Ông Putin đang quá lạc quan về khả năng của Nga?
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Nga đã tìm thấy “nội lực” để phục hồi kinh tế, đồng thời nói phương Tây nên dừng ngay những “luận điệu theo kiểu tối hậu thư”, theo Reuters.
Hôm 19.6, ông Putin đã có buổi nói chuyện tại một diễn đàn kinh doanh tại St. Petersburg. Tổng thống Nga trong đó đã làm bật lên những diễn biến tích cực từ nền kinh tế trong nước và tự tin về quãng đường phát triển sắp tới.
“Nội lực” của ông Putin
Trong bài phát biểu 29 phút và phần trả lời câu hỏi kéo dài hơn một giờ, ông Putin nhấn mạnh về việc Nga đã có đủ “nội lực” để chống lại lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU), vốn vừa được gia hạn vừa qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định kinh tế Nga sẽ phục hồi mạnh mẽ bằng “nội lực” – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi muốn chỉ ra rằng cuối năm ngoái chúng tôi đã được cảnh báo, như bạn biết đấy, rằng sẽ vấp phải một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Nhưng nó đã không xảy ra. Chúng tôi đã ổn định tình hình… chủ yếu nhờ nền kinh tế Nga xếp chồng lên nhau, bù đắp đủ nội lực”, Reuters dẫn lời ông Putin nói tại St. Petersburg.
Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm thêm 1 điểm phần trăm lãi suất, xuống còn 11,5% hồi Thứ hai 15.6, lạm phát từ chỗ 16,9% hồi tháng 4 năm nay đã giảm còn 15,8% trong tháng 5, còn đồng rúp đã tăng so với đồng USD (1 USD đổi 54 rúp so với mức 1 USD đổi gần 80 rúp hồi tháng 12 năm ngoái).
Theo ông Putin, sự trợ giúp từ nguồn lực nội tại là điểm có thể tin rằng Nga tiếp tục đà phục hồi và thành công trong tương lai.
“Sát cánh với chúng tôi là doanh nhân, người dân và các nhà lãnh đạo mới chuẩn bị giúp ích cho Nga và sự phát triển của Nga. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn chắc chắn về sự thành công..”, ông Putin nói thêm.
Video đang HOT
Hôm 19.6, báo Nga The Moscow Times cũng dẫn kết quả nghiên cứu từ Cơ quan nghiên cứu kinh tế tại Áo cho biết, việc cấm vận Nga có thể khiến EU tổn thất 100 tỉ USD và khoảng 2 triệu việc làm. Theo đó, “nội lực” của Nga từ việc cấm xuất khẩu ngược lại các mặt hàng sang EU đã và đang gây khó khăn cho châu Âu.
Tự tin thái quá?
Những phát biểu của ông Putin gợi lên câu chuyện diễn ra trong buổi họp báo cuối năm 2014 ở Nga. Khi ấy, ông Putin khẳng định kinh tế Nga sẽ đi lên khi “các điều kiện bên ngoài thay đổi”, và rằng sớm muộn gì EU cũng phải nếm trải khó khăn từ việc cấm vận Nga.
Nền kinh tế Nga có thực sự sáng sủa như ông Putin đã nói? – Ảnh: Reuters
Hôm 19.6, Reuters cũng đưa tin rằng tập đoàn GAZ của Nga đang thỏa thuận với các đối tác sản xuất xe nước ngoài để thay thế hãng General Motors trên thị trường trong nước, như một cách dùng “nội lực” để chống lại việc cấm vận của châu Âu.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Nga và các doanh nghiệp Mỹ cũng tốt hơn so với năm ngoái, thời điểm Nhà Trắng kêu gọi doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào Nga sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea, theo Reuters.
Ian Colebourne, Giám đốc điều hành của Deloitte CIS cho biết: “Một số lo lắng rằng có lẽ những gì chúng tôi nhìn thấy năm ngoái đã giảm xuống. Ý tôi là không phải các doanh nghiệp sẽ hoàn toàn không xa lánh (Nga), nhưng sự căng thẳng quả thật đã giảm xuống…”.
Mặc dù vậy, báo Mỹ The Washington Post cho rằng thực tế các nhà đầu tư Mỹ chỉ đang quay lại Nga để bảo vệ tài sản, thay vì mở rộng đầu tư như ông Putin nói.
