Ông Phan Văn Vĩnh cùng các “ông trùm” đối mặt với mức án nào hôm nay?
Sau phần xét hỏi và trước khi tranh tụng hôm nay 21-11, VKSND tỉnh Phú Thọ dự kiến nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với ông Phan Văn Vĩnh cùng những “ông trùm” và các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ đánh bạc ngàn tỉ.
Hôm nay 21-11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) cùng 91 bị cáo khác tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( C50).
Dự kiến trong ngày hôm nay, sau phần xét hỏi với bị cáo Nguyễn Thanh Hóa là phần tranh tụng, trước khi tranh tụng, VKSND tỉnh Phú Thọ sẽ nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với các bị cáo: Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa; các “ông trùm” đường dây đánh bạc ngàn tỉ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cùng 88 bị cáo khác.
Ông Phan Văn Vĩnh trả lời HĐXX trong phần xét hỏi
Trước đó tại phiên tòa ngày 20-11, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa liên tục khẳng định công ty CNC không phải là công ty bình phong của Bộ Công an. Theo ông Hóa, công ty CNC chỉ là công ty bình thường, hoạt động như các công ty khác theo luật doanh nghiệp.
Bị HĐXX truy hỏi, ông Hóa thừa nhận mình ký tờ trình xin thành lập công ty bình phong. Văn bản gửi Tổng cục phó Nguyễn Tiến Lực cũng là do ông Hóa ký, về việc C50 đóng góp 20% vốn vào CNC. “Tôi báo cáo lên anh Vĩnh và thứ trưởng là phải góp vốn” – bị cáo Hóa nói.
Ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa tại phiên tòa
Video đang HOT
Ông Hóa tiếp tục khai sau khi được các cấp phê duyệt, vị thứ trưởng đồng ý thì ông chỉ đạo cấp dưới ngày 10-10-2010 tiến hành các thủ tục ký bản ghi nhớ hợp tác với CNC. Qua đó, C50 sẽ đóng góp 20% và cử người tham gia. “Việc ghi nhớ đóng góp 20% nhưng thực tế không góp tiền vì để khi nào chúng tôi có điều kiện thì thực hiện” – ông Hóa khai.
Theo ông Hoá, CNC hoạt động theo luật doanh nghiệp, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. C50 chỉ hóa trang nghiệp vụ khi cần thiết, chỉ sử dụng khi cần và C50 cũng không bao giờ hướng dẫn Dương điều tra tội phạm. “Nhiều người nghĩ đây là công ty bình phong nhưng không là gì cả chỉ là phục vụ cho công an”- ông khai.
HĐXX tiếp tục truy hỏi: “Tháng 4-2017, bị cáo làm văn bản yêu cầu bị cáo Vĩnh ký hợp thức văn bản năm 2011 về C50 có đóng góp vốn?”. Về việc này, ông Hóa khai sau khi không có vốn thì chỉ coi CNC là cơ sở bình thường, nhưng vẫn phải yêu cầu ông Vĩnh ký là do Cục hồ sơ sang hướng dẫn vì CNC chưa đăng ký hồ sơ. “Do trước đó chỉ có báo cáo miệng nên lúc đó bị cáo phải báo cáo để anh Vĩnh ký lại. Việc làm của tôi là sai về hành chính vì tôi làm sau, làm muộn và hợp thức hóa” – ông Hóa lý giải.
Khi HĐXX tiếp tục hỏi: “Bị cáo vẫn không thừa nhận CNC là công ty nghiệp vụ, vậy quá trình điều tra, bị cáo có bị bức cung nhục hình không, bởi các bản tự khai ở cơ quan điều tra, bị cáo đều nhận CNC là công ty bình phong”.
Về việc này, ông Hóa cho rằng khi bị bắt, ông đang phải nằm viện. Vào trại giam, ông mất ngủ hàng tháng, đầu óc không tỉnh táo.
Theo Ng. Hưởng (Người lao động)
Nguyễn Thanh Hoá: "Nhiều người khai sai, đổ lỗi cho tôi"
Sáng nay (20.11), trước HĐXX, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết, có nhiều người khai không đúng sự thật, đổ lỗi cho bị cáo.
