Ông Putin ký dự luật “bóp nghẹt cuộc sống” của các NGO
Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã ký một dự luật cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs) được cho là “không mong muốn” hoạt động trong nước vì vấn đề an ninh quốc gia. Phản ứng lại, các nước phương Tây đã lên án dự luật và cho rằng, Nga đang cố gắng cô lập người dân khỏi thế giới.
Theo đó, các cá nhân làm việc cho các tổ chức NGO có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lớn hoặc phạt tù lên đến 6 năm.
Các nhà phê bình cho rằng, đó là động thái của Điện Kremlin nhằm bóp nghẹt các quan điểm bất đồng về an ninh và các hoạt động khác tại Ukraine.
Tuy nhiên, hãng tin Interfax cho biết, dự luật này sẽ áp dụng cho các NGO “không mong muốn” đang hoạt động tại Nga. Tức là nó sẽ có hiệu lực đối với các tổ chức đặt ra mối đe dọa cho trật tự hiến pháp, khả năng phòng thủ và an ninh của Nga.
Trước đó, theo một đạo luật năm 2012, các NGO liên quan đến chính trị ở Moscow phải đối mặt với nhiều hạn chế, trong đó chính phủ Nga yêu cầu NGO phải đăng ký là “đại lý nước ngoài” khi hoạt động trong nước.
Video đang HOT
Tổng thống Putin ký dự luật mới, cấm các NGO “không mong muốn” hoạt động tại Nga
Những người ủng hộ dự luật mới bày tỏ, đó là điều cần thiết để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào các hoạt động của nước Nga, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine đang ngày càng gia tăng.
Trong khi đó các NGO và chính phủ phương Tây phản đối dự luật “hà khắc” này. Họ cho rằng, chính phủ Nga đã đưa ra luật lệ “bóp nghẹt cuộc sống” của các NGO.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf nhấn mạnh: “Chúng tôi lo ngại dự luật mới sẽ hạn chế hơn nữa công tác xã hội ở Moscow”.
David Lidington, Bộ trưởng phụ trách các nước châu Âu của Anh nói rằng, đó là một ví dụ nữa về các “sách nhiễu” từ nhà chức trách Nga đối với các NGO và những người làm việc với các tổ chức này tại Nga.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng nhận định, dự luật này sẽ khiến cuộc sống của người dân khó khăn hơn, trong khi Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) lên tiếng cảnh báo rằng, người dân địa phương sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nền nhất từ đạo luật này.
Hugh Williamson, Giám đốc của HRW tại châu Âu và Trung Á nói: “Chúng tôi thường đặt ra câu hỏi là luật mới nhằm chống lại các nhóm nhân quyền quốc tế hay vì một mục đích nào khác? Nhưng trong thực tế, có rất ít nghi ngờ về mục tiêu chính của các nhà hoạt động và các tổ chức độc lập của Nga trong dự luật này”.
Theo_An ninh thủ đô
Macau trưng cầu dân ý không chính thức cải cách bầu cử
Ngày 24-8, người dân Macau thuộc Trung Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử tại đặc khu này.
20.000 người Macau biểu tình hồi tháng 5 để phản đối dự luật ưu đãi quan chức về hưu - Ảnh: Reuters
Macau với dân số 550.000 người, từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được trả về Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hong Kong, Macau có thể chế luật pháp riêng. Đặc khu trưởng Macau do một ủy ban 400 thành viên chỉ định.
Theo AFP, cuộc trưng cầu dân ý do ba tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ kéo dài trong một tuần tới ngày 30-8, ngay trước ngày ủy ban trên bổ nhiệm đặc khu trưởng mới. Chỉ có đặc khu trưởng Fernando Chui là ứng cử viên duy nhất và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, người dân Macau được đề nghị đưa ra ý kiến về việc tổ chức bầu cử tự do đặc khu trưởng vào năm 2019 và liệu họ có niềm tin với đặc khu trưởng hiện tại Fernando Chui hay không.
Các tổ chức phi chính phủ ở Macau hi vọng số người đi bỏ phiếu sẽ vượt qua mức 10.000. Trong sáng nay đã có khoảng 750 người đi bỏ phiếu. Hồi tháng 5, khoảng 20.000 người Macau đã đi biểu tình phản đối một dự luật chi đậm cho các quan chức về hưu, buộc chính quyền Macau phải bỏ dự luật này.
Phản ứng lại, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Macau không có quyền tổ chức trưng cầu dân ý. Hồi tháng 6, Hong Kong cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách bầu cử và hơn 790.000 người đã tham gia bỏ phiếu trong vòng 10 ngày.
Khi đó Bắc Kinh cũng mô tả kết quả trưng cầu dân ý ở Hong Kong là bất hợp pháp.
Theo Tuoitre
Thượng viện Mỹ thông qua quyền xúc tiến TPP cho Tổng thống Mỹ Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật về trao quyền xúc tiến thương mại cho tổng thống, một quyết định đưa ông Barack Obama tới gần hơn việc hoàn tất Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo Reuters ngày 22.5. Tổng thống Mỹ Barack Obama hài lòng với việc được trao quyền xúc tiến thương mại -...