Ông Park… ‘xì chét’!
Đội tuyển quốc gia vẫn chưa đạt được mục tiêu có điểm khi vòng loại cuối cùng World Cup 2022 sắp kết thúc lượt đi, đội U.22 giành vé vào vòng chung kết U.23 châu Á nhưng không có gì để nói.
Trong khi đó, sau 2 trận đấu với Nhật Bản và Saudi Arabia đầu tháng 11 này là chiến dịch bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup. Chưa bao giờ HLV người Hàn Quốc chịu áp lực lớn đến thế.
Không còn nhiều nụ cười trên gương mặt HLV Park, thay vào đó là nét đăm chiêu thường xuyên
Không còn hình ảnh ông Park Hang-seo luôn tươi cười, thoải mái, ấm áp với các học trò như một gia đình, thay vào đó là nét thường xuyên đăm chiêu và sự nghiêm khắc trong các buổi tập. Người ta có thể thấy sự sốt ruột, lo lắng của HLV người Hàn Quốc đến như thế nào khi từ Kyrgyzstan đề nghị VFF triệu tập Đỗ Hùng Dũng. Quyết định này lập tức vấp phải sự phản ứng của CLB Hà Nội khi e ngại việc sử dụng vội vã, toàn bộ công sức chữa trị gãy chân 8 tháng qua của Hùng Dũng sẽ trở nên vô nghĩa, chưa nói đến tương lai của anh. Có thể ý định của HLV Park muốn gọi Hùng Dũng lên để các bác sĩ đội tuyển chăm sóc, hướng dẫn tập luyện hồi phục và ông có điều kiện theo dõi xem người học trò quan trọng có thể trở lại ở AFF Cup vào đầu tháng sau hay không. Tuy nhiên, quyết định triệu tập của VFF lại không nói rõ và CLB Hà Nội có lý do để e ngại khi 2 trụ cột khác của họ là Đình Trọng và Văn Hậu cũng vì sự nôn nóng sử dụng trên đội tuyển mà nay chấn thương trầm trọng hơn (HLV Park cho rằng đều có sự tham khảo, đồng ý của đội ngũ y tế đội tuyển, vậy “thần y” Choi Ju-young có trách nhiệm?).
Trước phản ứng của đội bóng thủ đô, HLV Park đã phải rút lại đề nghị triệu tập Hùng Dũng. Dù thế nào đây cũng là cú “sốc” khi lần đầu tiên ông bị một CLB, lại là đội bóng đóng góp nhiều quân số nhất từ chối. Trước đó, chính ông chủ của đội bóng giàu thành tích nhất V.League này cũng là người đầu tiên lên tiếng “chê” HLV trưởng đội tuyển “bảo thủ, lười làm mới”. Vốn có quan hệ rất thân thiện cùng “bầu” Hiển, thay vì đáp lại bằng nụ cười xòa, một trả lời nhẹ nhàng, ông Park lại đốp chát “đó không phải là việc của CLB Hà Nội”.
Rõ ràng HLV người Hàn Quốc đang stress. Không ai khác, giúp ông xả sự căng thẳng này phải là VFF.
Giống bầu Hiển, Hà Nội FC góp thêm phản biện tích cực tới HLV Park Hang Seo
Việc Hà Nội FC lên tiếng phản biện quyết định triệu tập Hùng Dũng của VFF là cần thiết, giúp bóng đá Việt Nam thêm quy củ và văn minh hơn.
Hôm 8/10, một ngày sau trận tuyển Việt Nam thua 2-3 trước Trung Quốc, bầu Hiển nêu quan điểm: "HLV Park Hang Seo lười làm mới, bảo thủ" và "cần có tiếng nói phản biện". Phát ngôn của ông chủ T&T gây tranh cãi, bởi HLV Park Hang Seo cùng cộng sự đã thành công cùng tuyển Việt Nam suốt 4 năm qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bóng đá luôn thay đổi. Thành công, không có nghĩa là không cần nghe phản biện. Mọi sự góp ý trên tinh thần xây dựng, dù ở khía cạnh chuyên môn hay phi chuyên môn, đều là điều cần thiết với bóng đá Việt Nam.
Tinh thần phản biện bầu Hiển đề cập tới vừa được thể hiện ở cách Hà Nội FC đưa ra thông điệp với mong muốn VFF rút lại quyết định triệu tập cầu thủ Đỗ Hùng Dũng hôm 3/11.
Hùng Dũng tập hồi phục chấn thương ở PVF.
Tiền vệ sinh năm 1993 dính chấn thương nặng hồi tháng 3. Trải qua 7 tháng điều trị, Hùng Dũng đang ở giai đoạn cuối của liệu trình phục hồi. Đại diện đội ngũ y tế Hà Nội FC nêu quan điểm: nôn nóng trở lại, Hùng Dũng có thể đánh đổi bằng cả tương lai.
Hà Nội FC có đủ lý do để yêu cầu ban huấn luyện ĐTQG không vội vã với Hùng Dũng. Hồi tháng 5, đội bóng Thủ đô từng khuyến cáo không để Đoàn Văn Hậu sớm trở lại, mà cần tập hồi phục từng bước.
Tuy nhiên, hậu vệ sinh năm 1999 vẫn ra sân ở 2 trận thuộc vòng loại thứ hai World Cup 2022 (gặp Malaysia và UAE). Hậu quả là, Văn Hậu tái phát chấn thương, chuẩn bị phải sang Hàn Quốc điều trị.
Văn Hậu tái phát chấn thương do vội vã trở lại.
