Ông Putin chỉ ra mọi dự báo của đối thủ về Nga năm 2022 đều sai
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, không một dự báo ảm đạm nào của phương Tây về nước Nga trong năm 2022 trở thành sự thật và các đối thủ đã thất bại trong việc phá vỡ nền kinh tế Nga.
Tổng thống Putin. Ảnh: Sputink
Hãng tin RT dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu hôm 11/1 như sau: “Không một dự báo nào mà các đối thủ của Nga đưa ra đã xảy ra với chúng ta”. Ông cảm ơn chính phủ vì đã làm việc hiệu quả trong suốt năm 2022, giúp Nga ứng phó được những biện pháp trừng phạt chưa từng có từ Mỹ và phương Tây.
Ông Putin nói thêm, vẫn còn nhiều việc cần làm để đảm bảo cho sự phát triển độc lập chủ quyền hoàn toàn, bất chấp mọi sức ép và các mối đe dọa từ bên ngoài. Ông nêu bật thực tế rằng cần nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ các lực lượng Nga đang tham gia cuộc xung đột ở Ukraine. Và rằng, Nga nên mở rộng năng lực công nghệ của nền kinh tế, khuyến khích tạo ra các ngành công nghiệp và nơi làm việc mới trong khi củng cố lĩnh vực tài chính, ngành nông nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế khác.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022, Mỹ và các đồng minh của nước này đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow, nhằm vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế gồm cả tài chính, ngân hàng, hàng không vũ trụ.
Mùa xuân năm ngoái, nhiều quan chức phương Tây và các hãng truyền thông dự báo kinh tế Nga sẽ sụp đổ dưới áp lực của các biện pháp trừng phạt và chi tiêu quân sự.
Tuy nhiên, tháng 5/2022, Tổng thống Croatia – ông Zoran Milanovic cho rằng nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Ba tháng sau, hãng tin Bloomberg và tờ The Washington Post đưa tin, các biện pháp trừng phạt không thể làm kinh tế Nga sụp đổ như dự báo.
Tháng 12/2022, Tổng thống Putin tuyên bố, Nga đã đạt được những thành tựu lớn hơn so với nhiều quốc gia G20 bất chấp việc bị trừng phạt. Đầu tháng 12/2022, Bộ Tài chính Nga cho biết ngân sách thu được từ dầu khí đã vượt mục tiêu cả năm trong 11 tháng đầu năm, mang lại thêm 9 tỷ USD cho Nga.
'Túi tiền' trúng đòn tấn công, cuộc đấu tranh sinh tồn của kinh tế Nga mới chỉ bắt đầu
Kinh tế Nga sẽ giữ "kiên cường" được trong bao lâu trước hàng loạt biện pháp trừng phạt không có tiền lệ?
Video đang HOT
'Túi tiền' trúng đòn tấn công hàng loạt, cuộc đấu tranh sinh tồn của kinh tế Nga mới chỉ bắt đầu. (nguồn: Investopedia)
Hy vọng của Moscow rằng doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ giúp nền kinh tế Nga vượt qua "cơn bão trừng phạt" liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như đã bị "thâm hụt" nặng nề vào tháng 12/2022, khi doanh số bán nhiên liệu hóa thạch sụt giảm chưa từng có.
Lung lay?
Doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã giảm 17% trong tháng trước xuống mức thấp nhất kể từ trước khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bắt đầu (2/2022), theo một nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Phần Lan chuyên về năng lượng và ô nhiễm.
Sau khi EU áp đặt các hạn chế mới đối với năng lượng của Nga vào tháng 12, doanh thu xuất khẩu năng lượng ròng của Nga đã giảm 160 triệu Euro (172 triệu USD) mỗi ngày. Nga tiếp tục thu về số tiền khổng lồ từ buôn bán nhiên liệu hóa thạchkhoảng 640 triệu Euro (689 triệu USD) mỗi ngàynhưng nghiên cứu cho thấy, các chính sách thậm chí nghiêm ngặt hơn đối với năng lượng của Nga sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này và có khả năng làm suy yếu khả năng của Nga trong việc duy trì chiến dịch quân sự tốn kém ở Ukraine.
