Ông Phan Xuân Dũng làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Quốc hội vừa được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII diễn ra sáng nay (25/12), đã bầu ra Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Đoàn Chủ tịch. Trong đó, Đoàn Chủ tịch gồm 27 thành viên. Ông Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương khóa VIII.
Ông Phạm Quang Thao và ông Nguyễn Hồng Diên được bầu là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khóa VIII; ông Nguyễn Quyết Chiến được bầu làm Tổng thư ký. Ông Đặng Vũ Minh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khóa VII được vinh danh bầu là Chủ tịch danh dự.
Tại Đại hội, ông Đặng Vũ Minh cho biết, trong giai đoạn 2015-2020, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng và đạt được nhiều kết quả trên các mặt như tư vấn, phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo, phổ biến kiến thức. Đặc biệt, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức KH&CN và đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, từ khi thành lập năm 1983 đến nay, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng, là nơi tập hợp và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, với 152 hội thành viên, tập hợp hơn 3,7 triệu hội viên, hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập và các phần thưởng cao quý khác.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu rõ, lĩnh vực khoa học và công nghệ còn những hạn chế, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, trong đó có những vấn đề như nhiều nghiên cứu không gắn với thực tế, đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong những thập niên tới, Nhà nước sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho khoa học và công nghệ để xứng đáng là quốc sách hàng đầu, trong đó tăng cường chi tiêu ngân sách và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) với mục tiêu đạt tối thiểu 2% GDP trong ít nhất 2 thập niên tới, tương đương với các nhóm nước phát triển.
Video đang HOT
Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ để Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam triển khai trong thời gian tới như chủ động hơn nữa trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Tích cực tham gia thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ lên tầm cao mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, tập hợp đội ngũ, tập trung nguồn lực để đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cần chú ý thúc đẩy được một thị trường khoa học công nghệ phát triển, trong đó hơn ai hết, các thành viên và hội viên của Liên hiệp hội sẽ đóng vai trò là “người bán” tích cực, đồng thời thu hút sự tham gia của mạng lưới rộng lớn hơn các nhà phát triển công nghệ bên ngoài.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Phan Xuân Dũng khẳng định, giai đoạn tới Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tập hợp, đoàn kết và tạo thuận lợi cho các hội thành viên và giới trí thức, phát huy tiềm năng trí tuệ để phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục vận động tri thức Việt Nam ở nước ngoài đóng góp trí tuệ và sức lực vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cần đi đầu trong xây dựng đội ngũ trí thức
Sáng 25-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Quang cảnh Đại hội.
Dự Đại hội còn có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và 663 đại biểu đại diện cho 89 hội ngành trong cả nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Với phương châm "Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Phát triển", Đại hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015-2020) và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020-2025; đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) Liên hiệp Hội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Anh Tuấn
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Đặng Vũ Minh nhấn mạnh: "Đoàn Chủ tịch Đại hội rất mong toàn thể đại biểu sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của Đại hội, thể hiện rõ ý thức trách nhiệm cao đối với việc xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam là ngôi nhà chung của đội ngũ trí thức Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở trong và ngoài nước, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân".
Đến cuối nhiệm kỳ 2015-2020, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam có 152 hội thành viên (tăng 12 hội ngành thành viên so với đầu nhiệm kỳ). Toàn hệ thống Liên hiệp Hội có một nhà xuất bản; một Quỹ hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - Vifotec; 113 cơ quan báo chí (tăng 9 cơ quan báo chí so với đầu nhiệm kỳ).
Trong giai đoạn 2015-2020, các Liên hiệp hội địa phương và hội ngành thành viên thực hiện trên 2.000 đề tài/dự án cấp cơ sở, trên 300 đề tài/dự án cấp bộ/tỉnh, hàng chục đề tài/dự án cấp nhà nước.
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội ở Trung ương, địa phương và các hội ngành thành viên đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật. Đồng thời, góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Hoạt động này đã và đang trở thành một kênh thông tin đáng tin cậy giúp Đảng và Nhà nước khi xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, hơn 75 năm qua, kể từ khi đất nước độc lập, đội ngũ trí thức Việt Nam không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng người tài - đức, Nghị quyết 27-NQ/TƯ ngày 6-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã khẳng định: "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững".
Từ khi thành lập, năm 1983 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng, là nơi tập hợp và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động, là môi trường tốt để đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức chính trị, trách nhiệm công dân trong các tổ chức hội; trở thành địa chỉ tri thức tin cậy của Đảng, Nhà nước trong việc tham mưu những vấn đề lớn về chủ trương, đường lối, chính sách; chủ động đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, góp phần củng cố các luận cứ khoa học đối với những chương trình, đề án, dự án lớn.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ, lĩnh vực khoa học và công nghệ còn những hạn chế, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thời gian tới, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; tích cực tham gia thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ lên tầm cao mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Liên hiệp Hội cần đi đầu trong xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam; tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm đối với đất nước; làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa trí thức với Đảng, Nhà nước và nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân, doanh nhân và trí thức; tập hợp đội ngũ, tập trung nguồn lực để đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước.
Liên hiệp Hội phải là địa chỉ tri thức tin cậy của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với tri thức khoa học, cả trong công tác vận động, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến trong đội ngũ trí thức; phấn đấu xây dựng Liên hiệp Hội thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: Anh Tuấn
Đại hội đã biểu quyết thông qua các báo cáo, Nghị quyết Đại hội và bầu Hội đồng Trung ương khóa VIII gồm 192 thành viên, Ủy ban Kiểm tra gồm 9 thành viên, Đoàn Chủ tịch gồm 26 thành viên và 4 Thường trực Đoàn Chủ tịch. TSKH Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II họp phiên trù bị Chiều ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) đã diễn ra phiên trù bị của Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020, với sự tham gia của 1.593 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS trên cả nước. Các...