Ông Putin chỉ trích cạnh tranh kiểu Mỹ với Nord Stream-2
Dự án Nord Stream-2 là lợi thế riêng của Nga nhưng lại bị Mỹ trừng phạt, đó là phi thị trường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có bài phát biểu liên quan đến các dự án khí đốt của Nga với đối tác châu Âu hiện đang bị phía Mỹ nhòm ngó can thiệp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích nước ngoài “thọc gậy bánh xe” vào các dự án năng lượng của Nga và châu Âu.
Ông Putin đã có bài phát biểu tại Diễn đàn VTB Capital Investment ở Moscow hôm 29/10, chỉ trích việc nước ngoài can thiệp vào các hợp đồng thương mại về năng lượng của Nga theo cách phi thị trường, nhằm hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế Nga.
“Giá nhiên liệu xanh xuất khẩu cao hơn nhiều so với giá của người tiêu dùng trong nước, điều này cho phép chúng tôi thực hiện các kế hoạch phát triển mạng lưới cung cấp khí đốt của nước ta. Chúng không chỉ cung cấp thêm yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế mà đến nay các đối tác châu Âu cũng đã chấp thuận nhưng ‘họ’ vẫn cố chọc gậy bánh xe. Sự cạnh tranh như vậy sẽ hoàn toàn không thể có chỗ đứng trên thị trường” – ông Putin nói.
Video đang HOT
“Đây là lợi thế cạnh tranh tự nhiên của chúng tôi, tại sao ai đó lại cho rằng cần phải hạn chế nó theo cách phi thị trường? Tôi cho rằng điều này là sai, không công bằng và không phải theo cách thị trường vận hành” – ông Putin nhấn mạnh.
Dù không trực tiếp đề cập, Tổng thống Nga dường như đã muốn nhắc đến dự án đường ống Nord Stream-2 chạy dưới đáy biển Baltic. Cuối tháng 12/2019, Nord Stream-2 bị đình chỉ sau khi công ty Allseas của Thụy Sĩ từ chối đặt đường ống do các lệnh trừng phạt có thể xảy ra từ Washington. Đến nay, Nord Stream-2 đã hoàn thành 93%. Dự án Nord Stream-2 nhằm xây dựng hai đường ống với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức.
Tàu rải ống của Nga, dự kiến sẽ được sử dụng để hoàn thành dự án Nord Stream-2, cập cảng Sassnitz của Đức vào sáng ngày 28/10.
Theo trang web vận tải Vesselfinder, tàu rải ống Akademik Cherskiy của Nga đang trên đường đến cảng Sassnitz ở Biển Baltic để chuẩn bị hoàn thiện nốt phần tuyến đường ống còn dang dở của dự án Nord Stream-2 trong vài tháng tới.
Hôm 21/10 Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Mike Pompeo đã trình một báo cáo lên Quốc hội nước này về những biện pháp trừng phạt các tàu liên quan hoạt động lắp đặt đường ống cho Nord Stream-2. Theo báo cáo này, chính quyền Washington có kế hoạch áp biện pháp trừng phạt các công ty “cung cấp dịch vụ hoặc cơ sở nâng cấp, lắp đặt thiết bị cho các tàu lắp đặt đường ống của Nord Stream-2″.
Thị trưởng TP Sassnitz, ông Frank Kracht, cho biết ông đã bị cảnh báo bị trừng phạt kinh tế vì giữ vai trò lãnh đạo địa phương và là đối tác hợp pháp với chủ đầu tư dự án này.
“Các công ty của chúng tôi, ban lãnh đạo, các cổ đông và tất cả nhân viên đang bị đe dọa bởi lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản và tài sản tại Mỹ” – ông Kracht cho biết, đồng thời nói thêm rằng các công ty Mỹ cũng bị cấm kinh doanh tại TP Sassnitz.
Cảng Sassnitz của Đức là cơ sở hậu cần cho các dự án Nord Stream-2 đang đối mặt lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ sau khi 3 Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, gồm ông Ted Cruz, Tom Cotton và Ron Jonson, đề xuất dự luật áp biện pháp trừng phạt các công ty tham gia dự án này.
Bất chấp sức ép từ chính phủ Mỹ đối với dự án đưa khí đốt từ Nga sang Đức, Thủ hiến bang Mecklenburg- Vorpommern của Đức, bà Manuela Schwesig, tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ dự án.
“Những lời đe dọa đến từ Washington là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nước Đức được tự do quyết định việc khai thác nguồn năng lượng của mình” – bà Schwesig khẳng định.
Bang Mecklenburg-Vorpommern ở miền Bắc nước Đức dự kiến là nơi lắp ráp đường ống ở đất liền để nối dòng khí đốt vận chuyển từ Nga tới Đức.
Nga nêu điều kiện kiểm soát vũ khí hạt nhân mới với Mỹ
Điện Kremlin hôm 26/10 đề xuất Nga và Mỹ đồng ý không triển khai một số tên lửa ở châu Âu, đồng thời đưa ra các biện pháp xác minh lẫn nhau để xây dựng lòng tin.
Điện Kremlin hôm 26/10 đề xuất Nga và Mỹ đồng ý không triển khai một số tên lửa ở Châu Âu, đồng thời đưa ra các biện pháp xác minh lẫn nhau để xây dựng lòng tin sau khi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ.
Năm 2019, Mỹ rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ký năm 1987 vì cho rằng Matxcơva vi phạm hiệp ước. Cáo buộc này bị điện Kremlin bác bỏ.
Điện Kremlin hôm đề xuất Nga và Mỹ không triển khai một số tên lửa ở Châu Âu và đưa ra các biện pháp xác minh lẫn nhau. (Ảnh: Reuters)
" Chúng tôi thống nhất quan điểm rằng việc tên lửa 9M729 tuân thủ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị hủy. Tuy nhiên Nga vẫn sẵn sàng thể hiện thiện chí bằng cách không triển khai tên lửa này tại phần lãnh thổ ở châu Âu, với điều kiện các nước NATO hồi đáp tương đương và không triển khai tên lửa vi phạm INF trên lãnh thổ của họ", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biển hôm 26/10.
Việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu trở nên căng thẳng hơn khi các nước từng tham gia Chiến tranh Lạnh không thống nhất được về hiệp ước New START. Đây là một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân khác sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.
Điện Kremlin cũng đề xuất thêm các biện pháp " giảm leo thang" như cho phép Nga tiến hành kiểm tra hệ thống chiến đấu Aegis Ashore của Mỹ ở Châu Âu. Đổi lại, Mỹ có thể kiểm tra tên lửa 9M729 của Nga tại các cơ sở ở ngoại ô Kaliningrad.
" Chúng tôi đề nghị tất cả các bên xem xét các lựa chọn cụ thể về biện pháp xác minh lẫn nhau nhằm loại bỏ các mối quan ngại hiện tại", điện Kremlin viết trong một tuyên bố.
Putin đề xuất cơ chế kiểm soát tên lửa mới với Mỹ Tổng thống Nga đề xuất Moskva, Washington không triển khai một số loại tên lửa tại châu Âu và xây dựng cơ chế kiểm soát thay hiệp ước INF. "Chúng tôi giữ quan điểm nhất quán rằng tên lửa 9M729 tuân thủ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị hủy. Tuy nhiên, Nga sẵn sàng thể hiện thiện...