"Lợi nhuận ngắn hạn được tạo ra do giá nhiên liệu hóa thạch cao ngất ngưởng vào năm 2022 đang bắt đầu cạn kiệt. Do đó, việc cắt giảm thêm doanh thu của Điện Kremlin đã trực tiếp "đánh vào túi tiền", sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng của Nga đối với những tính toàn trong chiến dịch quân sự và giúp đưa cuộc xung đột đến hồi kết", nghiên cứu của CREA nhận định.
Các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga hầu như không có tiền lệ. Kể từ sau Thế chiến thứ hai, những biện pháp trừng phạt này có thể được coi là đòn giáng mạnh mẽ nhất và lớn nhất đối với nền kinh tế của một cường quốc.
"Cơn sóng thần" trừng phạt đã bao trùm gần như toàn bộ các biện pháp hạn chế đã từng được biết đến, bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính ngăn chặn, cấm đầu tư, hạn chế ngành, cấm xuất khẩu nhiều loại hàng hóa và dịch vụ sang Nga, hạn chế nhập khẩu của Nga, cấm phát sóng các phương tiện truyền thông Nga, trừng phạt vận tải và thị thực.
Bên cạnh đó, các công cụ mới cũng đã xuất hiện, chẳng hạn như áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Các biện pháp trừng phạt chính thức đã tạo ra xu hướng tẩy chay doanh nghiệp và cuộc di cư ồ ạt của các công ty phương Tây ra khỏi thị trường Nga.
Những lo ngại về các biện pháp trừng phạt thứ cấp và mối lo bị cưỡng chế do vi phạm cơ chế trừng phạt dẫn đến một thực tế là ngay cả ở các quốc gia thân thiện, các doanh nghiệp tỏ ra thận trọng quá mức trong giao dịch với Nga. Việc chậm trễ hoặc hủy bỏ các khoản thanh toán qua ngân hàng đã trở nên phổ biến, do chuỗi cung ứng truyền thống bị gián đoạn và thị trường bị mất.
Tính độc đáo của tình hình áp đặt trừng phạt lại càng được củng cố bởi tốc độ đưa ra các hạn chế. Nếu để trừng phạt chống lại Iran hoặc Triều Tiên, các biện pháp này đã được tích luỹ trong nhiều thập kỷ, thì để chống lại nước Nga, số lượng các biện pháp này được áp đặt trong thời gian ngắn kỷ lục.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là sự ổn định của kinh tế Nga, ít nhất là trong ngắn hạn. Lạm phát, tỷ giá đồng ruble, giá cả hàng hóa, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ số khác dù có những biến động khó chịu, nhưng nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát.
Trong tương lai, rõ ràng là các biện pháp trừng phạt sẽ được mở rộng. Mặc dù việc sử dụng các công cụ mới về cơ bản thực sự khó xảy ra, nhưng sự leo thang của các biện pháp trừng phạt trong các cơ chế hiện có sẽ diễn ra mạnh mẽ. Nói cách khác, các biện pháp trừng phạt sẽ không gia tăng theo chiều rộng mà theo chiều sâu. Kịch bản được dự đoán nhiều nhất là việc bổ sung danh sách những người bị trừng phạt, cũng như nhiều loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu từ Nga.
Những "người chơi" ở phương Tây đã ngừng hoặc hạn chế nguồn cung các nguồn năng lượng quan trọng nhất cho ngân sách Nga, các sản phẩm kim loại màu và các hàng hóa khác. Các gói trừng phạt mới được dự đoán sẽ có rất nhiều, nhưng chúng không có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng hơn nữa đến kinh tế Nga.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Hiệu ứng của chúng sẽ được tích lũy. Nga đã điều chỉnh để chuyển hướng một lượng dầu đáng kể sang các thị trường châu Á, mặc dù nước này phải bán với giá chiết khấu.
