Ông Putin: Phương Tây ‘tự bắn vào chân mình’
Tổng thống Nga Putin vừa chỉ trích Mỹ với giọng điệu gay gắt nhất từ trước đến nay, nhấn mạnh sự can thiệp của Mỹ đã làm bùng phát hầu hết các cuộc khủng hoảng gần đây.
Theo Tổng thống Putin, sự trỗi dậy của nhóm khủng bố IS liên quan chính sách của Mỹ.
Mới đây, trong cuộc gặp kéo dài 3 giờ tại Câu lạc bộ Valdai ở thành phố Sochi của Nga, ông Putin nói rằng, Mỹ luôn “mập mờ” ủng hộ từ các nhóm phát xít mới cho tới Hồi giáo cấp tiến cực đoan.
“Sự độc đoán đơn cực và ép buộc của mẫu hình lãnh đạo kiểu Mỹ đem lại kết quả trái ngược. Thay vì giải quyết xung đột, họ làm chúng leo thang. Thay vì những đất nước có chủ quyền, ổn định, họ gia tăng hỗn loạn. Thay vì dân chủ, họ lại ủng hộ phát xít mới và Hồi giáo cấp tiến.
Tại sao họ lại ủng hộ những người như vậy? Họ làm thế bởi vì họ quyết định sử dụng chúng như những công cụ trên con đường đạt mục đích, nhưng sau đó lại thiêu cháy ngón tay họ và gậy ông lại đập lưng ông”, Tổng thống Putin nói.
Theo ông Putin, phương Tây đang tự bắn vào chân mình, bằng cách tài trợ các phong trào cực đoan. “Tôi hết sức ngạc nhiên rằng, các đối tác phương Tây liên tiếp phạm phải cùng một sai lầm. Họ từng tài trợ cho những kẻ Hồi giáo cực đoan chiến đấu tại Afghanistan chống Liên Xô trước đây. Taliban và al-Qaeda đều bắt nguồn từ những phong trào cực đoan này”, Ria-Novosti (Nga) trích phát biểu của ông Putin.
Tổng thống Putin nói rằng, Mỹ và đồng minh đã trực tiếp tài trợ và cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang đối lập tại Syria, châm ngòi làn sóng lính đánh thuê đổ đến nước này.
“Các nhóm chiến binh này nhận tiền, vũ khí, chuyên gia quân sự từ đâu? Làm sao nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo lại trở thành một đội quân hùng mạnh như hiện nay?”, ông cật vấn.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, hệ thống an ninh thế giới đã bị suy yếu do tâm thế “Chiến tranh lạnh” của phương Tây và hiệu lực của nó chỉ có thể được khôi phục nếu như các cường quốc thế giới cùng làm việc với nhau theo cách thức minh bạch.
Theo ông Putin, thay vì nỗ lực thiết lập một trạng thái cân bằng quyền lực mới, cần thiết cho việc duy trì trật tự và ổn định thế giới, Mỹ lại có những bước đi làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng hậu Chiến tranh lạnh.
Trong lúc gây mất lòng tin trong chính các đồng minh của mình, Mỹ cũng cố gắng tìm ra “một Liên Xô mới” được dùng như hình ảnh kẻ thù có thể gây chia rẽ thế giới.
Ông Putin cực lực bác bỏ thông tin Mátxcơva nỗ lực khôi phục lại đế chế Nga. Ông nói rằng, Nga buộc phải can thiệp cuộc khủng hoảng Ukraine vì nước này đang trong cuộc “đối thoại văn minh” về tương lai chính trị khi phương Tây xúi giục đảo chính, lật đổ tổng thống hồi tháng 2, đẩy Ukraine vào hỗn loạn và nội chiến.
“Chúng tôi đã không khơi mào chuyện đó. Những tuyên bố rằng Nga đang cố khôi phục một dạng đế quốc nào đó, rằng nước Nga đang xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng là hoàn toàn vô căn cứ”, ông Putin quả quyết.
New York Times ghi nhận, từ khi Nga cấp quy chế tị nạn cho cựu mật vụ Mỹ Edward Snowden và sau cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gia tăng sức ép đối với Kremlin, xem Nga cùng với đại dịch Ebola và chủ nghĩa khủng bố như những mối đe dọa cho sự ổn định thế giới.
Washington đã hối thúc các đồng minh phương Tây ban hành hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, cắt nguồn tài chính từ các ngân hàng phương Tây và đình chỉ các dự án khai thác dầu khí.
“Cả hai phía đang ở điểm nguy hiểm. Những mối bất bình đơn phương đã tràn ngập trong rất, rất nhiều chính sách đầy cảm tính nhằm vào nhau. Tôi cho rằng, đây là một mức độ gay gắt mới, một thông điệp thẳng thắn rằng đủ lắm rồi, tôi không thích bị xếp chung với Ebola và tôi không thích những lệnh trừng phạt đó”, ông Cliff Kupchan, Chủ tịch Nhóm Á – Âu, tổ chức phân tích nguy cơ tại Washington, nhận định.
Ông Vyacheslav Volodin, một quan chức cấp cao Nga, nói rằng, bất cứ một cuộc tấn công nào nhằm vào Tổng thống Putin cũng đều được coi là tấn công nước Nga. Ông Volodin được truyền thông Nga trích lời trong phiên bế mạc cuộc gặp tại Sochi: “Không có Putin, không có nước Nga”.
