Ông Putin đủ bản lĩnh lái máy bay ném bom đến Crimea
Nếu ông Putin đã lái được Su-27 đến Chechnya thì ông cũng có thể lái được máy bay đến bán đảo Crimea hay bất kỳ nơi đâu là lãnh thổ mà Nga tuyên bố. Sở dĩ ông Putin có thể lái được máy bay chiến đấu với tốc độ cực cao cũng là bởi ông là một con người có thần kinh thép và đam mê tốc độ.
Trong những ngày qua, quan hệ Nga và phương Tây cực kỳ căng thẳng. Trước các động thái quân sự của NATO tăng cường hiện diện quân sự tại &’bờ Đông’, Nga tiến hành tập trận bao gồm cả dùng máy bay đáp trả.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Hạm đội Phương Bắc đã bắt đầu giai đoạn tập trận trên biển Barents. Ngoài ra, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, một loạt đơn vị chiến đấu của Hạm đội Baltic, lực lượng nhảy dù Quân khu Miền Nam lực lượng lính thủy đánh bộ thuộc Hạm đội Biển Đen ở khu vực Krasnodarsk đều đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ.
Interfax ít hôm trước còn cho biết gần 10 máy bay ném bom Su-34 và máy bay tiêm kích hiện đại Su-27 thuộc Quân khu Miền Tây đã chuyển đến vùng Kaliningrad, sát biên giới EU, để diễn tập ném bom. NATO cùng ngày phải điều chiến đấu cơ ngăn chặn một nhóm máy bay Nga ở không phận gần Latvia.
Trước đó, RIA Novosti ngày 17-3 cho biết bộ binh Nga ở biển Baltic được tăng cường tên lửa Iskander, còn máy bay chiến lược mang tên lửa TU-22M3 sẽ đến Crimea.
Trang Pravda Nga còn cho biết ở Nga, mọi công dân đều không sợ chiến tranh nếu bị kẻ thù gây hấn. Khi Tổ quốc lâm nguy, mọi người dân đều có thể trở thành chiến sĩ và họ còn dẫn chứng Tổng thống Vladimir Putin có đủ khả năng lái máy bay ném bom tới Crimea hay bất kỳ nơi đâu.
Video đang HOT
Điều này không phải là nói vui vì ông Putin khá giỏi lái máy bay. Ngoài việc từng lái máy bay trực thăng cứu hỏa dập cháy rừng, ông Putin còn lái cả máy bay chiến đấu. Năm 2000, ông Putin lái chiếc Su-27 qua bầu trời Chechnya và năm 2005, ông lái chiếc cường kích TU-160 trong một triển lãm máy bay.
Nếu ông Putin đã lái được Su-27 đến Chechnya thì ông cũng có thể lái được máy bay đến bán đảo Crimea hay bất kỳ nơi đâu là lãnh thổ mà Nga tuyên bố. Sở dĩ ông Putin có thể lái được máy bay chiến đấu với tốc độ cực cao cũng là bởi ông là một con người có thần kinh thép và đam mê tốc độ.
Trên không, ông Putin có thể lái máy bay chiến đấu còn trên bộ thì ông có thể đua cùng Fernando Alonso. Hồi tháng 11 năm 2010 khi đến Saint Petersburg thăm đường đua FI và vị thủ tướng nước Nga đã lên xe thử vài vòng. Dù mới lần đầu chạy trên đừa đua F1 nhưng ông Putin đã làm mọi người nể khi đạt tốc độ 240 km/giờ.
Còn trên nước thì sao? Tháng 8-2010, ông đã cưỡi cano tốc độ cao để bắn lao vào cá voi trên biển ở bán đảo Kamchatka. Ông Putin khoe bắn phát thứ 4 là trúng mục tiêu. Hiếm có nhà lãnh đạo nào mà lại mê thể thao và tốc độ như ông Putin.
Theo Một Thế Giới
Khám phá biến thể huấn luyện của tiêm kích Su-27, MiG-29
Ngoài máy bay huấn luyện chuyên dụng L-39, Yak-130, Không quân Nga còn sử dụng các biến thể 2 chỗ ngồi của tiêm kích MiG-29, Su-27 để đào tạo phi công.
Việc dùng các biến thể 2 chỗ ngồi phát triển dựa trên tiêm kích đa năng chủ lực sẽ giúp huấn luyện phi công thực chiến hiệu quả hơn. Các phi công kỳ cựu ở căn cứ chiến đấu có thể truyền đạt kinh nghiệm cho phi công trẻ dễ dàng hơn. Trong ảnh là biến thể Su-27UB huấn luyện 2 chỗ ngồi được phát triển dựa trên tiêm kích đa năng huyền thoại Su-27.
Loại máy bay này được phát triển dựa trên Su-27 do Công ty Irkut thực hiện từ năm 1986. Đến năm 1998, có hơn 120 chiếc Su-27UB đã được sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của nó có tên là Su-27UBK.
Thông thường thì biến thể huấn luyện sẽ gỡ bỏ radar để nhường chỗ cho các thiết bị huấn luyện. Dẫu vậy, Su-27UB vẫn có thể chiến đấu với pháo 30mm, 10 giá treo mang được tên lửa tầm nhiệt, bom, rocket.
Máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB có cabin lớn hơn Su-27 một chỗ ngồi. Đồng thời chiều cao máy bay cũng được nâng lên từ 5,9 m thành 6,3 m, kể cả trọng lượng rỗng và trọng lượng cất cánh cũng nặng hơn 1.000 kg so với Su-27 trước đó.
Mặc dù Su-27UB có tốc độ tối đa 2.125 km/h thấp hơn so với Su-27 nhưng lại có pham vi hoạt động 3.600 km, xa hơn so với Su-27 phiên bản chiến đấu cơ một chỗ ngồi.
Các loại máy bay chiến đấu huấn luyện 2 chỗ ngồi này thường được trang bị ngay tại các đơn vị chiến đấu - dùng để huấn luyện phi công trẻ, hoặc huấn luyện bổ sung cả những phi công kỳ cựu. Trong ảnh là mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29UB - biến thể huấn luyện của dòng tiêm kích đánh chặn MiG-29.
Biến thể huấn luyện MiG-29UB được phát triển dựa trên thế hệ đầu tiên dòng MiG-29. Nó được mở rộng buồng lái (2 chỗ ngồi), giữ nguyên hầu hết các thành phần chính.
Tuy nhiên, riêng radar thì bị tháo bỏ để nhường chỗ cho các thiết bị huấn luyện giả lập cho phi công. Với vai trò là tiêm kích đánh chặn thì việc bị tháo bỏ radar chẳng khác nào "tước vũ khí chính" của MiG-29 khiến khả năng tác chiến của MiG-29 sẽ chỉ dừng lại ở việc mang được tên lửa tầm ngắn, bom, rocket.
Theo Kiến Thức
Nga xây sân bay cho Su-27 tại Belarus năm 2016 Ngày 15-10, Tham mưu trưởng Không quân Nga, ông Victor Bondarev cho biết, một căn cứ không quân dành cho máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 của Nga sẽ được xây dựng tại Belarus vào năm 2016. Các chiến đấu cơ của Nga sẽ đóng quân tại một sân bay quân sự sẵn có bên trong thành phố Bobruisk. Ông Bondarev còn cho...