Ông Putin bình luận gì trước chỉ trích Nga sống dựa vào di sản của Liên Xô?
“Những ai cho rằng chúng ta đang sống dựa trên di sản được thừa hưởng từ các thế hệ trong quá khứ là sai lầm” – ông Putin nói.
Trả lời câu hỏi của nhà báo yêu cầu Tổng thống Nga Putin bình luận về những lời chỉ trích cho rằng Nga đang sống dựa vào những di sản của Liên Xô, ông Putin cho biết: “Nga không thể không tận dụng di sản của Liên Xô. Nga có quyền tự hào về quá khứ và những thành tựu của Liên Xô”.
Tuy nhiên, Nga giờ đây đã phát triển rất nhiều. “75% năng lực sản xuất trong ngành chế tạo được xây dựng từ con số không. 3 sân bay và 12 nhà ga mới được xây dựng, Số lượng đường cao tốc liên bang tăng gấp đôi: từ 39 nghìn km lên 80 nghìn”, Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnik)
“Một ví dụ nổi bật khác là nông nghiệp. Liên Xô là người mua ngũ cốc, còn hiện tại Nga là nhà cung cấp lúa mì cho thị trường thế giới. Và Nga đã vượt qua Mỹ và Canada về doanh số. Xuất khẩu đã tăng trưởng đáng kể” – Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Ông Putin cũng lưu ý đến sự tăng trưởng xuất khẩu trong lĩnh vực chăn nuôi. Tất cả các cảng của Liên Xô đã xử lý 600 triệu tấn mỗi năm. Ở Nga, hiện con số này là hơn 1 tỷ tấn.
Video đang HOT
Điều này đúng với mọi ngành công nghiệp, ông Putin cho biết thêm. Ông nhắc lại những thành tựu trong lĩnh vực năng lượng: 8 cơ sở năng lượng mới được đưa vào hoạt động, có bước nhảy vọt đáng kể trong lĩnh vực thủy điện. “Chúng ta có cấu trúc năng lượng xanh nhất trên thế giới” – Tổng thống Nga nhấn mạnh.
“Những ai cho rằng chúng ta đang sống dựa trên di sản được thừa hưởng từ các thế hệ trong quá khứ là sai lầm” – ông Putin nói.
Ngày 19/12, cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 15 của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra với sự tham dự kỷ lục số nhà báo – 1895 người.
Kể từ năm 2001, ông Putin luôn tương tác với các nhà báo trong mỗi cuộc họp báo lớn hàng năm. Điều đó chỉ không được thực hiện trong khoảng thời gian ông làm Thủ tướng – từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2012. Tuy nhiên, sau khi được bầu lại làm người đứng đầu nhà nước với nhiệm kỳ 6 năm vào năm 2012, ông đã tiếp tục tổ chức các sự kiện như vậy.
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Viết thư cho Tổng thống Putin, ông Gorbachev muốn khuyên gì?
Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định từng viết một bức thư gửi ông Putin gần đây.
Theo lời cựu Tổng thống Liên Xô, ông không có ý định muốn " áp đặt vai trò cố vấn của mình" và chỉ gửi thông điệp cho nhà lãnh đạo Nga trong một số trường hợp dưới dạng các bức thư ngắn.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Gorbachev thừa nhận cũng viết thư cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cách đây không lâu.
" Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đang phải gánh vác trách nhiệm rất lớn. Nói thẳng ra thì đây là giai đoạn rất đáng lo ngại. Và đó là một gánh nặng lớn cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Tôi biết điều đó từ kinh nghiệm của chính mình" - ông Gorbachev chia sẻ về bức thư viết cho Tổng thống Nga.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định mới viết thư cho ông Putin. (Ảnh: TASS)
Ông khẳng định mình chưa bao giờ " trốn tránh" cũng như che giấu ý kiến của mình. Ông luôn thể hiện chúng trong các cuộc phỏng vấn và các bài báo được xuất bản dù ở Nga hay ở nước ngoài.
" Đôi khi tôi nhận thấy rằng, những suy nghĩ của tôi có sự cộng hưởng với những lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo" - ông Gorbachev nói.
Trong bức thư gửi ông Putin, cựu Tổng thống Liên Xô cũng bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng " bỏ bê" luật pháp quốc tế và quân sự hóa nền chính trị thế giới. Ví dụ điển hình cho tình trạng này, theo ông Gorbachev, là sự sụp đổ của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF.
Ông Gorbachev kêu gọi 2 cường quốc - Nga và Mỹ - làm tất cả để ngăn chặn không cho sự sụp đổ của Hiệp ước này làm trầm trọng thêm nguy cơ chiến tranh. Cựu lãnh đạo Liên Xô cho rằng đề xuất của ông Putin trong việc trì hoãn triển khai tên lửa tầm trung chính là bước đi đầu tiên để giải quyết vấn đề này.
Hiệp ước INF giữa Nga và Mỹ được ký kết năm 1987. Đến tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ rút khỏi thỏa thuận do Matxcơva không tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Đáp lại hành động của Mỹ, đến năm 2019, Nga cũng ngừng tuân thủ Hiệp ước INF. Thỏa thuận chính thức hết hiệu lực vào đầu tháng 8 vừa qua.
(Nguồn: Izvestia)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nga có phải cường quốc quân sự nghèo? Tổng thống Putin hứa hẹn đuổi kịp Mỹ trong việc hiện đại hóa các lực lượng chiến lược và sẽ chứng minh kho vũ khí Nga không chỉ là "đống sắt gỉ". "Đống sắt gỉ" Nga thừa kế kho vũ khí hạt nhân đáng kể thời Liên Xô nếu không muốn nói đã giành được sự độc quyền đối với di sản này....