Trả lời câu hỏi của HĐXX, đối với văn bản 1185 đề xuất thành lập công ty bình phong và văn bản gửi ông Phan Văn Vĩnh xin thành lập công ty bình phong là ai ký, bản hợp tác có nói tới lợi nhuận không, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết, bản ghi nhớ có 20% lợi nhuận của C50.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa trước tòa.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khai: "Trên thực tế, sau khi ký bản ghi nhớ, bị cáo báo cáo với ông Vĩnh do không có tiền và lực lượng nên bảo không phải là công ty bình phong và chấm dứt không liên quan gì. Cho tới khi tôi nghỉ, tôi không phê duyệt báo cáo, chấp nhận một vấn đề gì nên bản ghi nhớ của C50 với CNC không có giá trị gì nữa", bị cáo Hóa khai.
Bị cáo Hóa cũng cho biết, do không có đủ lực lượng và cả vốn nên sau khi ký ghi nhớ, Nguyễn Thanh Hóa có báo cáo lại với bị cáo Phan Văn Vĩnh bằng mồm là "ai hỏi về CNC thì nói là cơ sở bình thường không phải công ty bình phong".
Nguyễn Thanh Hóa cho biết, sau khi ký bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa gọi điện cho Nguyễn Văn Dương nói không tham gia thành lập công ty bình phong và thực hiện ghi nhớ hợp tác nữa. Dương đã chấp nhận.
Ngày sau khi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa có những lời khai trên, chủ tọa đã cho gọi bị cáo Nguyễn Văn Dương lên bục khai báo để đối chất. Chủ tọa hỏi: "Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa có khai, sau khi ký biên bản ghi nhớ, cam kết hợp tác 20% vốn và con người nhưng do C50 không có người và tiền nên không hợp tác nên bản ghi nhớ không có giá trị, có đúng không?". Bị cáo Nguyễn Văn Dương trả lời rằng muốn HĐXX xem xét toàn bộ hồ sơ trong vụ án chứ "không tiện nói đúng hay không đúng".
HĐXX tiếp tục hỏi Nguyễn Thanh Hóa, có khi nào CNC gửi báo cáo lên C50 không, Nguyễn Thanh Hóa cho biết: "Tôi nhớ có nhiều lần phòng tham mưu gửi lên cho tôi nhưng tôi không hồi âm lại cho CNC".
Chủ tọa tiếp tục hỏi, bị cáo nói hợp tác với CNCN không có giá trị nhưng tại sao lại vẫn gửi báo cáo lên, Nguyễn Thanh Hóa trả lời: "Vì CNC nghĩ là công ty bình phong và thực tế ai cũng có quyền gửi báo cáo tố giác tội phạm. Còn liên quan tới vấn đề kinh doanh khác, chúng tôi không có quyền tham gia".
Chủ tọa phiên tòa Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương hỏi tiếp: "Theo bị cáo, CNC chính thức thành công ty nghiệm vụ của Bộ Công an ở thời điểm nào?".
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết, chính thức là từ khi có quyết định 158, nhưng do hiểu không đúng lên dẫn tới sai lầm. Chờ mãi đến 2015, Bộ Công an giao cho một công ty nghiệp vụ và quyết định thành lập công ty bình phong. "Trên cơ sở phòng tham mưu báo cáo cho tôi do Bộ đã công nhận công ty bình phong. Quyết định thành lập CNC làm y như công ty khác, C50 chỉ phối hợp hóa trang nghiệp vụ và chỉ sử dụng anh Dương khi nào có nghiệp vụ chứ không coi anh Dương là trinh sát điều tra, không có một văn bản chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ nào với anh Dương. Chính vì thế, nhiều người hiểu lầm, đây là công ty bình phong, nghĩ cho cùng không là gì cả mà chỉ là một doanh nghiệp, chỉ phục vụ cho cơ quan điều tra khi có đề xuất nghiệp vụ trinh sát", bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khai.
Chủ tọa hỏi lại: "Bị cáo cho rằng văn bản 158 là bị cáo Dương hiểu không kỹ, khi nào có yêu cầu mới tham gia trình sát và xác minh tội phạm đúng không?". Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khẳng định: "Đúng như thế".
