Ông Putin “ngã ngửa” trước món quà năm mới đầy “bất ngờ” của Belarus
Nhân dịp năm mới 2020, Belarus đã tặng cho Nga một món quà “đầy bất ngờ” khi công bố tập trận cùng NATO, chiến lược “đi trên dây” của ông Lukashenko dường như đang biến Nga trở thành “nhân vật chính” trong trò chơi tìm kiếm lợi ích của mình.
Nhân dịp đầu năm mới 2020, cả Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Belarus Lukashenko đều gọi điện cho Tổng thống Putin, nhưng nếu cuộc gọi của Tổng thống Zelensky là bày tỏ lời chúc mừng năm mới với Tổng thống Putin và hài lòng rằng Ukraine và Nga đã ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới, thì cuộc gọi của Tổng thống Lukashenko lại làm ông Putin “ngã ngửa”.
Lời chúc mừng năm mới của ông Lukashenko làm Tổng thống Putin “ngã ngửa”. Nguồn: Sohu.
Trong cuộc gọi, ngoài việc hai bên chưa đạt được thỏa thuận về giá cả cụ thể trong việc cung ứng khí đốt và dầu trong thời gian tới, ông Lukashenko cũng nói “bóng gió” về khả năng Belarus sẽ tham gia tập trận cùng NATO ở sát biên giới với Nga.
Ngay sau khi kết thúc cuộc gọi, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Andrei Alekseyevich Ravkov đã công bố một tin tức, Quân đội Belarus chuẩn bị mở rộng hợp tác với NATO, không loại trừ khả năng Belarus tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình với NATO. Vị Bộ trưởng này cũng đặc biệt chỉ ra, hiện hai bên đang trong quá trình thảo luận về cuộc diễn tập. NATO là một liên minh chính trị và quân sự tầm cỡ thế giới, Minsk quan tâm đến việc duy trì và phát triển đối thoại với NATO, và hợp tác với liên minh này cũng là một trong những chính sách ngoại giao hàng đầu của Minsk.
Video đang HOT
Belarus đang tính kế gì đối với Nga khi bóng gió về việc tập trận với NATO? Nguồn: Sohu.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Belarus, Thiếu tướng Oleg Belokonev cũng khẳng định, Minsk đang đàm phán với NATO về các cuộc tập trận chung, một điều “trớ trêu” là, trước đây Thiếu tướng Oleg Belokonev đã tiết lộ về kế hoạch tập trận của Belarus với NATO, nhưng khi đó báo chí Nga đưa tin Tướng Belokonev bị cách chức vì tuyên bố tập trận với NATO, đi ngược với xu hướng phát triển trong quan hệ giữa Nga và Belarus. Phía Belarus đã không đưa ra bất kỳ thông tin phản bác nào, động thái này làm dư luận quốc tế hiểu rằng, “im lặng” chính là xác nhận thông tin.
Về phía Nga, ngay sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich cho biết, kế hoạch tập trận chung của Belarus và NATO là một “tin buồn” đối với Nga. Quân đội Belarus đã đánh giá thấp tác động của vấn đề này đối với quan hệ Nga – Belarus. “Trò chơi này Belarus không thể tham gia, và nó không mang lại kết thúc tốt đẹp cho Belarus. Người Mỹ đang lợi dụng Belarus như một phương tiện để kích động xung đột chính trị, kinh tế ở khu vực Đông Âu”, ông nói.
Thượng nghị sĩ Nga Klintsevich cho biết, kế hoạch tập trận chung của Belarus và NATO là một “tin buồn” đối với Nga. Nguồn: Sohu.
Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich nhấn mạnh rằng, các nước phương Tây luôn coi Nga là đối thủ và luôn tìm mọi cách nhằm cô lập, chia rẽ quan hệ Nga – Belarus. Trong quá khứ, phương Tây đã cố gắng gây ảnh hưởng tới Belarus, nhưng Tổng thống Lukashenko đã ngăn chặn được những nỗ lực đó. Hy vọng lần này Tổng thống Belarus tiếp tục có những quyết định sáng suốt để phát triển quan hệ Nga – Belarus trong thời gian tới.
Theo các nhà phân tích, chỉ trong một thời gian ngắn, thái độ của Belarus đối với việc tập trận chung với NATO đã thay đổi một cách chóng mặt, hành động của Misnk có thể được coi là nhằm gây áp lực đối với Nga. Không loại trừ mục đích thực sự của Belarus là nhằm ép Nga thanh toán tiền thuê các cơ sở quân sự trên nước này, khi mới đây Tổng thống Lukashenko cho biết Nga cần phải trả 5 tỷ USD tiền thuê đất tính từ thời hậu Liên Xô tới nay, cũng như cho nước này hưởng ưu đãi trong các hợp đồng mua sắm vũ khí về sau.
