Ông Putin trả lời dân, làm thêm 1 nhiệm kì tổng thống?
Người Nga đã gửi 1,3 triệu câu hỏi và đề nghị tới Tổng thống Vladimir Putin trước thềm cuộc giao lưu trực tuyến của người đứng đầu nhà nước với người dân đất nước.
Theo trang Vesti.ru, năm nay, các câu hỏi và kiến nghị được chuyển đến trung tâm các cuộc gọi thông qua tin nhắn SMS, thư nhắn trên trang web, đồng thời qua mạng xã hội VKontakte và dịch vụ video.
“Đối thoại trực tuyến” sẽ diễn ra vào lúc 12h trưa Moskva (16 giờ Hà Nội) ngày 14/4 từ Gostinyi Dvor. Trang trí trường quay sẽ giống hệt năm ngoái. Phòng thu được trang bị 12 máy thu hình, bố trí cơ sở phát điện dự phòng trường hợp có trục trặc.
Trung tâm các cuộc gọi đang liên tục xử lý các câu hỏi, đề xuất và sẽ tiếp tục tiếp nhận trong thời gian diễn ra sự kiện. Năm nay, các biên tập viên Evgeny Rozhkov (Hãng phát thanh truyền hình quốc gia) và Valeria Korableva (Kênh truyền hình 1) sẽ tham gia dẫn chương trình.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Putin đã dành trọn 2 ngày là 12/4 và 13/4 để chuẩn bị cho cuộc giao lưu này. Thông thường, ông Putin sẽ phân loại các chủ đề mà người dân có thể đặt câu hỏi, sau đó yêu cầu cung cấp thông tin liên quan từ các cơ quan ban ngành hoặc trực tiếp từ bộ trưởng các bộ.
“Những ngày qua, Tổng thống phải thức đến khuya. Tổng thống liên tục yêu cầu chuyên viên các phòng ban thuộc chính quyền Tổng thống cũng như thành viên nội các cung cấp kịp thời những thông tin mà ông cần”, ông Peskov nói.
Tổng thống Nga Putin ngày 14/4 sẽ trả lời 1,3 triệu câu hỏi của cử tri Nga.
Theo người phát ngôn Peskov, các chủ đề thường được người dân đề cập đến khi đưa ra câu hỏi gồm nhiều vấn đề khác nhau từ kinh tế-xã hội đến các vấn đề sinh hoạt thường nhật, đặc biệt là giá cả tăng cao. Ngoài ra, đó cũng có thể là các câu hỏi liên quan đến chính sách đối ngoại như cuộc xung đột ở Ukraine, quan hệ của Nga với Mỹ, NATO và phương Tây nói chung…
Video đang HOT
Người Nga đã đặt 1,3 triệu câu hỏi và đề nghị cho Tổng thống Putin trước thềm cuộc giao lưu trực tuyến của ông với người dân đất nước.
Chương trình trả lời trực tuyến của ông Putin được thực hiện theo một định dạng không thay đổi kể từ năm 2001 khi ông ở các nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên và khi giữ chức Thủ tướng.
Chỉ tới năm 2012, ông Putin đã tiến hành một cuộc họp báo lớn thay vì trả lời trực tuyến. Đến năm 2013 chương trình trả lời trực tuyến đã chuyển sang mùa hè thay vì mùa đông lạnh giá.
Buổi trả lời trực tuyến dài nhất của Tổng thống Nga diễn ra vào tháng 12/2011 trong 4,5 tiếng đồng hồ.
Liên quan đến người dân Nga với tổng thống Putin, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội mới nhất do Trung tâm Levada tiến hành, có đến 2/3 người dân Nga bày tỏ mong muốn rằng Tổng thống Nga V.Putin sẽ tiếp tục được bầu nắm chức vụ Tổng thống một nhiệm kỳ nữa.
Cụ thể, có đến 65% số người được hỏi ủng hộ ý tưởng tiếp tục bầu ông Putin làm Tổng thống Nga sau khi ông Putin kết thúc nhiệm kỳ hiện nay. Trong khi đó, có 22% người được hỏi cho rằng sau khi ông Putin kết thúc nhiệm kỳ, nước Nga cần một tổng thống khác. Con số này 1 năm trước là 25%.
Trả lời cho câu hỏi phẩm chất nào của Putin khiến cho ông ấy được ủng hộ, đa số người ủng hộ cho rằng họ muốn tái bầu ông Putin làm Tổng thống Nga trước hết là do kinh nghiệm của ông Putin trên chính trường.
31% ủng hộ Tổng thống Putin là do sự năng nổ, tích cực trong hoạt động của ông Putin. 25% cho rằng nên bầu ông Putin vì tổng thống đã bảo vệ được các lợi ích của nước Nga.
Bày tỏ quan điểm của mình với Tổng thống, 30% người được hỏi cho biết có cảm tình với người đang lãnh đạo nước Nga, 8% cho biết rất khâm phục tài năng của ông Putin. 15% số người được hỏi có ý kiến “trung lập” và 4% tỏ ra không hài lòng với Tổng thống Putin.