Trả lời tiếp câu hỏi của HĐXX, theo Quyết định của Bộ Công an, căn cứ vào Quyết định 158, CNC có nhiệm vụ gì với C50, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết: "Trong quyết định ghi rõ, Cục C50 phối hợp về mặt hóa trang, nghiệp vụ. Khi cần thiết hóa trang nghiệp vụ thì chúng tôi sử dụng, không cần thiết thì chúng tôi không sử dụng. Và còn 1 công ty khác cũng như CNC, họ hoạt động rất âm thầm lặng lẽ và nghiêm túc, không có một tai tiếng gì", bị cáo Hóa khai.
Trả lời về việc quản lý, ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp với hoạt động CNC theo quy định của Bộ Công an, Nguyễn Thanh Hóa khai: "Tôi đã giao Phòng tham mưu nắm bắt, theo dõi nguồn thông tin, coi họ có báo cáo cái gì cũng như các cơ sở khác. Tôi trực tiếp chỉ đạo phòng tham mưu, tôi chỉ đạo phòng tham mưu nên tôi là người chịu trách nhiệm cao nhất".
Cũng trong sáng 20.11, đứng trước phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết, có nhiều người khai không đúng sự thật, đổ lỗi cho bản thân bị cáo Hóa. Chủ tọa hỏi, có căn cứ gì chứng minh lời khai không đúng sự thật không thì bị cáo Nguyễn Thanh Hóa giải thích: "Trong quy trình của ngành công an, mọi việc đều phải có báo cáo. Cục trưởng không thể có quyền kiểu tôi cho anh làm hay không cho anh làm. Nếu có văn bản nói tôi cho anh làm hay không cho anh làm thì mới chứng minh được, còn họ khai thì chỉ là tôi nói mồm thôi".
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, với chức năng, nhiệm vụ được Bộ Công an giao đấu tranh phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao, Nguyễn Thanh Hóa không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, mà đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới soạn thảo một số văn bản và trực tiếp tham mưu cho Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát: Ký Quyết định số 158/QĐ-C41(C50) ngày 14.5.2015 về việc thành lập công ty bình phong thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công ty CNC) trái với Quyết định của Bộ Công an và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an. Đồng thời đề nghị lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho Công ty CNC được thuê sử dụng trụ sở số 10 Hồ Giám, Đống Đa, Hà Nội do Tổng cục cảnh sát quản lý, tạo ra rào cản đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm.
Khi biết Công ty CNC hoạt động tổ chức đánh bạc không ngăn chặn, xử lý mà còn tham mưu, ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tổ chức đánh bạc, bao che không cho các phòng nghiệp vụ có chức năng phòng chống tội phạm công nghệ cao được xác minh, xử lý. Khi lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hành vi đánh bạc của 2 game bài Rikvip.com và 23zdo.com có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Nguyễn Thanh Hóa không chấp hành ý kiến chỉ đạo, đến khi có văn bản lần thứ 2 sau 50 ngày mới chỉ đạo Phòng Tham mưu, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, nhưng báo cáo không trung thực để che giấu hành vi phạm tội của Công ty CNC; chỉ đạo ông Lục soạn thảo văn bản ký hợp thức trình Phan Văn Vĩnh để che giấu việc góp vốn bằng lợi thế nghề nghiệp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an.
Trong thời gian Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hợp tác với Công ty CNC, Nguyễn Thanh Hóa chỉ thừa nhận Dương đã hỗ trợ cho tập thể Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tổng số tiền 700 triệu đồng và 1 bộ phần mềm diệt virus Symantec trị giá 30.000 USD, nhưng không thừa nhận việc Dương cho 22 tỷ đồng.
Theo Danviet
Nguyễn Thanh Hóa xin "nhận tội hết cho cấp dưới vì họ còn tương lai" Trả lời tại Toà, Nguyễn Thanh Hóa cho biết, đã nói với cán bộ điều tra xin nhận hết trách nhiệm về bản thân mình, vì cấp dưới còn trẻ, còn tương lai phía trước Chiều 20/11, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm...