Ông Putin được đưa vào sách giáo khoa Nga?
Sự nghiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ được ghi chép đầy đủ trong một quyển sách lịch sử dùng trong các trường học ở Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: AFP
Chương sách đang được biên soạn này sẽ thể hiện đầy đủ sự nghiệp của ông Putin kể từ khi ông kế nhiệm cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin hồi năm 2000, cho đến khi ông tái đắc cử chức Tổng thống vào năm 2012, theo Nhật báo NgaIzvestia ngày 23.9.
Một quan chức Bộ Giáo dục Nga (không nêu tên) cho Izvestia biết: “Sau một thời gian dài thảo luận, tranh cãi và hội ý, Bộ Giáo dục Nga đã quyết định rằng các quyển sách giáo khoa lịch sử phải bao gồm kiến thức từ lịch sử hình thành nước Nga cho đến những cuộc bầu cử gần đây nhất”.
Đề cương quyển sách lịch sử có chương viết về sự nghiệp ông Putin sẽ được công bố vào tuần tới, theo Izvestia.
Hồi đầu năm 2013, ông Putin đã đề nghị cho các nhà sử học thuộc Học viện Khoa học Nga viết một bộ sách giáo khoa lịch sử chuẩn nhằm cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức lịch sử về nước Nga.
Video đang HOT
Ông Putin hồi tháng 2 năm nay cũng kêu gọi các nhà sử học soạn sách giáo khoa lịch sử một cách thống nhất, vì ông cho rằng các quyển sách giáo khoa lịch sử hiện tại có quá nhiều quan điểm trái ngược.
Tuy nhiên, Izvestia cũng nói ông Putin phản đối việc đưa sự nghiệp của ông vào sách lịch sử.
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Putin, cũng đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng ông Putin có liên quan đến dự án viết sách lịch sử này.
“Tổng thống Putin sẽ không can thiệp vào công việc của các học giả và giáo viên. Hãy để cho các chuyên gia quyết định nội dung quyển sách, cân nhắc xem có cần thiết phải đưa sự nghiệp của đương kim Tổng thống Nga vào sách lịch sử hay không”, theo ông Peskov.
Phúc Duy
Theo TNO
Putin sắp vào sách lịch sử của Nga
Bộ Giáo dục Nga quyết định sẽ đưa sự nghiệp chính trị của ông Putin vào một chương trong cuốn giáo trình lịch sử mới sắp được ban hành.
Ngày 23/9, một quan chức Bộ Giáo dục Nga cho biết họ sẽ dành một chương trong giáo trình lịch sử chính thức mới của Nga để viết về sự nghiệp chính trị của Tổng thống Vladimir Putin trong giai đoạn sau khi ông lên nắm quyền vào năm 2000.
Giai đoạn lịch sử từ năm 2000, khi Putin kế nhiệm cựu Tổng thống Boris Yeltsin cho đến khi ông được bầu làm Tổng thống nhiệm kỳ 3 vào năm 2012 sẽ trở thành một phần riêng biệt trong cuốn giáo trình lịch sử sắp sửa được giới thiệu này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Quan chức Bộ Giáo dục Nga cho hay: "Sau thời gian dài tham vấn, chúng tôi đã quyết định rằng cuốn giáo trình này cần phải có giai đoạn lịch sử với các cuộc bầu cử Tổng thống gần đây nhất của Nga."
Ông này cũng thừa nhận đã có nhiều nghi vấn và tranh cãi xung quanh vấn đề này, nhưng cuối cùng họ vẫn quyết định vẫn tiếp tục thực hiện động thái "vẫn rất phổ biến trên toàn cầu" này.
Hồi đầu năm, ông Putin đã lệnh cho các nhà sử học tại Viện Khoa học Nga chuẩn bị một cuốn sách giáo khoa chuẩn hóa cung cấp cho các học sinh hiểu biết rõ ràng về lịch sử nước Nga.
Trong tháng 2, ông Putin cũng đã yêu cầu các nhà sử học xây dựng một giáo trình lịch sử không chứa đựng "những mâu thuẫn nội tại và những sự kiện mơ hồ" bởi các giáo trình lịch sử hiện nay của nước Nga chứa đựng quá nhiều quan điểm trái ngược nhau.
Quyết định của Bộ Giáo dục Nga đưa sự nghiệp chính trị của ông Putin vào sách lịch sử đã gây nên những căng thẳng cho những người chịu trách nhiệm soạn thảo, khi họ phải đưa ra đề cương của giáo trình này vào tuần sau.
Hiện vẫn chưa rõ những sự kiện nào trong sự nghiệp chính trị của Putin sẽ được đề cập, và giáo trình này sẽ dành bao nhiêu trang cho các vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội Nga, chẳng hạn như cách xử lý vấn đề chiến tranh ở Chechnya của ông Putin.
Tờ Izvestia, cơ quan ngôn luận của điện Kremlin cho biết chính bản thân ông Putin cũng đã lên tiếng phản đối kế hoạch đưa sự nghiệp của ông vào sách lịch sử và nói rằng vẫn chưa đến lúc đánh giá các sáng kiến chính trị của ông. Người phụ trách báo chí của ông Putin cũng đã bác bỏ sự liên quan của Tổng thống tới dự án này.
Ông Dmitry Peskov, phụ trách báo chí của ông Putin nói: "Tổng thống sẽ không can thiệp vào công việc của các học giả và giáo viên. Hãy để các chuyên gia quyết định xây dựng cuốn sách này như thế nào, và liệu có cần thiết phải đưa vào sách sự nghiệp của tổng thống hiện thời hay không."
Năm 2007, ông Putin đã gây ra một số tranh cãi trong dư luận Nga khi ban hành một chỉ đạo cho các giáo viên lịch sử nói rằng cách lãnh đạo độc đoán của Stalin là cần thiết, đồng thời đưa ra khái niệm về dân chủ trong vòng quản lý.
Theo Pravda
20 khoảnh khắc ngớ ngẩn suýt khai màn chiến tranh hạt nhân (2) Những sự cố không thể lường trước được hoặc những sai sót "dở khóc dở cười", khiến Nga và Mỹ nhiều lần đứng trước bờ vực chiến tranh hạt nhân. 12. Ngày 28-10-1962, một nhân viên thao tác radar của trạm radar New Jersey tiếp nhận một cảnh báo giả vào lúc 09h00 sáng, sau đó đã thông báo bằng đường liên lạc...