Ông Putin tự tin ‘EU cần Nga’
Tổng thống Nga Putin nói rằng EU sẽ không thể giữ vị thế và chỗ đứng toàn cầu nếu không có sự giúp sức của Nga.
Tổng thống Nga Putin muốn hợp tác với EU. REUTERS
Nga muốn lại gần EU
Trả lời phỏng vấn nhật báo Kathimerini ( Hy Lạp) ngày 26.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần có sự giúp sức của Nga để có chỗ đứng trên phạm vi toàn cầu.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Vị thế xứng đáng của lục địa già (ý chỉ châu Âu) trong thực tiễn thế giới hiện nay chỉ có thể được đảm bảo bằng sự tổng hòa năng lực của tất cả các quốc gia ở châu Âu, trong đó có Nga”.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ Kathimerini, ông Putin kêu gọi thiết lập liên minh năng lượng giữa Nga và châu Âu, đồng thời hối thúc việc nới lỏng quy định về cấp thị thực cho công dân Nga tới EU.
“Chúng tôi tin rằng không có vấn đề nào trong quan hệ giữa Nga và EU mà chúng ta không thể giải quyết. Để quay về quan hệ đối tác nhiều mặt, chúng ta phải bỏ đi những suy nghĩ sai lầm để một bên đạt được thế thượng phong. Mỗi bên cần nghiêm túc xem xét quan điểm và những mối quan tâm của bên còn lại”, Reuters dẫn lời ông Putin.
Những tuyên bố trên được ông Putin đưa ra ngay trước chuyến thăm Hy Lạp của mình. Theo dự kiến, ông sẽ có hai ngày công du ở Hy Lạp, bàn về nhiều vấn đề kinh tế, thương mại. Điện Kremlin cho biết Hy Lạp và Nga cũng sẽ ký kết một số thỏa thuận song phương.
EU chia rẽ chuyện trừng phạt Nga
Ngày càng nhiều nước EU phản đối lệnh trừng phạt kinh tế với NgaAFP
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 26.5 cho hay EU đang đối diện với các cuộc đàm phán đầy khó khăn liên quan đến việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga.
AFP dẫn lời ông Frank-Walter Steinmeier rằng số lượng các quốc gia thành viên EU phản đối việc gia hạn lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga đang ngày càng tăng. Dù không nêu cụ thể các nước EU phản đối việc tiếp tục trừng phạt, song ông Steinmeier cho biết Ý và Hungary là những nước phản đối việc gia hạn trừng phạt, trong khi Ba Lan và các nước Baltic vẫn muốn tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt này.
Ông Frank-Walter Steinmeier thừa nhận việc tìm kiếm một tiếng nói chung về vấn đề này đang khó khăn hơn rất nhiều so với năm 2015. Tuy nhiên, đại diện về chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini lại cho rằng EU sẽ đạt được sự đồng thuận để tiếp tục trừng phạt Nga, với những cáo buộc liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Vớt vát vô vọng
Năm 2014, Nga tiếp nhận Crimea. Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc và Canada ra tay trừng phạt Nga về kinh tế cũng như cô lập về chính trị.
Lễ hội kỷ niệm 2 năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga. Trên màn hình là Tổng thống Vladimir Putin đang phát biểu chào mừng sự kiện này - Ảnh: Reuters
Sau 2 năm, sự kiện này được hai phía đánh dấu rất khác nhau. Một bên khẳng định tiếp tục trừng phạt Nga, một bên quả quyết những gì diễn ra với Crimea không bao giờ có thể bị đảo ngược. Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Crimea, Moscow tăng cường quân đội tại đây và kết nối bán đảo này với "đất mẹ" bằng những công trình phát triển cơ sở hạ tầng.
Sau 2 năm, chính sách của Mỹ và đồng minh gây nhiều khó khăn cho Nga nhưng về cơ bản không giúp họ đạt mục tiêu chính là buộc Moscow phải khuất phục và bỏ Crimea. Tất cả những gì họ đã làm và còn làm đều là sự vớt vát đến vô vọng. Nga đã biến chuyện chính biến ở Ukraine thành cuộc chơi chính trị và an ninh riêng của mình ở châu Âu mà cả Mỹ, EU lẫn NATO phải chạy theo. Nga cũng đã phải trải qua thời kỳ rất khó khăn do bị trừng phạt cũng như do giá dầu giảm rất mạnh. Nhưng xem ra cho tới nay, nước này đã thích ứng với bối cảnh tình hình mới ấy.
Cái không may đối với phương Tây trong 2 năm qua là phe phái được họ hậu thuẫn ở Ukraine lại hỗn độn về chính trị, yếu kém về quân sự, không thể đối phó với lực lượng nổi dậy được Nga hậu thuẫn. EU gặp phải vấn đề người tị nạn còn Mỹ cần sự hợp tác từ Nga để giải quyết vấn đề Syria và chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi Moscow can dự quân sự trực tiếp vào khu vực. Vì thế, phương Tây vẫn chưa dám công nhận nhưng thực chất đối với Crimea thì ván đã đóng thuyền.
La Phù
Theo Thanhnien
Tin vào Putin, người Nga vẫn bi quan về hướng đi của đất nước "Tình hình kinh tế thật khủng khiếp", một phụ nữ Nga, dù ủng hộ Tổng thống Putin, vẫn phải thốt lên như vậy và bày tỏ lo ngại về tương lai đất nước. Lyubov Kostyra (phải) hỏi ý kiến một phụ nữ tại khu căn hộ ở Moscow hôm 2/3. Ảnh: Washington Post Theo Washington Post, mỗi tuần, các trung tâm thăm dò...