“Ông Putin sợ những gì đang diễn ra ở Ukraine”
Cựu võ sỹ quyền Anh Vitali Klitschko, nay là một chính trị gia tại Ukraine, người có thể trở thành một ứng cử viên Tổng thống của nước này, vừa phát biểu trên kênh CNBC.
Ông Vitali Klitschko – Ảnh: Getty
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã leo thang trong mấy tuần gần đây. Hôm Chủ Nhật tuần trước, quân Nga đã chiếm bán đảo Crimea của Ukraine mà không tốn một viên đạn nào. Cuộc tiến quân của Nga và Crime diễn ra sau vài tháng đầy biến động ở Ukraine, với những cuộc biểu tình quy mô lớn và đẫm máu liên quan tới vấn đề vai trò của nước này ở châu Âu, kéo theo việc Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ.
“Ông Putin sợ những gì đang diễn ra vì người dân Ukraine không muốn sống chung với tham nhũng, sống mà thiếu nhân quyền, và đó là lý do vì sao mà người dân muốn thay đổi”, ông Klitschko nói.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC tại thủ đô Kiev ngày 5/3, Klitschko nói rằng, nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ diệt trừ nạn tham nhũng ở Ukraine và giúp đất nước này tiến tới hội nhập sâu hơn với châu Âu. Ông cũng nói rằng, Ukraine đang phải chịu đựng không chỉ một cuộc khủng hoảng chính trị mà cả một cuộc khủng hoảng kinh tế.
“Còn hơn cả chắc chắn, tôi tin rằng, tất cả mọi người đều muốn sống ở một quốc gia châu Âu với mức sống châu Âu”, ông nói.
Video đang HOT
Klitschko hiện là nhà lãnh đạo của Liên minh Dân chủ cải cách Ukraine, đồng thời là một nghị sỹ Quốc hội nước này. Phát biểu trên CNBC, ông bày tỏ hy vọng những diễn biến chính trị gần đây ở Ukraine sẽ là một ví dụ cho nước Nga, đồng thời phủ nhận những cáo buộc của Tổng thống Nga cho rằng, chính phủ mới ở Ukraine là bất hợp pháp.
“Nếu Ukraine thành công trong một phong trào dân chủ, thì đó sẽ là một ví dụ tốt cho nước Nga. Không có Ukraine, Nga bao giờ có thể là một đế chế, và đó là lý do vì sao Nga cố gắng ngăn bầu cử Tổng thống ở Ukraine”, ông Klitschko nói.
Theo chính trị gia đã từng là một võ sỹ quyền Anh trong 16 năm, tầm nhìn của ông đối với Ukraine đã hình thành trong thời gian ông sống ở các nước phương Tây. “Tôi đã có nhiều thời gian sống ở châu Âu và Mỹ. Tôi biết mức sống hiện đại là như thế nào, và khi về nước, tôi tự hỏi tại sao những điều rất đơn giản diễn ra ở các nơi khác trên thế giới lại không có ở đây”, ông Klitschko nói.
Klitschko cũng nói rằng, Ukraine là một quốc gia “nổi tiếng” về tham nhũng. “Ukraine nổi tiếng là nước tham nhũng nhất ở châu Âu, và chính trị ở Ukraine là làm ăn… Chỉ có một cách để thay đổi tình hình là tiến vào chính trị và thay đổi mọi thứ từ bên trong”, ông phát biểu.
“Tôi biết đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng Ba Lan đang làm rồi. Ba Lan đã thành công, rồi thì Cộng hòa Czech, Slovak, Hungary, Georgia cũng rất thành công. Ukraine thậm chí còn có nhiều tiềm năng hơn”, ông Klitschko nói thêm.
Ông thừa nhận rằng, Ukraine sẽ phải trải qua những cải cách khó khăn và áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để tiến tới tiêu chuẩn của các nước châu Âu khác. “Điều rất quan trọng là cần phải giải thích rằng, làm như vậy sẽ tốt hơn cho đất nước. Tôi tin là người Ukraine sẽ chấp nhận và có thể chờ đợi. Nhưng chúng tôi không thể sống mãi với tình trạng như hiện nay”, ông Klitschko nói.