Nhìn chung, việc định hướng sang thị trường châu Á là không thể tránh khỏi và không còn lựa chọn nào khác, nhưng thiệt hại sẽ cao hơn và lợi nhuận rất có thể sẽ ít hơn. Sự sụt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, khí đốt, sản phẩm dầu mỏ, than đá, sản phẩm luyện kim màu trong những năm tới là điều khó tránh khỏi.
Thay đổi nhưng vẫn khó kéo dài?
Trang russiancouncil.ru của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế RIAC mới đây có bài viết nhận định, năm 2022 được đánh dấu bằng những thay đổi mang tính kiến tạo trong chính sách đối ngoại của Nga.
Tâm điểm của các sự kiện là cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong quan hệ với các nước phương Tây, vốn đã âm ỉ trong thập kỷ vừa qua. Tấn công và trả đũa bắt đầu từ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, chỉ trong một thời gian ngắn, những biện pháp này đã buộc Nga phải rời xa quá trình toàn cầu hóa lấy phương Tây làm trung tâm.
Nền kinh tế trong nước của Nga đã đương đầu với cú sốc đầu tiên và điều gì đang chờ đợi trong năm 2023? Các chuyên gia cho rằng dường như cuộc đấu tranh sinh tồn của kinh tế Nga mới chỉ bắt đầu.
Vào năm 2022, sự sụt giảm về số lượng xuất khẩu năng lượng được bù đắp bằng giá thành cao. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu giá thành cũng sẽ giảm?
Một vấn đề nghiêm trọng khác đối với Nga là sự thiếu hụt hàng hóa và linh kiện công nghiệp và công nghệ cao. Trước hết, chúng ta đang nói về thiết bị điện tử. Do đặc thù của ngành này, cả việc giao hàng từ các nhà cung cấp thay thế ở các quốc gia thân thiện và thay thế nhập khẩu nhanh chóng trong nước đều gặp khó khăn.
Khi năng lực cạn kiệt, tác động của lệnh cấm xuất khẩu máy công cụ, robot, động cơ và một loạt các sản phẩm công nghiệp khác sang Nga cũng sẽ được tích tụ. Các doanh nghiệp Nga đang tìm kiếm nhà cung cấp ở các nước thân thiện hoặc đang cố gắng sắp xếp việc cung cấp các sản phẩm phương Tây cần thiết thông qua các nước thứ ba.
Và tại đây, người Nga đang phải đối mặt với hai "cái bẫy" từ các nhà điều hành phương Tây. Đầu tiên là danh sách đen. Một số lượng lớn các công ty công nghiệp và công nghệ cao có quy mô lớn của Nga đã được đưa vào danh sách trừng phạt. Điều này có nghĩa là các giao dịch tài chính với các công ty này tiềm ẩn nhiều rủi ro trừng phạt thứ cấp đối với các đối tác nước ngoài, kể cả ở các quốc gia thân thiện. Ngoài ra, các công ty này cũng có tên trong danh sách kiểm soát xuất khẩu, vốn tồn tại cùng với các hạn chế chung đối với việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ nói chung vào Nga.
Cạm bẫy thứ hai là việc truy tố hình sự đối với các hành vi lách trừng phạt và giao hàng qua nước thứ ba. Các bộ phận liên quan của phương Tây (đặc biệt là Mỹ) đã phát hiện ra những âm mưu như vậy và trong nhiều năm qua đã ngăn chặn các nỗ lực tương tự nhằm phá vỡ các lệnh trừng phạt đối với họ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là việc tìm kiếm cách lách trừng phạt sẽ kết thúc.
Các biện pháp trừng phạt sẽ không thể cô lập Nga. Nhưng để tăng thiệt hại và làm phức tạp hoạt động thương mại nước ngoài của Nga là hoàn toàn có thể.
Nga thay chỉ huy chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine Ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergey Shoigu đã bổ nhiệm các chỉ huy quân sự mới trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu. Ảnh: TASS Trong văn bản chính thức được hãng TASS (Nga) trích dẫn này, Bộ trên nêu rõ: "Tổng tham mưu trưởng...