Ông Putin đối mặt với điều gì nếu máy bay Nga ở Ai Cập bị khủng bố?
Chiến dịch không kích của Nga ở Syria hiện không đem đến rủi ro nhưng điều này có thể sẽ thay đổi nếu như khủng bố là nguyên nhân khiến máy bay Nga rơi ở Ai Cập.
Cho đến nay, Điện Kremlin cũng như các bên liên quan không phủ nhận khả năng máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Nga nổ tung trên bầu trời Ai Cập do nguyên nhân khủng bố.
Hiện chưa rõ Moscow sẽ phản ứng ra sao nếu như vụ tai nạn máy bay ở Ai Cập là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một làn sóng trả thù nhằm vào người Nga ở trong nước và nước ngoài.
Tổng thống Nga Putin lún sâu vào xung đột ở Syria?
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngay cả khi tuyên bố nhận trách nhiệm của Nhà nước Hồi giáo (IS) về vụ tai nạn máy bay Nga ở Ai cập là không chính xác, điều này cũng sẽ đẩy ông Putin vào tình thế khó khăn.
Ông chủ Điện Kremlin giờ đây có thể sẽ phải tập trung nhiều nguồn lực hơn trong cuộc chiến chống IS, bước đi có thể làm giảm sự ủng hộ đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đa số sự ủng hộ của người dân Nga trong chiến dịch không kích ở Syria bắt nguồn từ nỗ lực chống khủng bố ở trong nước, đặc biệt là cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan của quân đội Nga trong những năm 1990 ở Chechnya.
Như một hệ quả tất yếu, cuộc chiến chống khủng bố ở nước ngoài của Nga sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn so với ở trong nước. “Khủng bố là một mối đe dọa rõ ràng đối với người Nga. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đâu”, nhà báo Nga Ekaterina Zabrovskaya, hiện đang làm việc tại Mỹ cho biết. Zabrovskaya nói thêm: “Người Nga ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố bởi đây là một trong những chủ đề hết sức quan trọng”.
Nhà sử học Martin McCauley, cựu giáo sư thuộc trường Đại học King ở London (Anh) nhận định: “Dù trong trường hợp nào, không thể có lý do máy bay Nga rơi ở Ai Cập là do lỗi kỹ thuật. Điều này phản ánh sự bất lực của Nga”.
Đối với những quốc gia như Nhật Bản hay Jordan, sau khi công dân nước này bị hành quyết bởi phiến quân IS, có một làn sóng trong nước phản đối sự can thiệp quân sự ở Syria. Tuy nhiên, việc IS tấn công khủng bố nhằm vào công dân Nga, nếu xảy ra sẽ chỉ có tác dụng ngược lại, củng cố chiến dịch quân sự của Moscow.
“Điều này sẽ củng cố lập trường của ông Putin rằng Nga cần phải can thiệp vào Syria, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố trước khi những kẻ Hồi giáo cực đoan có cơ hội tấn công nước Nga”, ông McCauley nhận định.
Video đang HOT
Vụ tai nạn máy bay ở Ai Cập cũng sẽ không tác động rõ rệt đối với chiến dịch không kích ở Syria của Tổng thống Nga Putin. Mọi hiệu ứng nếu xảy ra sẽ chỉ mang yếu tố tích cực. “Tôi cho rằng, sự ủng hộ của người Nga đối với chiến lược của ông Putin ở syria sau sự kiện này sẽ tăng gấp đôi”, theo chuyên gia Jacob Funk Kirkegaard đến từ Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson.
Làn sóng khủng bố nhằm vào nước Nga
Người dân Nga tưởng niệm các nạn nhân trong vụ rơi máy bay Airbus A321 ở Ai Cập ngày 31/10.
Trong bối cảnh Nga phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố từ các phiến quân Hồi giáo ở Cechnya và phía bắc Caucasus, việc Nga can thiệp vào Syria cũng sẽ khiến Moscow trở thành mục tiêu lý tưởng của những kẻ cực đoan.
Thủ lĩnh của Mặt trận al-Nustra, chi nhánh của al-Qaeda ở Syria, Abu Mohammed al-Jolani kêu gọi những kẻ ủng hộ tổ chức trên khắp thế giới tấn công quân đội hoặc công dân Nga vì Moscow đã can thiệp nhằm bảo vệ chế độ Assad.
