Ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch TP Hà Nội không đến toà vì bị bệnh
Bị triệu tập, nhưng ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã không có mặt tại toà vì lí do đang điều trị bệnh.
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội – ông Phí Thái Bình vắng mặt vì lí do sức khoẻ.
Sáng nay, 5/3, TAND TP Hà Nội đưa 9 bị cáo liên quan trong đến vụ vỡ đường ống nước sông Đà ra xét xử. Các bị cáo bị cáo buộc về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Luật sư đề nghị HĐXX triệu tập 2 người có liên quan là ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Vinaconex, và ông Vũ Đình Chầm, nguyên thành viên HĐQT Vinaconex.
HĐXX khẳng định đã triệu tập ông Phí Thái Bình và Vũ Đình Chầm, tuy nhiên cả hai ông đều có đơn xin vắng mặt với lí do sức khoẻ. Ngoài đơn xin vắng mặt, 2 ông đã gửi kèm hồ sơ bệnh án của mình đến HĐXX.
Theo đó, ông Chầm nộp đơn xin xét xử vắng mặt kèm hồ sơ bệnh án về các bệnh viêm tụy, gan, mắt, nên không đủ sức khỏe tham dự phiên tòa.
Video đang HOT
Ông Phí Thái Bình, có đơn xin vắng mặt và kèm bệnh án khám bệnh tại Bệnh viện 103, trong đó, ông được chẩn đoán hội chứng não do tăng huyết áp, phải bất động trong thời gian dùng thuốc.
Một luật sư đề nghị hoãn phiên tòa vì cho rằng, những người vắng mặt có vai trò quyết định việc thực hiện dự án này. Hơn nữa, các bị cáo không thể đối chất được, dẫn đến việc không đủ tính minh bạch.
Đại diện VKS khẳng định, trong quá trình điều tra, ông Bình và ông Chầm đã có lời khai cụ thể và hiện 2 ông bị bệnh nặng, có sự xác nhận của bệnh viện nên sự vắng mặt không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án một cách khách quan.
Sáng nay, HĐXX công bố bản cáo trạng của cơ quan tố tụng cho thấy, Dự án cấp nước Sông Đà do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư theo hình thức BOO sử dụng vốn tự có, vốn huy động do doanh nghiệp tự thu xếp và vay của các tổ chức tín dụng, xây dựng từ năm 2004 đến tháng 4/2009 được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Trong quá trình vận hành khai thác, tuyến ống liên tục xảy ra sự cố vỡ ống truyền tải nước. Từ ngày 4/2/2012 đến ngày 2/10/2016, tuyến ống đã 18 lần bị vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục.
Bên cạnh đó, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã gây hậu quả buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian 386 giờ, lượng nước ngừng cấp là 1.744.904 m3, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
Chiều nay, HĐXX tiếp tục làm việc.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Điều tra bổ sung nhiều vấn đề vụ án Trầm Bê, Phạm Công Danh
Xét thấy vụ án còn nhiều vấn đề cần làm rõ nên tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra lại vụ án VNCB giai đoạn 2 với các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm.
Sau đúng một tháng xét xử và nghị án vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), sáng 7/2, TAND TPHCM đã tuyên trả hồ sơ cho các cơ quan tố tụng để điều tra lại.
Tòa trả hồ sơ nhằm làm rõ nhiều vấn đề liên quan tới vụ án.
Theo HĐXX, trong quá trình thẩm vấn và tranh tụng tại tòa, xét thấy còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nhưng không thể bổ sung nên quyết định trả hồ sơ để điều tra lại.
Trong quá trình xét hỏi, các bị cáo là các cán bộ BIDV, TPBank khẳng định không quen biết bị cáo Phạm Công Danh, các bị cáo thừa nhận có sai sót nhưng không cố ý. Qua quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa làm sáng tỏ được vai trò đồng phạm của những bị cáo này.
Trầm Bê và Phan Huy Khang thừa nhận có gặp bàn bạc nhưng bàn bạc về việc vay tiền chứ không có mục đích nào khác. Trầm Bê thừa nhận gặp bị cáo Danh là theo quy trình vay tín dụng, việc sai sót là vấn đề nghiệp vụ cấp dưới. Việc phê duyệt là theo chủ trương, không biết mục đích thực sự của bị cáo Danh vay tiền.
Đối với cán bộ ngân hàng BIDV Chi nhánh Gia Định cho Công ty Phong Hiệp vay, cáo trạng của Viện KSND Tối cao cho rằng các bị cáo vi phạm khoản 3 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình xét hỏi, Viện Kiểm sát xác định lại vi phạm khoản d điều 127 Luật tổ chức tín dụng. HĐXX đề nghị xem xét vấn đề này để làm rõ các bị cáo có vi phạm hay không?
Khi xác định dòng tiền 6.120 tỉ đồng sử dụng cho những mục đích nào, trong quá trình xét hỏi có dấu hiệu Phạm Công Danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, tòa yêu cầu điều tra làm rõ việc Phạm Công Danh và đồng phạm có chiếm đoạt tài sản này hay không, nếu có thì là bao nhiêu, thời điểm xảy ra vụ án?
Về số tiền 4.500 tỉ đồng Danh khai dùng để tăng vốn điều lệ, có nguồn gốc từ khoản vay BIDV. Số tiền này được chuyển về VNCB nhưng chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đồng ý. HĐXX xét thấy 4.500 tỉ đồng này được chuyển về VNCB và dùng cho VNCB. Như vậy, Phạm Công Danh và đồng phạm có hành vi cố ý làm trái như cáo trạng hay không? Có gây thiệt hại 6.120 tỉ đồng cho VNCB không?
HĐXX cho rằng cần làm rõ VNCB thiệt hại số tiền này ra sao? VNCB thiệt hại bao nhiêu tiền? Cần xem xét bảo đảm đánh giá của NHNN và Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm bị bắt, nếu có...
Do còn quá nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên sau khi nghị án, HĐXX quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND Tối cao để điều tra làm rõ những vấn đề trên.
Xuân Duy
Theo Dantri
Bản hợp đồng "định mệnh" đẩy ông Đinh La Thăng cùng thuộc cấp vào vòng lao lí Cơ quan tố tụng cáo buộc, hợp đồng EPC số 33 được lập và kí không đúng pháp luật nhưng vẫn được PVN chuyển tiền, sau đó số tiền trên được sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho nhà nước gần 120 tỉ đồng, từ đó đẩy ông Đinh La Thăng cùng 21 thuộc cấp vào vòng lao lí như ngày...