Ông Putin nói gián điệp phương Tây gây bất ổn ở Nga trước bầu cử
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26.3 cáo buộc các gián điệp phương Tây âm mưu chống phá chính quyền của ông và gây bất ổn ở Nga trước những cuộc bầu cử bằng cách sử dụng các tổ chức phi chính phủ để đạt được mục đích.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp với Cơ quan An ninh Liên Bang Nga tại thủ đô Moscow (Nga) ngày 26.3 – Ảnh Reuters
Tại cuộc họp Cơ quan An ninh Liên Bang Nga, ông Putin, từng là điệp viên KGB thời Liên Xô, cho biết Moscow sẽ không lơ là trước những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nhận được quỹ hoạt động từ nước ngoài, theo Reuters.
“Các cơ quan an ninh phương Tây không ngừng nỗ lực sử dụng những tổ chức phi chính phủ và phi chính trị vì lợi ích riêng của họ, đa phần là nhằm làm mất uy tín chính phủ và gây bất ổn ở Nga”, hãng tin Interfax (Nga) dẫn lời ông Putin.
“Những hành động đã được lên kế hoạch thực hiện vào thời điểm trước thềm chiến dịch tranh cử vào năm 2016 và 2018″, ông Putin nói, nhắc đến cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới và bầu cử Tổng thống năm 2018.
Vào năm 2012, ông Putin từng ký thông qua đạo luật đề nghị các tổ chức phi chính phủ (NGO) nếu có tham gia hoạt động chính trị phải đăng ký là “cơ quan nước ngoài” với Bộ Tư pháp Nga và phải nộp báo cáo hoạt động từng quý.
Video đang HOT
Tổng thống Putin kêu gọi Cơ quan An ninh Liên Bang Nga siết chặt các biện pháp bảo vệ bí mật quốc gia, nhất là bí mật quân sự.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vũ khí 'giá rẻ' Trung Quốc gây bất ổn
Những hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất để xuất khẩu sẽ tràn ngập thị trường quốc tế trong vòng 10 năm tới có nguy cơ gây bất ổn, đe dọa sự ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo trên trong một bài viết tựa đề China's Weapons of Mass Consumption (tạm dịch: Tiêu thụ hàng loạt vũ khí Trung Quốc), với nội dung phân tích vai trò của Trung Quốc trong thị trường vũ khí toàn cầu, theo đài Russia Today (Nga) ngày 23.3.
Trung Quốc sản xuất vũ khí nhỏ cho đến những hệ thống vũ khí tối tân. Điều này được chứng minh bằng những hợp đồng bánmáy bay không người lái cho châu Phi và Trung Đông vào năm 2011; hợp đồng cung cấp ba tàu khu trục nhỏ cho Algeria vào năm 2012 và Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ chọn mua hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc trước những đề xuất từ Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU) hồi 2013.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đầu tư mạnh vào việc "nhái" các công nghệ vũ khí nước ngoài và chương trình nghiên cứu, phát triển vũ khí nội địa.
Động thái này của Trung Quốc được đánh giá là hiệu quả khi Trung Quốc mới đây trở thành nhà xuất khẩu vũ khí đứa hàng thứ ba thế giới, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (trụ sở Thụy Điển) hồi giữa tháng 3.2015.
"Các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất thường rẻ hơn nhiều so với những đối thủ xuất khẩu vũ khí khác. Chất lượng của các hệ thống vũ khí Trung Quốc không tốt hơn của Mỹ và Nga, nhưng đủ tốt", Foreign Policy nhận định.
Chuyên gia Joseph E. Lin của Foreign Policy nhận định: trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tăng cường chất lượng vũ khí xuất khẩu, trong khi giá thành sẽ tiếp tục giảm, tương tự như hàng hóa điện tử.
Theo Foreign Policy, sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách các nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu là "một xu thế đáng lo ngại".
"Các quốc gia đang phát triển chỉ có thể sắm những vũ khí đã qua sử dụng thời Chiến tranh lạnh sẽ sớm có khả năng mua bất kỳ thứ gì từ chiến đấu cơ cho đến tàu chiến hiện đại giá rẻ", theo Foreign Policy.
Nhưng ông Lin cảnh báo vũ khí giá rẻ sẽ gây bất ổn tại một số khu vực trên thế giới. "Các quốc gia trang bị thêm vũ khí cho quân đội sẽ khiến những nước láng giềng cảm thấy bị đe dọa và phản ứng, hậu quả là gây bất ổn, làm leo thang căng thẳng".
Hơn nữa, vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ chấm dứt "kỷ nguyên quân đội Mỹ có thể tự do hành động mà không bị phản đối trên khắp thế giới", Foreign Policy cảnh báo.
"Vũ khí của Trung Quốc sẽ giúp những quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn hẹp có thể sắm đủ vũ khí để triển khai chiến lược chống tiếp cận/chống thâm nhập (A2/AD), điều này sẽ khiến cho Mỹ khó mà can thiệp quân sự vào những nước này",Foreign Policy cho hay.
Ông Lin cho biết vũ khí giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng "phá vỡ thị trường vũ khí toàn cầu", dẫn đến sự sụt giảm đơn đặt hàng mua vũ khí của Mỹ, Nga và EU.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Tony Abbott: Kẻ bắt cóc bị bất ổn tâm thần Thủ tướng Australia Tony Abbott cho hay tay súng bắt cóc con tin ở Sydney bị bắn chết sáng sớm nay là một kẻ nổi tiếng mê đắm chủ nghĩa cực đoan và có thần kinh không bình thường. Kẻ bắt cóc con tin ở Sydney được xác định là Man Haron Monis. Ảnh: SMH "Y có một tiền án dài về bạo...