Ông Pita Limjaroenrat chấp nhận lệnh của Tòa án Hiến pháp
Chiều 19/7, ứng cử viên thủ tướng của đảng Tiến bước (MFP) Pita Limjaroenrat đã rời khỏi phòng họp Quốc hội Thái Lan sau khi chính thức nhận được lệnh của Tòa án Hiến pháp đình chỉ tư cách nghị sĩ của ông liên quan vụ cáo buộc ông sở hữu 42.000 cổ phiếu của công ty truyền thông khi đăng ký tranh cử, vi phạm Hiến pháp.
Ứng viên Thủ tướng Thái Lan, Lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP), ông Pita Limjaroenrat (giữa) trả lời phỏng vấn báo giới tại Bangkok ngày 13/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trước khi rời khỏi phòng họp, ông Pita đã có phát biểu ngắn gọn khẳng định ông chấp nhận lệnh của Tòa án Hiến pháp yêu cầu ông tạm dừng thực hiện nhiệm vụ của một nghị sĩ trong khi chờ phán quyết cuối cùng được đưa ra. Ông cũng đề nghị các đồng nghiệp của mình tiếp tục làm việc vì người dân Thái Lan.
Mặc dù bị tạm dừng tư cách nghị sĩ, ông Pita vẫn có thể tiếp tục được đề cử làm ứng cử viên thủ tướng do Hiến pháp Thái Lan không quy định bắt buộc ứng cử viên thủ tướng phải là nghị sĩ.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, lưỡng viện Thái Lan vẫn đang tranh luận về việc tái đề cử ông Pita có vi phạm quy chế hoạt động của Quốc hội hay không.
Video đang HOT
Quy tắc 41 của hoạt động Quốc hội Thái Lan quy định rằng bất kỳ kiến nghị nào không được Quốc hội thông qua sẽ không được đề xuất lại trong cùng một phiên họp Quốc hội. Viện dẫn quy tắc này, Thượng viện cũng như nhiều nghị sĩ các đảng ngoài liên minh của ông Pita dự phiên họp Quốc hội ngày 19/7 cho rằng ông Pita không được tái đề cử do ông đã được đề cử ở cuộc họp Quốc hội ngày 13/7 để bầu thủ tướng và đã thất bại vì chỉ giành được 324 phiếu ủng hộ, dưới ngưỡng 375 phiếu cần thiết để đắc cử thủ tướng.
Trước đó, trưa 19/7, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra lệnh đình chỉ tạm thời tư cách nghị sĩ của ứng cử viên thủ tướng Pita sau khi chấp nhận một vụ kiện chống lại ông với cáo buộc ông không đủ tiêu chuẩn để tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 do sở hữu cổ phần tại công ty truyền thông iTV. Tòa án Hiến pháp cho biết ông Pita có 15 ngày để trả lời tòa.
Cơ hội cuối cùng để ông Pita trở thành Thủ tướng Thái Lan
Nhà lãnh đạo đảng Tiến bước đang chuẩn bị cho những "nước cờ" cuối cùng để trở thành Thủ tướng Thái Lan trong ngày 19/7, sau khi tuần trước ông đã gặp thất bại trong cuộc bỏ phiếu lần đầu tại quốc hội.
Lãnh đạo đảng Tiến bước của Thái Lan Pita Limjaroenrat phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở Bangkok ngày 13/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, kể từ tháng 3, Thái Lan nằm dưới sự quản lý của chính quyền lâm thời. Tuy nhiên, đã 65 ngày trôi qua kể từ đảng Tiến bước giành chiến thắng cách biệt trong cuộc tổng tuyển cử với sự ủng hộ đông đảo của giới trẻ song cho đến nay, vị trí Thủ tướng Thái Lan vẫn chưa có người tiếp quản.
Pita Limjaroenrat - ứng viên tiềm năng 42 tuổi, theo chủ nghĩa tự do, từng có thời gian học tập, làm việc tại Mỹ - cần sự ủng hộ của hơn một nửa lưỡng viện quốc hội để trở thành Thủ tướng tiếp theo của Thái Lan.
Trước đó, vào ngày 13/7, Quốc hội Thái Lan đã triệu tập cuộc họp toàn thể dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Wan Muhamad Noor Matha để bầu Thủ tướng mới lãnh đạo đất nước trong 4 năm tới. Ông Pita là ứng cử viên duy nhất được đề cử, nhưng ông đã không giành được đủ 376 phiếu cần thiết để đắc cử. Kết quả, ông Pita nhận được 324 phiếu ủng hộ, 182 phiếu chống và 199 phiếu trắng, không đủ điều kiện trở thành Thủ tướng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc ông không nhận được sự ủng hộ của số đông trong quốc hội là do nhiều nghị sĩ không đồng tình với chương trình cải cách đầy tham vọng của đảng Tiến bước một khi chính phủ mới được thành lập.
Nếu như thất bại trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/7, ông Pita sẽ phải tôn trọng cam kết nhường đường cho đối tác liên minh và chính trị gia nặng ký Pheu Thai đưa ứng cử viên Thủ tướng vào vòng tiếp theo.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 18/7, ông Pita khẳng định: "Tôi không thất bại. Tôi đã thắng cử và thành lập một liên minh, rồi bị Thượng viện ngăn cản. Các bạn hãy biết rõ điều đó".
Pita thiếu 51 phiếu bầu và chỉ được 13 trong số 249 thượng nghị sĩ ủng hộ. Nhiều thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu trắng hoặc vắng mặt để thể hiện việc không ủng hộ trước ứng viên này.
Đảng Tiến bước tin rằng nhiều nghị sĩ đã gặp phải sức ép buộc không ủng hộ Pita và hy vọng một số người có thể thay đổi suy nghĩ. Đảng Tiến bước đã thực hiện một chiến dịch vận động đột phá do mạng xã hội chi phối, nhắm vào các cử tri trẻ và thành thị, với những lời hứa về những cải cách thể chế táo bạo để nâng cao hiện trạng bảo thủ.
Nhưng chương trình nghị sự đảng này đã đặt nó vào một cuộc xung đột với các lợi ích mạnh mẽ. Việc ứng viên Pita phải đối mặt với những trở ngại khác đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu cuộc bỏ phiếu quốc hội có diễn ra hay không. Tòa án Hiến pháp sẽ xem xét đơn kiện nhằm vào Pita về việc tìm cách truất quyền tư cách của ông đối với vấn đề sở hữu cổ phần bị coi là vi phạm các quy tắc bầu cử, điều này có thể dẫn đến việc ông bị đình chỉ tư cách nhà lập pháp.
Một số thượng nghị sĩ cảnh báo họ sẽ tìm cách ngăn cản Pita tranh cử với quy định không có ứng cử viên nào được đề cử hai lần.
Bầu cử Thái Lan: Đảng Tiến bước đề nghị bỏ quyền bầu thủ tướng của Thượng viện Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 14/7, đảng Tiến bước (MFP) đã đệ trình một đề xuất lên Quốc hội Thái Lan nhằm tìm cách tước bỏ quyền bầu thủ tướng của Thượng viện do quân đội chỉ định. Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP), đồng thời là ứng cử viên thủ tướng Thái Lan, tới phiên họp Quốc...