Ông Putin: ‘Lệnh trừng phạt đang kích thích kinh tế Nga’
“Chúng tôi phải lấy việc này để tiến lên cấp độ mới của sự phát triển”, BBC trích lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong buổi đối thoại được trực tiếp trên truyền hình hôm nay 16.4.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: AFP
Theo ông Putin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây trên thực tế đang thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế của người Nga, vì “họ càng ngày càng rèn luyện khả năng tự lực cánh sinh”, theo BBC.
Ngoài ra, Tổng thống Nga cho biết ông đã nói chuyện với các doanh nghiệp trong nước, qua đó khẳng định không hy vọng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Ông nói rằng nền kinh tế Nga mất khoảng 2 năm để phục hồi, hoặc chí ít giá trị của đồng rúp sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, ông Putin cũng cảnh báo sản lượng công nghiệp có thể tiếp tục giảm.
Video đang HOT
Khoảng thời gian 2 năm là điều ông Putin từng nhắc đến trong buổi họp báo tổng kết năm 2014 vừa qua. Khi ấy ông Putin cho rằng sau 2 năm, kinh tế Nga sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại với điều kiện “các yếu tố bên ngoài thay đổi”.
Tuy nhiên vào lúc này, ông khẳng định người Nga đang cảm nhận những tín hiệu tích cực từ nỗ lực của chính mình thay vì phải trông đợi vào “yếu tố bên ngoài”.
BBC dẫn lời ông Putin nhận xét rằng một số lệnh cấm nhập khẩu từ phương Tây đã góp phần giúp nông nghiệp Nga phát triển.
Đây là buổi đối thoại trực tuyến lần thứ 13 được tổ chức. Trong những buổi đối thoại, Tổng thống Nga trả lời các câu hỏi trực tiếp của người dân thông qua điện thoại. Hình ảnh của cuộc giao lưu trực tuyến được ghi lại từ một phòng thu gần Điện Kremlin và thường kéo dài khoảng 4 tiếng, BBC cho biết.
Theo The Guardian, năm nay số lượng câu hỏi đạt kỷ lục với 2,5 triệu câu hỏi chất vấn. Ngoài các câu hỏi về tình hình kinh tế ở các lĩnh vực khác nhau, còn xoay quanh những chi tiết về quan hệ ngoại giao, bao gồm vấn đề Ukraine lẫn lệnh trừng phạt của phương Tây và cả các giao dịch quốc phòng.
Phát ngôn viên của ông Putin, Dmitri Peskov cho biết các câu hỏi về chính sách đối ngoại đã tăng lên so với những lần đối thoại trước đó. Ngoài ra, khoảng 23% lượng câu hỏi tập trung vào vấn đề phúc lợi xã hội, kế đến là mối quan tâm về nhà ở và dịch vụ ở địa phương…
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nhật - Hàn đối thoại an ninh lần đầu sau 5 năm
Tokyo và Seoul hôm nay tổ chức đổi thoại an ninh cấp cao đầu tiên sau hơn 5 năm gián đoạn vì căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền và lịch sử.
Lee Sang-Deok (thứ hai từ phải sang), Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, bắt tay Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trước khi bắt đầu đàm phán an ninh cấp cao. Ảnh: AFP.
Cuộc đối thoại bàn về an ninh khu vực, chính sách quốc phòng và hợp tác,AFP dẫn lời các quan chức Hàn Quốc cho biết nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Lần gần đây nhất Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức đối thoại an ninh cấp cao là vào tháng 12/2009.
Việc nối lại cái gọi là đàm phán "2 2", với sự tham gia của quan chức Bộ Ngoại giao cùng Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc, thể hiện quá trình tan băng chậm đang diễn ra trong tiếp xúc ngoại giao song phương. Sự kiện được tổ chức vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm khi khu vực chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Thế Chiến II kết thúc và chủ nghĩa dân tộc ở Đông Bắc Á gia tăng.
Quan hệ giữa hai quốc gia Đông Á luôn gặp vấn đề do liên quan đến thời kỳ Nhật Bản cai trị bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn 1910 - 1945. Seoul cảm thấy Tokyo vẫn chưa thực sự hối lỗi về chế độ thuộc địa trong quá khứ. Hai nước giận dữ nhau do tranh chấp một chuỗi đảo.
Tháng trước, ngoại trưởng các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã gặp nhau ở Seoul, cam kết hành động để hướng tới hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ba bên "sớm nhất" có thể nhưng giới quan sát nhận định động thái trên khó diễn ra trong ngắn hạn.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức hai lần gặp thượng đỉnh thượng đỉnh thành công. Tuy nhiên, bà Park từ chối gặp riêng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn ông Tập chỉ tiếp xúc ông Abe trong thời gian ngắn bên lề hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức cuối năm ngoái ở Bắc Kinh.
Sự rạn nứt giữa Hàn Quốc và Nhật Bản là vấn đề khiến Mỹ cảm thấy bất an bởi Washington muốn hai đồng minh chiến lược ở châu Á đoàn kết để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Như Tâm
Theo VNE
Việt Nam - Phi-líp-pin lần đầu Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Chiều 13-4 tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phi-líp-pin Hô-nô-ri-ô A-giơ-ku-ét-ta (Honorio S.Azcueta) nhân dịp ông sang Việt Nam tham dự Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Phi-líp-pin lần đầu tiên. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh quan hệ giữa ViệtNamvà Phi-líp-pin...