Jolani kêu gọi phiến quân ở vùng Caucasus “phân tán” sự chú ý của Nga trong chiến dịch ở Srira, coi “hành động của Nga là mũi tên cuối cùng của kẻ thù nhằm vào người Hồi giáo”.
Các quan chức Nhà Trắng cho rằng, việc Nga can thiệp ở Syria sẽ chỉ càng khiến Moscow rơi đứng trước làn sóng tấn công khủng bố, giống như cuộc chiến tranh Afghanistan những năm 1980.
“Những kẻ cực đoan từ Nga hoặc Liên Xô cũ chưa có cơ hội chiến đấu ở Afghanistan hay Chechnya rõ ràng sẽ nhắm đến chiến trường ở Syria”, một quan chức Mỹ giấu tên nói trên Foreign Policy.
Quan chức này nói thêm: “Khả năng phát tán hận thù và kích động bạo lực trên khắp thế giới của những kẻ cực đoan sẽ đặt ra thách thức không nhỏ đối với ông Putin”.
Tuy vậy, các quan chức Mỹ cũng thừa nhận, còn quá sớm để kết luận liệu hành động quân sự của Moscow đã tạo nên làn sóng khủng bố nhằm vào công dân Nga, thu hút các chiến binh Hồi giáo mang quốc tịch Nga đến Syria.
Hoạt động khủng bố quy mô lớn nhằm vào Nga nếu xảy ra không phải là kết quả tất yếu của việc Moscow can thiệp quân sự vào Syria, cựu cố vấn lực lượng đặc nhiệm Mỹ Seth Jones, giám đốc tổ chức tư vấn Rand Corporation nhận định.
Ông Jones nói thêm: “Cũng không thể nói rằng Moscow sẽ rơi vào khủng hoảng. Có thể khả năng tấn công khủng bố nhằm vào Nga gia tăng nhưng điều này chưa thể tạo nên làn sóng phản đối Nga trên thế giới”.
Đăng Nguyễn (theo Foreign Policy, IBTimes)
Theo_Người Đưa Tin
Tình báo Nga tiết lộ thông tin chấn động về Châu Á
Tình báo Nga hôm qua (28/10) đã tiết lộ thông tin chấn động về một âm mưu cực kỳ đáng sợ đang nhằm vào khu vực Châu Á.
Nhóm IS đang là mối lo ngại hàng đầu của thế giới.
Cụ thể, tình báo Nga cảnh báo nguy cơ ngày càng tăng về một cuộc xâm lược của lực lượng Taliban hoặc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhằm vào khu vực Trung Á.
Giám đốc cơ quan tình báo Nga FSB ông Alexander Bortnikov cho biết trong một bài bình luận được đăng tải trên các hãng tin của Nga rằng, lực lượng Taliban đang tập trung ở khu vực biên giới phía bắc của Afghanistan và một phần trong số này đã thề trung thành với nhóm IS. Sự tập trung lực lượng khủng bố trên làm cho nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lược ở khu vực ngày càng trở nên hiển hiện hơn.
Afghanistan có chung đường biên giới với một loạt nước cựu Xô viết như Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan. Khu vực này là nguồn gốc của một lượng lớn ma túy đổ vào Nga và từ lâu luôn là nỗi quan ngại rất lớn đối với Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng này đã miêu tả tình hình ở Afghanistan là "rất gần với nguy cấp" và kêu gọi các quốc gia cựu Xô-viết hãy chuẩn bị sẵn sàng hành động để có thể cùng nhau đẩy lùi một cuộc tấn công đáng sợ có thể xảy ra từ lực lượng khủng bố.
Trong khi đó, ở thủ đô Moscow, một tòa án quận hôm qua đã bắt giữ một sinh viên 19 tuổi sau khi nữ sinh này bị Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại khi đang tìm cách vượt qua biên giới của họ để xâm nhập vào Syria hồi tháng Sáu.
Báo chí Nga đưa tin, vào thời điểm đó, Varvara Karaulova - một nữ sinh viên của trường Đại học Quốc gia Moscow danh tiếng, đã mất tích một vài tuần trước khi cô này bị bắt giữ ở một thành phố biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Các nguồn tin cho biết, Karaulova đã cải sang đạo Hồi và muốn tới Syria để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Đài truyền hình Nga cho hay, Karaulova - người đã đổi tên thành Alexandra Ivanova, sẽ phải ở trong tù cho đến cuối tháng 12 vì bị tình nghi có âm mưu thực hiện hành động khủng bố. Các nhà điều tra nghi rằng, nữ sinh Karaulova đang tuyển mộ các tình nguyện viên người Nga để đến Syria.
Mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố đang trở thành nỗi ám ảnh không chỉ đối với Nga mà với cả thế giới. Mới đây, hôm 30/9, Nga đã chính thức tham chiến ở Syria với mục tiêu được tuyên bố là nhằm để tiêu diệt IS - nhóm khủng bố khét tiếng nhất thế giới hiện nay.
Không quân Nga phá hủy 118 mục tiêu của Syria trong 24 giờ qua
Nga đã thực hiện chiến dịch không kích quyết liệt và mạnh mẽ nhằm vào các mục tiêu của IS trong suốt gần một tháng qua. Lực lượng chiến đấu cơ của Nga đã tấn công vào 118 cơ sở của IS ở Syria trong 24 giờ qua, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết khi báo cáo về thông tin mới nhất liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Syria.
"Chiến đấu cơ của Nga đã thực hiện 71 cuộc xuất kích trong 24 giờ qua và nhằm vào 118 cơ sở của lực lượng khủng bố ở các tỉnh Idlib, Homs, Hama, Aleppo, Damascus và Latakia", ông Konashenkov cho hay.
Theo vị phát ngôn viên trên, những chiếc máy bay ném bom Su-24M của Nga đã phá hủy một căn cứ chỉ huy của lực lượng khủng bố cùng với một trung tâm thông tin liên lạc và một kho vũ khí lớn mà các phương tiện trinh sát của Nga phát hiện ở gần ngôi làng Salma thuộc tỉnh Latakia.
"Sau nhiều hoạt động trinh sát, máy bay ném bom Su-24M đã thực hiện một cuộc tấn công chính xác, phá hủy hoàn toàn kho vũ khí đó", phát ngôn viên Konashenkov cho hay.
Một căn cứ chỉ huy của tổ chức khủng bố Jaish al-Islam nằm bên ngoài khu dân cư Misrabah gần thủ đô Damascus của Syria cùng với một căn cứ chỉ huy của nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra ở khu vực Tel-Bisa thuộc tỉnh Homs cũng đã bị phá hủy.
Chiến đấu cơ Nga đã tăng cường số lần xuất kích đi thực hiện các cuộc tấn công bởi họ nhân được nhiều thông tin và số liệu trinh sát đáng tin cậy về các cơ sở hạ tầng của IS, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
"Như các bạn thấy, số lần xuất kích đã tăng do thực tế chúng tôi bắt đầu nhận được nhiều thông tin trinh sát chính xác hơn và được xác nhận qua nhiều kênh về những địa điểm của các mục tiêu cơ sở hạ tầng của lực lượng khủng bố. Thực tế này là một câu trả lời thuyết phục cho những nguồn tin nặc danh trên một số tờ báo nước ngoài tự cho mình quyền đưa ra những cáo buộc vô căn cứ, thiếu cơ sở về chiến dịch của chúng tôi", ông Konashenkov nhấn mạnh
Phát ngôn viên quân đội Nga còn khẳng định thêm: "Tôi muốn một lần nữa nói rõ rằng: tất cả các máy bay Nga ở căn cứ Khmeimim đều có thể hoạt động trong mọi loại hình thời tiết và nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ các nhóm làm việc trên không khác để đảm bảo lực lượng của chúng tôi hoạt động liên tục, hiệu quả và đáng tin cậy".
Chiến dịch không kích của Nga ở Syria được nhiều chuyên gia đánh giá là có hiệu quả trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu vẫn nghi ngờ chiến dịch của Nga chỉ là vỏ bọc để chính quyền Tổng thống Putin hậu thuẫn cho đồng minh Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy Syria.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trump: Thế giới tốt đẹp hơn nếu Saddam, Gaddafi vẫn nắm quyền Thế giới có thể là nơi tốt đẹp hơn nếu các cố lãnh đạo bị Mỹ và phương Tây lật đổ như Saddam Hussein và Muammar Gaddafi vẫn nắm quyền. Đây là bình luận gây tranh cãi mới nhất được ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump đưa ra vào Chủ nhật tuần trước. Ứng cử viên Tổng thống...