Ông Phan Văn Vĩnh thừa nhận được “trùm” bài bạc cho 2 món đồ
Ông Phan Văn Vĩnh thừa nhận đã được cho 1 chiếc áo sơ mi, 1 lọ thuốc bổ gan. Tuy nhiên, ông không thừa nhận lời khai của Dương là đã cho ông Vĩnh 27 tỷ đồng và 1.750.000 USD.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh tại phiên tòa hôm nay.
Chiều 13/11, Viện kiểm sát (VKSND) tỉnh Phú Thọ tiếp tục công bố cáo trạng vụ án tổ chức đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet.
Theo cáo trạng được Kiểm sát viên công bố: Tại cơ quan điều tra, ông Phan Văn Vĩnh thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐTV Công ty CNC) và đồng phạm thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet.
Trong thời gian cho Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) hợp tác với Công ty CNC, ông Vĩnh thừa nhận, được Dương cho 1 chiếc áo sơ mi, 1 lọ thuốc bổ gan, hỗ trợ cho Tổng cục cảnh sát trong các chương trình giao lưu, làm từ thiện 1,1 tỷ đồng và một số bữa tiếp khách tại Tổng cục cảnh sát Dương có mặt. Tuy nhiên, ông Vĩnh không thừa nhận lời khai của Dương là đã cho ông Vĩnh 27 tỷ đồng và 1.750.000 USD.
Ngoài ra, Dương còn khai tặng Vĩnh 1 đồng hồ đeo tay (Rolex) trị giá 7.000 USD nhưng Vĩnh lại khai đã mua đồng hồ và trả cho Dương 1,1 tỷ đồng, sau đó đã làm mất đồng hồ.
Do có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa Dương với ông Vĩnh về việc cho, nhận tài sản, trong khi không thu được vật chứng nên Cơ quan An ninh điều tra tách hành vi này của Phan Văn Vĩnh ra, khi nào làm rõ được sẽ xử lý sau.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương.
Về động cơ, mục đích phạm tội, ông Phan Văn Vĩnh cho rằng, bản thân tạo điều kiện cho Công ty CNC tổ chức đánh bạc là để tạo nguồn thu từ hoạt động thí điểm này được dùng để đầu tư, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng là một nhiệm vụ chiến lược của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, thực tế hơn 2 năm Công ty CNC tổ chức đánh bạc trên mạng Internet thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng, nhưng không có một khoản tiền nào từ hoạt động cờ bạc này được đầu tư cho Hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng mà chỉ có một khoản rất nhỏ so với tổng doanh thu (cho 700 triệu đồng và một bộ phần mềm diệt virus Symantec trị giá 30.000 USD cho C50).
Video đang HOT
Cáo trạng kết luận, hành vi khách quan của ông Phan Văn Vĩnh đã đủ dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho Dương cùng đồng phạm khác tổ chức đánh bạc trái phép. Nhưng về chủ thể ông Vĩnh là người có chức vụ quyền hạn với đầy đủ công cụ, phương tiện, lực lượng được Nhà nước giao để thực hiện việc phòng ngừa, trấn áp, có ý nghĩa quyết định việc sống, còn của game bài do Dương cùng đồng phạm vận hành nhưng ông Vĩnh không làm mà để tồn tại, phát triển gây ra hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Do vậy, xét về bản chất thì hành vi của ông Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu “bảo kê”, nhận hối lộ, trong đó ông Vĩnh là người chỉ huy còn ông Hóa là người thực hành tích cực.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ để xác định ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân. Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của Phan Văn Vĩnh mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo Danviet
2 cựu tướng "chống lưng" cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ như thế nào?
Hai cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa biết game bài đánh bạc Rikvip là tổ chức đánh bạc nhưng không tổ chức điều tra, xử lý.
Sáng 13/11, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tổ chức đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet tiếp tục với phần công bố cáo trạng của Viện kiểm sát (VKSND) tỉnh Phú Thọ.
Ghi nhận của PV, trong lúc đại diện VKS công bố cáo trạng, ông Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) cầm một cuốn tài liệu chăm chú theo dõi. Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) cũng hướng mắt lên màn hình lớn theo dõi cáo trạng.
Trong khi, bị cáo Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao - CNC), Phan Sào Nam (cựu Giám đốc Công ty VTC Online) lặng lẽ ngồi nghe.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh chăm chú đọc tài liệu tại phiên tòa sáng nay.
"Chống lưng" cho hoạt động tổ chức đánh bạc
Theo cáo trạng VKS công bố, năm 2011, ông Vĩnh chỉ đạo ông Hóa và một số cán bộ dưới quyền lập đề án xây dựng công ty bình phong thuộc C50 phục vụ hoạt động nghiệp vụ và công ích.
Đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng.
Sau đó, ông Vĩnh ký tờ trình xin ý kiến cấp trên, theo đó C50 góp 20% cổ phần và cử cán bộ đại diện cổ phần phụ trách công nghệ thông tin. Trong thời gian xin chủ trương thành lập công ty bình phong, ông Vĩnh đã giới thiệu Nguyễn Văn Dương gặp ông Hóa để lập công ty bình phong cho C50.
Dương sau đó đã gặp ông Hóa và thống nhất để Dương thành lập công ty bình phòng cho C50. Tháng 9/2011, Dương thành lập Công ty CNC rồi ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh ông Hóa.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương.