Thu Hoài (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ngỡ ngàng lời thú nhận sai lầm của Obama
Trong năm cuối cùng tại vị, Tổng thống Barack Obama đã mất khá nhiều thời gian để nhấn mạnh đến những gì được ông xem là nằm trong danh sách dài các thành tựu mà ông đạt được kể từ khi lên cầm quyền năm 2008. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, ông chủ Nhà Trắng bất ngờ thừa nhận cái mà ông gọi là 'sai lầm tồi tệ nhất'.
Tổng thống Obama
Tổng thống Obama thừa nhận rằng, sai lầm lớn nhất của ông trong thời kỳ nắm quyền lãnh đạo siêu cường số 1 thế giới chính là việc không đưa ra được một kế hoạch sau khi NATO can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng ở Libya.
"Có lẽ đó là việc không lên kế hoạch cho những ngày sau khi tôi thực hiện điều mình cho là đúng trong hành động can thiệp vào Libya", ông Obama đã nói như vậy với kênh truyền hình Fox News trong cuộc trả lời phỏng vấn được phát đi ngày hôm qua (10/4) khi được đề nghị bình luận về sai lầm tồi tệ nhất của ông này trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng, tình hình ở Libya sau khi lật đổ Tổng thống Muammar Gaddafi năm 2011 là "một đống hỗn độn".
Libya đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ sau phong trào Mùa Xuân Ả-rập năm 2011. Phong trào này sau đó đã leo thang thành một cuộc nội chiến và kết cục là chính quyền của Tổng thống Gaddafi đã bị lật đổ một cách thê thảm bởi lực lượng cực đoan Hồi giáo được phương Tây hậu thuẫn.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã ủng hộ NATO tung hoả lực vào Libya để đảm bảo rằng phe nổi dậy ở nước này có thể lật đổ được chính quyền của ông Gaddafi sau cuộc nổi dậy năm 2011. Kể từ sau cái chết của ông Gaddafi, ảnh hưởng của các nhóm Hồi giáo cực đoan trong đất nước Libya đã ngày một tăng lên.
Sự can thiệp quân sự được Mỹ hậu thuẫn năm 2011 vào Libya giúp lật đổ Tổng thống Gaddafi chỉ làm gia tăng tình hình bất ổn, hỗn loạn ở quốc gia Bắc Phi. Cho đến tận thời điểm này, cuộc khủng hoảng ở Lybia vẫn chưa hề được tháo gỡ.
Cả Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đều khăng khăng cho rằng, việc lật đổ ông Gaddafi không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn ở Libya mà là do họ thất bại trong việc ủng hộ cho một chính phủ ổn định ở quốc gia này sau đó. Hiện tại, một chi nhánh của IS đã tìm được chỗ đứng vững chắc ở Libya và Mỹ đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích nhằm vào những sào huyệt của IS ở Libya kể từ hồi tháng Hai.
"Đây là bài học mà tôi đang áp dụng mỗi khi chúng tôi được đề nghị can thiệp quân sự vào nơi nào đó. Tôi sẽ đặt câu hỏi liệu chúng ta đã có kế hoạch cho những gì xảy ra sau đó chưa?", ông Obama thành thật cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài BBC cách đây hai tuần.
Nói về thành tựu lớn nhất, ông Obama cho biết, ông tin đó là những hành động mà ông đưa ra nhằm cứu nền kinh tế khỏi cuộc Đại Suy thoái năm 2008.
Libya đã bị mắc kẹt trong một cuộc nội chiến kể từ sau khi Nhà lãnh đạo lâu năm của họ Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Khoảng trống quyền lực để lại sau đó đã gây ra một cuộc hỗn loạn kéo dài với rất nhiều các nhóm chiến binh lao vào cấu xé để tranh giành quyền lực trên khắp đất nước, đặc biệt là IS. Tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Libya.
London và Washington đã và đang đưa các nhà ngoại giao và chuyên gia quân sự đến để tìm kiếm đồng minh trong số những thành phần đối lập và lực lượng chiến binh ở Libya có thể sẵn sàng đứng lên nhận sự giúp đỡ từ quân đội Anh để chống lại lực lượng chiến binh gồm 3.000 quân của IS ở Libya. Nhiều quan chức phương Tây cảnh báo IS đang mở rộng và tiến ngày một sâu vào đất nước Libya.
Libya rõ ràng được xem là một thất bại cay đắng của phương Tây bởi sự can thiệp của họ vào đây không đem lại một kết quả tốt đẹp hơn như nhiều người từng chờ đợi. Thay vào đó, đất nước này đang ngập chìm trong cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn rất nhiều so với thời trước nội chiến.
Kiệt Linh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ba Lan đòi phá huỷ 500 tượng chiến sĩ Hồng quân Giới chức Ba Lan đang có kế hoạch phá huỷ 500 tượng đài chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, Trung tâm Văn hoá Ba Lan ở Kaliningrad dẫn lời người đứng đầu Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan cho hay. Ảnh minh hoạ Theo ông Lukasz Kaminski, những tượng đài chiến sĩ Hồng quân Liên Xô là "biểu tượng cho sự thắng...