“Mọi thứ đang bị thu hẹp lại nơi đây. Kinh doanh đang tụt dốc so với năm ngoái “, The Washington Post dẫn lời ông Alexis Rodzianko, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Nga cho biết.
Một ngày trước buổi diễn đàn tại St. Petersburg diễn ra, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga, ông Alexei Ulyukayev cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, nền kinh tế Nga đã teo lại 3,2%.
Hiện tại, Nga vẫn đang tiếp tục chính sách mở cửa đón đầu tư nước ngoài, nhưng rõ ràng cái nhìn của người Mỹ về họ không quá lạc quan như mong đợi, và cả bức tranh nền kinh tế Nga cũng không hẳn đã tốt đẹp như lời ông Putin.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bị Mỹ cấm vận, Nga chuyển sang dùng nhân dân tệ của Trung Quốc
Các cơ quan tài chính, tập đoàn năng lượng và ngân hàng nhà nước Nga đang tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quôc do lệnh cấm vận của phương Tây và Mỹ buộc Moscow phải giảm dùng USD.
Nhân dân tệ của Trung Quôc (trái) và đồng rúp của Nga - Anh: Reuters
Tờ Moscow Times (Nga) cho biết trong vài tuần lễ gần đây, các định chế tài chính chủ chốt của Nga đã lần lượt thông báo việc chuyển sang dùng nhân dân tệ, loại tiền tệ nhiều khả năng trở thành "kẻ thách thức" sự thống trị của đồng USD trong thế kỷ này.
Giới quan sát nhận định vị thế là loại tiền tệ dự trữ toàn thế giới của đồng USD đã khiến tác động của lệnh cấm vận phương Tây dành cho Nga từ năm 2014 trở nên nặng nề hơn, khiến Moscow phải chuyển sang loại ngoại tệ khác.
Hai tập đoàn năng lượng nhà nước Nga, gồm Gazprom và công ty con Gazprom Neft, thông báo sẽ tăng cường dùng nhân dân tệ của Trung Quôc để giao dịch, còn Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, cũng cho hay đã khuyến khích dùng loại ngoại tệ này.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết đang tìm cách tạo ra một công cụ huy động vốn mới bằng đồng nhân dân tệ và Bộ Tài chính Nga cũng đã ra thông báo đang cân nhắc sẽ phát hành trái phiếu bằng loại ngoại tệ này.
Nga đã chuyển hướng giao dịch và đầu tư sang Trung Quôc kể từ sau khi phương Tây và Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga hồi năm 2014 và các biện pháp trả đũa của Nga đã làm giảm lượng giao thương giữa nước này với phương Tây, theoMoscow Times.
Trung Quôc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga, sau Liên minh châu Âu (EU), với tổng kim ngạch trong năm 2014 lên đến hơn 95 tỉ USD, hãng tin TASS (Nga) dẫn thống kê từ Hải quan Trung Quôc.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng do đồng USD thống trị nền tài chính toàn cầu, nên thậm chí cả các định chế tài chính ngoài phương Tây cũng đã ngại làm ăn với Nga.
Đươc biêt, Gazprom, tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga và là công ty mẹ của Gazprom Neft, công ty dầu lớn thứ 3 của nước này, đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn trị giá lên đến 400 tỉ USD với Trung Quôc hồi năm 2014.
Tập đoàn này cho biết hiện đang thương lượng với phía Trung Quôc dùng nhân dân tệ và đồng rúp để thanh toán việc vận chuyển khí đốt qua hệ thống đường ống ở Tây Siberia.
Ông Alexei Devyatov, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của tập đoàn tài chính UralSib (Nga), bình luận rằng lý do khiến Gazprom đang ráo riết chuyển qua dùng nhân dân tệ là vì lệnh cấm vận, chứ không phải vì lợi nhuận.
Nhưng Gazprom sẽ bị "thiệt hại phần nào" khi chuyển sang dùng nhân dân tệ do loại tiền tệ này không có được khả năng chuyển đổi linh hoạt như đồng USD, theo ông Devyatov.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Kinh tế Mỹ thụt lùi trong quý đầu năm Nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm nhiều hơn dự báo trong quý 1/2015 vì đồng USD tăng giá và mùa đông lạnh bất thường trong nhiều năm qua. Kinh tế Mỹ sụt giảm 0,7% trong quý đầu năm 2015 - Ảnh: Reuters AFP và Bloomberg hôm 29.5 đưa tin Bộ Thương mại Mỹ công bố tăng trưởng GDP của nước...