Chính trị gia này tin tưởng ông sẽ nhận được sự ủng hộ của châu Âu, bất chấp việc nước Đức gần đây có cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn với Nga, bởi trừng phạt Nga không phải là cách tốt nhất đối với lợi ích của Đức.
“Ai cũng muốn Ukraine, một trong những nước lớn nhất ở châu Âu, được ổn định và có một nền kinh tế ổn định, bởi sự bất ổn ở Ukraine có thể đem tới bất ổn trong toàn bộ khu vực”, ông Klitschko nói.
Ukraine hiện đang có Tổng thống lâm thời là ông Olexander Turchynov, còn ông Arseniy Yatsenyuk là Thủ tướng lâm thời của nước này.
Theo Xahoi
Tổng thống Ukraine "tự sát về chính trị"
Tại cuộc gặp 3 thủ lĩnh đối lập chiều 25/1, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đồng ý sa thải toàn bộ chính phủ cũng như đề nghị chức thủ tướng với ông Arseniy Yatsenyuk và chức phó thủ tướng phụ trách các vấn đề nhân đạo với ông Vitaly Klitschko - người có ý định tranh cử tổng thống năm 2015.
Đổi lại, ông Yanukovych yêu cầu phe đối lập giải tỏa đường Grushevsky ở trung tâm thủ đô Kiev, ngưng mọi hành động chống đối và giải phóng các tòa nhà hành chính bị chiếm giữ tại nhiều khu vực khắp Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng nếu phe đối lập chấp nhận những điều kiện trên, đó sẽ là sự đầu hàng có điều kiện và là hành động tự sát về chính trị của Tổng thống Yanukovych.
Các thủ lĩnh đối lập Arseniy Yatsenyuk (phải) và Vitaly Klitschko - Ảnh: REUTERS
Theo báo Vzglyad, ban đầu, thủ lĩnh Đảng Batkivshin đối lập Yatsenyuk nhấn mạnh: "Nếu chúng tôi từ chối, người ta sẽ đổ lỗi cho chúng tôi không có thiện chí. Nếu chúng tôi nhận lời, dân chúng sẽ cáo buộc chúng tôi phản bội và như vậy, dân chúng không đạt được điều họ muốn".
Tuy nhiên, đài BBC sau đó dẫn tài khoản Twitter của ông Yatsenyuk viết: "Không có thỏa thuận với Yanukovych, chúng tôi sẽ kết thúc những gì đã bắt đầu. Người dân quyết định lãnh đạo, không phải ông". Ông cũng khẳng định ngày 28/1 tới sẽ là "ngày phán xét". Trong ngày này, Quốc hội Ukraine sẽ họp phiên đặc biệt.
Về phần mình, cựu võ sĩ quyền Anh Klitschko nói với tờ Bild am Sonntag (Đức): "Yanukovich định chia rẽ phong trào của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu bầu cử sớm".
Trong khi đó, những người biểu tình đã đập vỡ cửa sổ và cửa ra vào văn phòng chính phủ ở Kiev, ném pháo bông vào đó đêm 25 rạng sáng 26/1. Theo hãng tin Newsru, họ không xâm nhập được tòa nhà nhưng buộc gần 200 nhân viên bảo vệ pháp luật rời khỏi đó. Sau sự kiện trên, Bộ Nội vụ tố cáo người biểu tình có ý định cầm giữ con tin để trao đổi những người bị bắt.
Theo Lục San
Lực lượng Nga ở Crimea hùng hậu cỡ nào? Theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, Nga được phép triển khai tới 25.000 quân cùng nhiều đơn vị hải quân hùng hậu ở Crimea. Trong những ngày qua, truyền thông phương Tây liên tục đưa tin đậm nét rằng Nga đã triển khai tới 16.000 binh sĩ trên bán đảo Crimea của Ukraine nhằm kiểm soát khu vực này. Thông tin trên...