Theo biên bản ghi nhớ, C50 có trách nhiệm tạo điều kiện khi CNC đề xuất những lĩnh vực kinh doanh mang tính chất thí điểm về thông tin và công nghệ cao, ủy quyền cho Dương lập, ký các giấy tờ, tài liệu. Đổi lại, công ty của Nguyễn Văn Dương phải đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ, phân phối 20% lợi nhuận cho C50...
Được sự đồng ý của Phan Văn Vĩnh, Công ty CNC đã sử dụng trụ sở của Tổng cục cảnh sát ở số 10 Hồ Giám, Đống Đa, Hà Nội. Sau đó, Dương đề xuất phát hành các trò chơi cờ bạc trên internet nhằm tìm hiểu, đưa ra đề xuất thực tế để quản lý và tạo nguồn thu để CNC xây dựng lực lượng phục vụ nhiệm vụ được giao.
Đầu năm 2015, Phan Sào Nam (cựu Giám đốc VTC online) biết CNC là công ty bình phong thuộc C50 nên hợp tác với Dương để phát hành game đánh bạc Rikvip. Đầu tháng 5/2015, Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo Phòng Tham mưu dự thảo Quyết định thành lập công ty bình phong.
Bị cáo Phan Sào Nam.
Tháng 5/2016, lãnh đạo Bộ Công an có công văn yêu cầu ông Vĩnh chỉ đạo C50 báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Công an và Thứ trưởng về hoạt động của công ty đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao CNC nói chung và hoạt động hợp tác giữa Công ty CNC với Công ty VTC Online liên quan đến hoạt động của 2 game bài Rikvip.com và 23dzo.com không phép, mang tính chất đánh bạc trá hình có dấu hiệu vi phạm pháp luật...
Nhận được công văn của lãnh đạo Bộ Công an, ông Vĩnh biết Công ty CNC liên kết với Công ty VTC Online vận hành game bài Rikvip là tổ chức đánh bạc, nhưng không báo cáo theo yêu cầu và cũng không chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra xác minh để xử lý.
Tới tháng 7/2016, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục gửi công văn lần 2 yêu cầu Tổng cục cảnh sát báo cáo, ông Hoá mới ký công văn yêu cầu Công ty CNC chấm dứt hoạt động 2 Website Rikvip.com và 23zdo.com với lý do "hoạt động của các Website này hiện có nhiều biểu hiện phức tạp, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội" và gửi báo cáo tới ông Vĩnh.
Sau đó, ông Hoá chỉ đạo soạn thảo công văn để ông Nguyễn Công Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát ký báo cáo lãnh đạo Bộ Công an về quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh của Công ty CNC.
Trong báo cáo có nêu "Công ty CNC liên kết với Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến vận hành cổng trò chơi điện tử Rikvip.com và 23zdo.com từ tháng 6/2015 hoạt động của hai cổng trò chơi này trong thời gian gần đây có biểu hiện phức tạp gây ảnh hưởng xấu nên Tổng cục cảnh sát đã có văn bản yêu cầu Công ty CNC chấm dứt hoạt động của 2 cổng trò chơi này và chấm dứt các hoạt động hợp tác với Công ty VTC online".
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa
Ngày 24/8/2016, ông Hóa ký văn bản gửi ông Vĩnh báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến trên mạng internet, trong đó có nêu game bài Rikvip do Công ty CNC và Công ty VTC Online phát hành là game bài đổi thưởng có dấu hiệu đánh bạc, tổ chức đánh bạc và đề xuất điều tra, thu thập tài liệu để xử lý theo quy định.
Cùng ngày, Phan Văn Vĩnh có bút phê đồng ý đề xuất báo cáo lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch bóc dỡ, xử lý nghiêm theo pháp luật và giao cho Phó Tổng cục trưởng chỉ đạo. Tuy nhiên, thực tế Tổng cục cảnh sát và C50 không xây dựng kế hoạch, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an và không có một hoạt động điều tra xác minh nào để đấu tranh với các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận hành game online đổi thưởng trong đó có game bài Rikvip.
Chỉ đạo cấp dưới không được xác minh đường đây đánh bạc
Theo cáo trạng, giữa năm 2015, cán bộ phòng Phòng, chống tội phạm mạng máy tính (Phòng 2) thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện game bài Rikvip có dấu hiệu tổ chức đánh bạc, đánh bạc nên đã báo cáo trực tiếp trưởng phòng.
Lãnh đạo Phòng 2-C50 sau đó đề xuất Nguyễn Thanh Hoá giao cho phòng 2 tổ chức xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ông Hoá không đồng ý đề xuất với lý do Công ty CNC vận hành game bài Rikvip là không vi phạm pháp luật và sẽ báo cáo lãnh đạo tổng cục và lãnh đạo bộ để Công ty CNC được hoạt động thí điểm phục vụ công tác nghiệp vụ. Do vậy, phòng 2 không thể tổ chức xác minh.
Một tháng sau, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đổi tên Rikvip thành Tip.Club. Phòng 2 - C50 nhiều lần báo cáo Nguyễn Thanh Hóa về hoạt động phức tạp của game đánh bạc trá hình này nhưng ông Hóa tiếp tục chỉ đạo không được xác minh.
Theo Danviet
Phú Thọ: Ngày xét xử thứ hai vụ đánh bạc nghìn tỷ Sáng 13/11, phiên tòa xét xử sơ thẩm 92 bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng bước sang ngày làm việc thứ 2, tiếp tục ở phần công bố bản cáo trạng dài 235 trang của Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ. Toàn cảnh phiên tòa ngày thứ hai Bản cáo trạng truy tố 92 bị cáo trong vụ...