Ông Putin chia sẻ bí quyết trở thành Tổng thống
Tổng thống Putin đã nhận được một câu hỏi khá thẳng thắn từ một học sinh tên là George Chirkov sống tại Nizhny Novgorod rằng: “Cần phải trau dồi những gì trên ghế nhà trường để trở thành tổng thống?”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/4 đã dành 4 giờ đồng hồ để trả lời các câu hỏi từ người dân trong một chương trình truyền hình hỏi đáp trực tiếp với người dân diễn ra thường niên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh Sputnik
Trong chương trình truyên hình trực tiếp, Tổng thống Putin đã nhận được một câu hỏi khá thẳng thắn từ một học sinh tên là George Chirkov sống tại Nizhny Novgorod rằng: “Cần phải trau dồi những gì trên ghế nhà trường để trở thành tổng thống?”.
Trả lời câu hỏi này, Tổng thống Nga nói rằng: “Trong mọi tình huống. Điều cốt yếu là phải học giỏi”.
Tổng thống Putin cũng như nhiều nhà lãnh đạo cấp cao khác của Nga đều từng là những học sinh xuất sắc tại các trường danh tiếng của nước Nga.
Video đang HOT
Ông Putin từng theo học tại Khoa Luật quốc tế của Đại học Quốc gia Leningrad. Trong khi đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng từng tốt nghiệp Khoa Luật của Đại học Leningrad mang tên AA Zhdanov. Sau đó, ông học sau đại học cũng tại Đại học Quốc gia Leningrad.
Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, Boris Yeltsin, cũng có bằng Khoa Kỹ thuật Xây dựng của Viện Bách khoa Ural.
Tại cuộc đối thoại trực tiếp với người dân Nga, một bé gái tên là Alina Akhmatova tại tỉnh Orenburskaia cũng hỏi Tổng thống Putin rằng: “Phụ nữ có thể thành nguyên thủ quốc gia được không?”
“Có. Và có khi nữ nguyên thủ sẽ đảm đương giỏi hơn tất cả ấy chứ” – ông Putin trả lời hóm hỉnh và chắc chắn đã làm hài lòng rất nhiều người nghe.
Trong chương trình kéo dài gần 4 giờ đồng hồ, ông Putin cũng bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của các nhà bình luận về tính chất phức phức tạp của công việc mà ông đang đảm trách.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh tới sự đặc thù cũng như những khó khăn riêng mà mỗi ngành nghề đều có, thậm chí là cả ở những công việc tưởng như là dễ dàng nhất như bán hàng hay thợ mỏ.
“Công việc của tôi rất nặng nề, nhưng sau quầy hàng hoặc trong hầm mỏ cũng chẳng nhẹ nhàng hơn”, ông Putin nói.
Trả lời câu hỏi về ý định tái tranh cử trong năm 2018, ông Putin cho rằng quyết định này sẽ phụ thuộc vào “tình hình sẽ phát triển như thế nào và công việc sẽ diễn ra thế nào”.
“Tôi đã được hỏi về điều này và đã đưa ra câu trả lời mà tôi muốn nhắc lại một lần nữa. Bây giờ không phải là lúc chúng ta nghĩ tới việc ở đâu và như thế nào mà cần xem xét sự hài lòng của mọi người hiện nay ra sao; làm thế nào để đạt được những mục tiêu đã được đặt ra, việc thực hiện những lời hứa làm sao”, ông Putin nói.
Chương trình đối thoại trực tiếp với Tổng thống được phát sóng trực tiếp trên kênh Russia 24 của Nga. Nó được Tổng thống Putin tổ chức hàng năm như một cây cầu kết nối với mọi người dân. Ai cũng có thể gửi câu hỏi cho Tổng thống về nhiều chủ đề khác nhau.
Chương trình năm nay kéo dài 3 giờ 40 phút. Chương trình kéo dài kỷ lục nhất diễn ra trong năm 2013 – 4 giờ 47 phút.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Nga làm kiêu với nhóm cường quốc G7
Một nghị sĩ của Nga hôm qua (12/4) tuyên bố, Moscow chẳng có nhu cầu cấp thiết phải quay trở lại nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bởi nhóm này giờ đã trở thành câu lạc bộ bạn bè của Mỹ. Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh một số quan chức các nước thành viên G7 ngỏ ý mong muốn đưa Nga quay trở lại nhóm.
Ảnh minh hoạ
"Tại sao chúng tôi phải quay trở lại nhóm G7 khi mà nhóm này đang bị Mỹ điều khiển và các thành viên khác chỉ phải nghe theo? Đang có một mặt trận đoàn kết chống lại Nga ở đó", ông Alexey Pushkov Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga (Quốc hội Nga) đã gay gắt phát biểu như vậy.
"Ở vị thế hiện nay, Nga không cần phải trở thành một phần của G7. Tổ chức đó cần phải được cải cách lại", ông Pushkov nói thêm.
Nghị sĩ Nga khẳng định, các nước phương Tây đã sai lầm khi nghĩ rằng Nga không có vị thế tốt khi ở ngoài G7.
Nga đã tham gia nhóm nước G7 năm 1998, biến nhóm này trở thành G8. 7 nước khác trong nhóm G8 là Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ. Các nước này đã tẩy chay cuộc họp G8 ở Sochi, Nga hồi năm 2014 để phản đối cái mà họ gọi là cuộc sáp nhập trái phép bán đảo Crimea vào Nga. G8 sau đó quyết định loại bỏ Nga ra khỏi nhóm này, trở lại nhóm G7.
Trước đó, hôm Chủ nhật (10/4), Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã đưa ra ý tưởng về việc đưa Nga quay trở lại nhóm G7 vì vai trò của nước này trong các cuộc xung đột quốc tế là không thể bỏ qua.
Kiệt Linh (theo THX)
Theo_VnMedia
Bà San Suu Kyi được bổ nhiệm làm Cố vấn nhà nước Myanmar Bà Aung San Suu Kyi đã trở thành Cố vấn nhà nước Myanmar. Bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters) Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Myanmar U Zaw Htay cho biết, Chủ tịch đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền - bà Aung San Suu Kyi - đã trở thành Cố vấn nhà nước sau khi dự...