Thời gian qua, Tổng thống Putin đã cố gắng thắt chặt quan hệ Nga – Belarus nhằm tạo ra một mặt trận chung đối phó với các lệnh trừng phạt, cấm vận của Mỹ và phương Tây. Nhiều thông tin còn cho rằng, Nga và Belarus đã đạt được nhiều thỏa thuận mở đường cho việc thiết lập một nhà nước chung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Belarus đang thực thi chiến lược “đi trên dây” nhằm tranh thủ tìm kiếm lợi ích từ cả Nga và NATO, thông báo vừa rồi của Belarus là minh chứng rõ ràng cho chiến lược này.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Belarus định "âm thầm" giữ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân Liên Xô để làm gì?
Sau khi Liên Xô giải thể, Belarus đã sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và kỳ vọng đây sẽ là "vốn" để Belarus "nói chuyện" với "anh lớn" Nga và Mỹ. Nhưng sự thật lại không như vậy, những vũ khí hạt nhân này lại có số phận "bi thảm".
Theo hãng thông tấn Spunik Nga, cựu Chủ tịch Quốc hội Belarus Stanislav Shushkevich mới đây cho biết, khi Liên Xô tan rã, Belarus thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tùy thời tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nếu Belarus không trả lại tất cả vũ khí hạt nhân (nợ nước ngoài) cho Nga thì Belarus sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ tư trên thế giới. Với hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân và 81 tên lửa liên lục địa Topol được giữ lại, Belarus đủ sức phá hủy châu Âu.
Belarus đã từng sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và nhiều tên lửa liên lục địa có thể tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nguồn: Sohu.
Tương tự Belarus, nếu như Ukraine không phá hủy 1.300 đầu đạn hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã, thì nước này không chỉ trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 trên thế giới, mà còn không rơi vào tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi ký kết Hiệp ước Belovezh năm 1991 (Hiệp ước về việc giải thể Liên Xô và thành lập SNG), cả Ukraine và Belarus đều đã đồng ý hủy bỏ vũ khí hạt nhân vô điều kiện.
Trong bối cảnh khi đó, Liên Xô đã để lại vũ khí hạt nhân cho Belarus, nhưng với với nền kinh tế gần như "cạn kiệt" và là "hàng xóm" của "anh lớn" Nga, Belarus không thể một mặt duy trì đe dọa hạt nhân, mặt khác lại yêu cầu Nga hỗ trợ Belarus duy trì và bảo đảm những vũ khí hạt nhân này luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Ông Shushkevich cũng cho biết, nhiều người đã chỉ trích việc Belarus khi đó từ bỏ vũ khí hạt nhân là hành động "ngu xuẩn". Tuy nhiên, thực tế là Belarus đã phản đối Nga thì làm sao có thể giữ lại vũ khí hạt nhân? Những người lãnh đạo tối cao của Belarus từ năm 1991-1994 đã chỉ trích ông Shushkevich "nhu nhược" khi không cố gắng giữ lại vũ khí hạt nhân. Tổng thống Belarus hiện nay ông Lukashenko vẫn luôn cho rằng: Thật là sai lầm khi Belarus từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nếu bây giờ Belarus có vũ khí như vậy, các quốc gia khác sẽ nói chuyện với Belarus theo cách khác, sẽ không dám "tùy tiện chỉ tay" vào Belarus.
Chính phủ Belarus từng có ý định "âm thầm" giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Nguồn: Sohu.
Ông Shushkevich cũng tiết lộ, vào thời điểm khi Liên Xô tan rã, Chính phủ Belarus khi đó đã có ý định "âm thầm" giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược và chỉ hủy bỏ một số loại vũ khí có khả năng răn đe thấp để có thể làm đối trọng với Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng "hoang đường" và do nợ của Nga và Hiệp ước Belovezh cũng như việc Mỹ không khi nào dừng giám sát, nên Belarus cùng Ukraine phải phá hủy vũ khí hạt nhân của mình theo các Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Ý tưởng này là tốt, nhưng không thực tế. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga trở thành "hàng xóm" của Belarus, trong tình hình này, dù cho quan hệ 2 nước tốt đến thế nào thì Nga cũng không muốn một quốc gia láng giềng chỉ vài nghìn người lại sở hữu đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, những vũ khí hạt nhân này được triển khai ở Belarus và Ukraine, nhưng hầu hết các công nghệ và linh kiện đều đến từ Nga.
Ngay cả khi Belarus và Ukraine đủ kinh phí duy trì vũ khí hạt nhân thì 2 quốc gia này cũng không thể làm "hài lòng" Nga để Nga giúp duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Nói tóm lại, cả Belarus và Ukraine đều thực sự muốn giữ lại vũ khí hạt nhân cho mình, nhưng điều kiện không cho phép, đặc biệt là dưới sự "đe dọa" của Nga, 2 quốc gia này buộc phải từ bỏ số vũ khí này, đây là điều "bất đắc dĩ".
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Tỷ lệ ủng hộ xuống thấp kỷ lục, liên minh Nga - Belarus sắp tan vỡ? Với những diễn biến xảy ra liên tiếp gần đây, khả năng nhà nước liên minh Nga - Belarus sẽ tan vỡ trong tương lai gần là điều đã được dự báo trước. Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus đã công bố dữ liệu của cuộc thăm dò xã hội học mới nhất, cho thấy số người ủng hộ sự hội...