nghiên cứu khả năng thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung với châu Âu và NATO để bảo vệ khỏi tấn công tên lửa của các nước trong “Trục ma quỷ” (khi đó là Iran và Triều Tiên) hoặc của lực lượng khủng bố.
Ý tưởng này đã được tiếp nhận và việc nghiên cứu đã được bắt đầu. Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa này là rất quan trọng. Sự xuất hiện của nó đã đánh dấu sự chuyển hướng địa chính trị của Nga, bởi Moscow đã xuất hiện những đồng minh có chung các lợi ích địa chiến lược.
Năm 2001, Tổng thống Putin đã thảo luận vấn đề này với NATO.
Video đang HOT
“NATO khi đó đã lúng túng sau khi nghe đề nghị này của phía Nga. Họ không biết trả lời thế nào. Và họ cũng không có câu trả lời. Nhìn chung, Tổng thống Putin đã đề xuất nhiều điều như vậy. Còn nếu phương Tây thông minh, họ đã chớp lấy những ý tưởng mang tính phát triển này, còn thế giới sẽ không phải đối diện với các mối nguy hiểm đó”, Yavlinsky cho biết.
Để kết luận, chuyên gia này nhấn mạnh, hiện nay tình hình đang rất nguy hiểm. Trên thế giới có hai cường quốc có khả năng phá hủy cả thế giới là Mỹ và Nga. Tuy nhiên, nước Mỹ không nên dựa vào Tổng thống của mình, tức là tất cả trách nhiệm đều nằm ở Nga.
Việc kiểm soát tất cả các phương tiện tấn công chiến lược đó chính là lợi ích quốc gia của Nga, chính trị gia Yavlinsky khẳng định.
Theo Sơn Nguyễn
Tiền phong
Mâu thuẫn NATO dâng cao, Thổ Nhĩ Kỳ muốn thoát liên minh?
Tổng thống Erdogan nói NATO lên kế hoạch tấn công Ankara, có thể xem xét lại tư cách thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ.
RT dẫn báo Haberturk của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày càng dâng cao sau sự cố lấy ảnh chân dung Tổng thống Erdogan làm bia đỡ đạn, coi như kẻ thù.
Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng ra khỏi NATO?
Tờ Haberturk dẫn lời cố vấn trưởng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - ông Yalcn Topcu cho rằng, nước này nên xem xét lại tư cách thành viên của mình trong liên minh quân sự này.
Ông Yalcn Topcu nhắc tới lực lượng hùng hậu của Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 2 trong khối NATO, chỉ sau Mỹ nhưng hành động của liên minh đối với Ankara là "tàn bạo và không khoan nhượng".
"Sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại trong tổ chức NATO đã trở nên đáng nghi ngại" - ông Topcu nói.
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan cũng không nguôi ngoai khi nhắc tới sự cố mà NATO miêu tả ông là "kẻ thù" trong cuộc tập trận ở Na Uy và cảnh báo NATO đang lên kế hoạch thực hiện cuộc tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ.
"Những gì NATO đã làm là một vụ xì-căng-đan" - Tổng thống Erdogan nói trong một cuộc họp của Đảng Công lý và Phát triển (AKP) ở tỉnh Bayburt hôm Chủ nhật.
"Họ biết rằng họ không thể ngăn bước chúng ta, đó là lý do tại sao họ ghim chúng ta vào bảng mục tiêu. Vấn đề không phải là cá nhân Tổng thống hay đó chỉ là cuộc diễn tập. Chúng ta đang trở thành mục tiêu. Mục tiêu của họ bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ".
Nói tới kịch bản tấn công Thổ Nhĩ Kỳ của NATO, Tổng thống Erdogan cảnh báo, Ankara đủ tiềm lực để chống trả.
"Ngày nay đã có một Thổ Nhĩ Kỳ không thể so sánh với 15 năm trước trong mọi lĩnh vực - từ nền kinh tế đến ngành công nghiệp quốc phòng và từ thương mại sang ngoại giao. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất vũ khí và xe tăng của riêng mình" - ông Erdogan cảnh báo.
Căng thẳng xảy ra sau khi cơ quan tổ chức cuộc diễn tập chung của các quốc gia thành viên NATO được tổ chức tại Na Uy mắc phải sai lầm lớn khi in ảnh chân dung của Tổng thống Recep Tayip Erdogan và nhà sáng lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk xuất hiện trong bảng mục tiêu được chỉ định dành cho "kẻ thù".
Ngay lập tức 40 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được cử tới tham gia cuộc tập trận đã bỏ về.
"Không đời nào lại có một liên minh như vậy" - Tổng thống Erdogan nói.
Sau đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phát đi một tuyên bố trong đó gửi lời xin lỗi tới Tổng thống Erdogan về sự cố trên. Đây là một "hành động của cá nhân" và "không phải ánh quan điểm" của liên minh.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen cũng đã xin lỗi Tổng thống Erdogan vì những chuyện đã xảy ra trong cuộc tập trận. Na Uy cũng đã đuổi việc nhân viên trực tiếp gây ra sự cố trên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không chấp nhận lời xin lỗi này.
"Hôm qua, các bạn đã chứng kiến sự thiếu kiên nhẫn trong các bài tập của NATO ở Na Uy" - ông Erdogan nói trong một sự kiện được chiếu trên truyền hình hôm thứ Bảy. "Có một số sai lầm mà kẻ ngu ngốc không thể phạm phải mà chỉ do những kẻ thô lỗ gây ra mà thôi".
Tổng thống Thổ còn nói thêm, sai lầm đó đã "phản ánh quan điểm méo mó mà chúng tôi đã quan sát thấy ở NATO trong một thời gian dài".
"Chuyện này không thể bị phủ nhận chỉ bằng câu xin lỗi đơn giản" - lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.
Tổng Thư ký NATO xin lỗi Tổng thống Erdogan nhưng bị từ chối.
Những diễn tiến sự việc ngày càng tăng lên với những lời chỉ trích mạnh mẽ cùng với quan điểm từ cố vấn Tổng thống Erdogan khi đề xuất xem lại tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vốn là lực lượng hùng hậu, chỉ mạnh thứ 2 sau Mỹ ở NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều cách để lèo lái mối quan hệ đang chứa nhiều sứt mẻ này kể từ sau vụ đảo chính hụt hồi tháng 7/2016 khiến Thổ Nhĩ Kỳ tiến gần đến Nga hơn.
Theo Ngọc Dương
Báo Đất việt
Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 để trả đũa Mỹ? Là thành viên NATO nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có chủ quyền và độc lập nên có quyền mua những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia. Theo Sputnik, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tuyên bố đàm phán thành công về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Mỹ có...