Theo Tổng thống Nga, mục đích của Mỹ là cố gắng thiết lập một thế giới đơn cực, trong đó lợi ích của Mỹ không thể bị thách thức.
Nguồn Tienphong.vn
Tranh cãi gay gắt về cách tính lương hưu
Cho rằng cách tính lương hưu mới theo dự luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) làm giảm quyền lợi của người lao động, nhiều đại biểu không đồng tình với cả 2 phương án.
Theo dự luật Bảo hiểm xã hội mới nhất, Ban soạn thảo đưa ra 2 phương án tính lương hưu hàng tháng. Phương án một, từ năm 2018, mức lương hưu tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng của lao động nữ và 20 năm của lao động nam. Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Phương án hai, số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; mỗi năm sau tăng thêm một năm và từ 2022 là 20 năm. Sau đó cứ mỗi năm thì tính thêm 2% với nam và 3% với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Với cách tính lương hưu mới, người lao động sẽ bị thiệt. Ảnh: N.T.
Tại buổi thảo luận ở hội trường chiều 23/10, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội nghiêng về phương án một vì thực hiện lộ trình này sẽ tạo điều kiện để người lao động có thời gian thích ứng với các thay đổi chính sách theo nguyên tắc đóng - hưởng.
Trong khi đó, đại biểu Trần Thanh Hải lại đề nghị giữ nguyên cách tính như luật hiện nay, không phải như phương án một và hai. Theo dự thảo, nam phải mất 35 năm, nữ phải 30 năm mới được hưởng tối đa 75%, trong khi bình quân hiện nay là nam 30 năm và nữ 25 năm. Ngoài ra, nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 sẽ bị giảm 30% so với nghỉ từ 31/12/2017.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Lê Trọng Sang cho biết, cách tính theo dự thảo luật sẽ làm thiệt hại quyền lợi của người lao động. Mức lương hưu vào năm 2018 của lao động nam sẽ là 45% cho 20 năm đóng, thấp hơn so với người nghỉ hưu vào năm 2017 là 10%. Mức lương hưu của lao động nữ vào năm 2018 là 55% cho 20 năm đóng, thấp hơn so với người nghỉ hưu vào năm 2017 là 5%.
Nhiều đại biểu cũng đồng tình với đề xuất giữ nguyên cách tính lương hưu. "Đây là luật rất quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ảnh hưởng đến đông đảo đội ngũ công nhân viên chức. Vì thế, tôi đề nghị ban soạn thảo cân nhắc công thức tính lương hưu để luật lần này không phải là bước lùi", bà Phạm Thị Hải nói.
Rất chia sẻ với nỗi lo lương hưu bị sụt giảm, tuy nhiên ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, cho rằng nếu không thay đổi cách tính lương hưu mới thì không thể đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí. Hiện mức đóng bảo hiểm xã hội thấp, chỉ bằng 70% lương thực tế, trong khi hưởng lương hưu rất cao, bằng 75% của 5 năm hoặc 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
"Ví dụ ông Nguyên Minh, nguyên Tổng giám đốc Nhà máy bia Huda Huế hưởng lương hưu 65 triệu một tháng. Về hưu sớm, bình quân tuổi nghỉ hưu là 54, tuổi thọ trung bình là 73, nếu không thay đổi cách tính lương hưu để đảm bảo cân đối quỹ thì sẽ rất khó khăn", ông Lợi nói và cho hay Ban soạn thảo đang suy nghĩ có nên tính lương bình quân cho người về hưu bằng số năm người đó sống. Ví dụ 54 tuổi nghỉ hưu, thọ 73 - chênh nhau 19 năm thì lấy toàn bộ tiền đóng bảo hiểm xã hội chia cho 19 năm được sống.
Một điểm nữa của dự thảo được đại biểu quan tâm là quy định nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu, trong khi luật hiện hành nữ là 45 tuổi và nam 50 tuổi.
Đại biểu Lê Trọng Sang cho rằng nên giữ nguyên như quy định hiện hành. Lý do vì trong môi trường sản xuất hiện nay dễ phát sinh tai nạn lao động, năng suất lao động sẽ không cao. Khi luật có hiệu lực từ 1/7/2015 sẽ tạo sự chênh lệch lớn về quyền lợi so với người nghỉ hưu từ ngày 30/6/2015 trở về trước.
Theo ông, nguyên nhân chính khiến nhiều người lao động nghỉ hưu trước tuổi vì lý do suy giảm khả năng lao động trong những năm qua là công tác giám định chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Thay vì tăng tuổi đời nghỉ hưu lên, ông đề nghị Nhà nước phải tăng cường trách nhiệm của các cơ quan giám định.
Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp này. Ngày mai (24/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Nam Phương
Theo VNE
Vợ ngoại tình với người yêu cũ qua Facebook Họ kh&ocirãc;ng chỉ dừng lại ở những nút "Like" và những dòng comment. Vợ tôi thực sự đã ngoại tình, em đã phản bội tôi. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho dù em chỉ ngoại tình qua Facebook. Tôi và vợ cùng là dân văn phòng, công việc cả hai vợ chồng khá bận rộn và chủ yếu làm việc trên...