Trước đó, Trần Đình Trọng cũng chấn thương nặng, mất nửa năm điều trị và đang trong giai đoạn phục hồi. HLV Park Hang Seo vẫn triệu tập Đình Trọng đá giải U23 châu Á 2020. Sau giải này, Đình Trọng tái phát vết đau, phải phẫu thuật lần thứ ba.
Trong cả hai trường hợp của Đình Trọng và Văn Hậu, Hà Nội FC đều chịu tổn thất bởi sai sót của đội tuyển. Không có nhân sự tốt nhất, thành tích thi đấu của đội bóng Thủ đô ảnh hưởng nặng nề. Chưa kể, chi phí phẫu thuật cho các cầu thủ chấn thương đều do CLB bỏ ra.
Đội bóng Thủ đô chi tiền đào tạo, trả đãi ngộ, chữa trị chấn thương cho cầu thủ, nên cần được tôn trọng ý kiến trước mọi quyết định sử dụng liên quan đến nhân sự của họ. CLB có quyền, và cần phải bảo vệ lợi ích chính đáng cho cầu thủ của mình bởi họ là bên sở hữu và trả lương cho cầu thủ.
Theo điều 1, khoản 1 theo Quy chế VFF về Giải phóng cầu thủ cho đội tuyển: CLB có nghĩa vụ giải phóng cầu thủ đã đăng ký cho CLB, để thi đấu cho đội tuyển của đất nước mà cầu thủ có đủ tư cách thi đấu theo quốc tịch của mình, nếu LĐBĐ nước đó triệu tập. Những thỏa thuận khác giữa câu lạc bộ và cầu thủ đều bị cấm.
Đây cũng là con đê ngăn những tiếng nói phản biện của CLB liên quan đến lợi ích của cầu thủ khi chơi cho ĐTQG. Các đội bóng đã quen với việc mệnh lệnh triệu tập cầu thủ của LĐBĐ là một chiều.
HLV Park Hang Seo, CLB và cầu thủ cần những cuộc đối thoại văn minh để hiểu nhau hơn.
Họ buộc phải đáp ứng, tuân thủ, thay vì phản biện, dù HLV Park Hang Seo từng nhiều lần triệu tập cầu thủ chấn thương lên tuyển, có thể kể tới trường hợp của Nguyễn Trọng Hoàng (CLB Viettel).
Tuy nhiên, quy chế có ngoại lệ dành cho cầu thủ chấn thương, được quy định trong điều 4: "Cầu thủ không thể thực hiện lệnh triệu tập của LĐBĐ mà anh ta đủ tư cách đại diện theo quốc tịch, vì lý do chấn thương hoặc đau ốm, nếu LĐBĐ triệu tập có yêu cầu, phải chấp hành kiểm tra y tế do bác sĩ mà LĐBĐ triệu tập chỉ định...".
Hà Nội FC đã căn cứ điều khoản này để gửi thông điệp mong muốn VFF cùng ngồi lại để tìm giải pháp tốt nhất cho Hùng Dũng. Đó là tranh luận mang tính xây dựng rất cần thiết. Phản biện không phải để công kích, chì chiết nhau, mà cùng hướng tới lợi ích chung của nền bóng đá.
CLB, ĐTQG và bản thân cầu thủ sẽ hưởng lợi từ những cuộc đối thoại văn minh này. " Cầu thủ là tài sản chung của cả đội tuyển quốc gia lẫn CLB và bản thân anh ta cũng có trách nhiệm với cả hai bên. Tôi cho rằng đây là sự tương tác hai chiều cần thiết", BLV Ngô Quang Tùng lý giải.
Vấn đề liên quan đến tranh chấp quyền lợi giữa CLB và LĐBĐ chưa tồn tại rõ ràng ở Việt Nam, nhưng đã có nhiều tiền lệ trên thế giới.
Cuối tháng 8 vừa qua, 6 CLB hàng đầu nước Anh gồm Man Utd, Chelsea, Liverpool, Man City, Tottenham và Arsenal gây chấn động khi cùng "liên minh" để chống lại các liên đoàn bóng đá Nam Mỹ.
Do Chính phủ Anh liệt kê nhiều nước Nam Mỹ như Brazil, Argentina, Uruguay vào danh sách đỏ (có nguy cơ lây lan COVID-19 cao), nên các cầu thủ về đây thi đấu vòng loại World Cup 2022 sẽ phải cách ly 10 ngày khi trở lại Anh để đảm bảo nguyên tắc phòng dịch.
Điều này đồng nghĩa các CLB không thể sử dụng cầu thủ Nam Mỹ trong gần 2 tuần nếu các cầu thủ này về đá cho ĐTQG.
Cuộc chiến nổ ra khi các liên đoàn bóng đá Nam Mỹ khởi kiện, yêu cầu FIFA tác động để cầu thủ trở về chơi cho đội tuyển. Theo luật FIFA, các tuyển thủ bắt buộc trở về phục vụ đội tuyển, nếu có tên trong danh sách triệu tập trong dịp "FIFA Day". Cầu thủ nào từ chối lên tuyển mà không có lý do chính đáng sẽ bị cấm thi đấu 5 ngày.
Sau 11 giờ đàm phán căng thẳng, các bên đạt thỏa thuận chung. Các liên đoàn rút đơn kiện, các cầu thủ cũng không bị cấm thi đấu 5 ngày ở CLB.
Bài học cũ và tương lai của Hùng Dũng Từ chuyện CLB Hà Nội từ chối đưa Hùng Dũng lên tuyển, giới chuyên môn nhớ lại những trường hợp cũ không may của Đình Trọng và Văn Hậu bị tái phát chấn thương nặng hơn. Từ chuyện CLB Hà Nội từ chối đưa Hùng Dũng lên tuyển, giới chuyên môn nhớ lại những trường hợp cũ không may của Đình Trọng và...