Ông Park sợ học trò mất sức
Không phải tự nhiên mà HLV Park Hang-seo nhắn nhủ các CLB bóng đá Việt Nam cần chú trọng đến công tác y tế hơn nữa, sau hàng loạt ca chấn thương và quá tải của học trò.
Chưa bao giờ các cầu thủ Việt Nam bị đặt vào tình thế chạy đua với thời gian gấp gáp để hoàn tất mùa giải, do dịch bệnh COVID-19 phải nghỉ dài. Giả sử đầu tháng 6 bóng lăn trở lại, tất cả CLB sẽ chơi dồn lịch thi đấu trong nước và một số còn phải tính toán đá giải AFC Cup 2020, gần như không có quãng nghỉ như thường lệ.
Sau mùa giải, các tuyển thủ quốc gia tiếp tục hội quân để chơi hai đấu trường lớn trong năm là vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á và hướng đến ngôi vô địch AFF Cup 2020. Nó khiến HLV Park Hang-seo gặp nhiều khó khăn và lo ngại các học trò quá tải, dễ dẫn đến chấn thương như ông đã từng chứng kiến.
Rất nhiều cầu thủ của ông Park, đồng thời là trụ cột ở CLB bị chấn thương hoặc phải tập hồi phục dài sau khi phẫu thuật, trong đó bao gồm gần hết hàng phòng ngự của tuyển quốc gia. Chính ông thầy người Hàn đã nhắc nhở các CLB cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ y tế nhằm giúp cầu thủ hạn chế chấn thương.
Nỗi lo của thầy Park khi các học trò phải đá dồn dập, trong khi cuối năm đội tuyển quốc gia còn rất nhiều mục tiêu quan trọng. Ảnh: NGỌC DUNG
Video đang HOT
Ông Park biết rất rõ nhiều CLB hầu như không có hệ thống y tế chuyên biệt và thậm chí là không có chuyên gia thể lực. Cầu thủ gần như chỉ biết tự điều chỉnh thể trạng của mình trong điều kiện thiếu am hiểu, cùng áp lực ra sân ở CLB nên rất dễ dẫn đến tình trạng chấn thương nghiêm trọng, phải nghỉ dài hạn.
Ông thầy người Hàn có riêng một đội ngũ trợ lý sức khỏe và y tế trên tuyển quốc gia nhưng họ không thể kiểm soát tình trạng cầu thủ ở CLB. Rất nhiều cầu thủ gắn bó với ông Park từ hơn hai năm qua dần rơi rụng, chủ yếu do quá tải khiến phong độ không như ý muốn hoặc bị chấn thương, phải chia tay đội tuyển.
Những nguy cơ hao hụt lực lượng trong quá khứ sẽ càng làm ông Park lo lắng nhiều hơn với mật độ thi đấu dồn dập trong ba tháng cuối năm. Sau khi đá xong V-League và Cúp Quốc gia (riêng đội TP.HCM và Than Quảng Ninh còn chơi AFC Cup 2020), các tuyển thủ Việt Nam không có nhiều thời gian nghỉ ngơi mà phải tập trung ngay để chuẩn bị cho ba trận còn lại ở vòng loại thứ hai cúp thế giới 2022. Đội tuyển Việt Nam sẽ làm khách Malaysia, sân nhà tiếp Indonesia và chơi trận cuối sân khách UAE đều không dễ dàng với mục tiêu giữ vững ngôi đầu bảng G để lấy vé vào vòng loại cuối cùng.
Tiếp đó, thầy trò ông Park tiếp tục đá AFF Cup 2020 với mục tiêu vô địch sẽ chơi thêm bảy trận nữa. Ba tháng cuối năm với hai sân chơi lớn là thử thách rất khắc nghiệt trong bối cảnh HLV Park Hang-seo không lo đối thủ mạnh, chỉ sợ các học trò xuống phong độ do quá tải và chấn thương.
Hồi hộp chờ bóng lăn
VPF đã lên lịch thi đấu trở lại vào giữa tháng 5 cho các giải vô địch quốc gia nhưng đến thời điểm này vẫn không ai dám chắc có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các nhà tổ chức giải rất nôn nóng chờ khai cuộc Cúp Quốc gia, giải hạng Nhất và tái khởi động V-League sau hai vòng đấu để kịp thời gian cho đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ quốc tế. HLV Park Hang-seo càng hồi hộp hơn nữa vì khả năng mùa giải kết thúc muộn sẽ không có nhiều thời gian để làm mới đội tuyển như mong muốn, bên cạnh nguy cơ học trò mất nhiều sức thấy rõ khi phải ra sân dồn dập.
V-League đá kiểu gì sau mùa dịch COVID-19?
Hầu hết đội bóng đã luyện tập trở lại bình thường sau nới lỏng giãn cách xã hội chờ các giải tái xuất nhưng khó nhất vẫn là V-League chưa xác định rõ chơi kiểu gì cho trọn vẹn mùa giải.
VPF đã lên nhiều phương án khác nhau chờ sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền là bóng lăn trở lại, khởi động là cúp quốc gia và sau đó V-League cùng giải hạng nhất ra quân. Tuy nhiên, cái khó của các nhà tổ chức là chọn kiểu đá sao cho phù hợp với tính chất của từng giải đấu, vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn và sự công bằng, lại vừa trả quyền lợi tốt nhất cho các nhà bảo trợ.
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú nhắn nhủ sẽ không có phương án nào hoàn hảo sau một kỳ nghỉ dài vì dịch bệnh COVID-19 và điều quan trọng nhất là cần sự đồng thuận của tất cả CLB. Vấn đề là không ai biết chắc thời điểm nào bóng sẽ lăn trong sự an toàn tuyệt đối, dù VPF đã đưa ra mốc thời gian từ ngày 15-5 đá cúp quốc gia và sau một tuần chơi V-League.
Nhưng với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và khác nhau ở nhiều địa phương, khả năng bóng lăn đúng hẹn sẽ không khả thi. Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải tính toán có thể vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, các giải đấu sẽ khởi động, khi các cơ quan chức năng cho phép.
Khó cho những nhà điều hành giải là quỹ thời gian và điều kiện thực tế không cho phép đá đúng với lịch V-League cũ đủ 26 vòng đấu. Ảnh: NGỌC DUNG
Ông Hải cũng chính thức bật đèn xanh phương án tổ chức V-League rút gọn chứ không diễn ra theo cách thức cũ hai lượt đi về mất nhiều thời gian. Giả sử bóng lăn đầu tháng 6 như dự tính, giải chỉ còn khoảng bốn tháng để hoàn tất, so với thông thường sẽ diễn ra trong tám tháng xen kẽ những khoảng nghỉ cho tập trung đội tuyển quốc gia.
Chính vì phải chạy đua với thời gian nên chắc chắn V-League sẽ không tái xuất đủ 24 vòng đấu như cũ (đã thi đấu hai vòng). Ngoài những trận đấu V-League, các CLB còn phải đá cúp quốc gia vẫn chưa khai mạc. Thêm vào đó, hai đội TP.HCM, Than Quảng Ninh tiếp tục chơi vòng bảng AFC Cup 2020 và nếu vào sâu như Hà Nội năm ngoái, các nhà làm giải sẽ còn điều chỉnh nhiều lịch thi đấu. Vì thế, việc tối giản V-League theo phương án tối ưu nhất là nhiệm vụ của các nhà làm giải để cuộc chơi về đích an toàn và đạt yêu cầu về chất lượng.
Trước mắt, Ban tổ chức VPF sẽ phải hoàn thành một số thủ tục như tham khảo ý kiến các CLB và nhận sự đồng ý, rồi mới xin quyết định của Ban chấp hành VFF để thay đổi điều lệ giải.
Bóng V-League sẽ lăn trở lại sau mùa dịch COVID-19 dai dẳng, chỉ chưa biết chính xác ngày ra sân.
Ngăn ngừa tiêu cực với cách đá mới
Phương án khả dĩ nhất do một số CLB đưa ra nhằm tiết kiệm thời gian mà không giảm đi nhiều tính cạnh tranh quyết liệt là chơi một lượt vòng tròn tính điểm xếp hạng. Tiếp đó, bảy đội xếp trên thành một nhóm đá vòng tròn chọn nhà vô địch V-League 2020. Tương tự, bảy đội nhóm dưới thi đấu với nhau để xác định 1,5 suất rớt hạng.
Cách đá này sẽ rút ngắn thời gian rất nhiều, thay vì mỗi CLB chơi 26 lượt thì bây giờ chỉ còn đá 17 trận. Lấn cấn lớn nhất của người trong cuộc là khi các đội đủ điểm trụ hạng hoặc không đủ sức cạnh tranh với tốp trên sẽ phát sinh ra những biến tướng của tiêu cực khó kiểm soát. Nó đòi hỏi tất cả CLB không chỉ đồng lòng vượt khó sau mùa dịch COVID-19 mà còn biết nói không với tiêu cực.
Đề xuất rút ngắn V-League Nếu V-League đá liên tục từ tháng 6 đến cuối tháng 10, các đội bóng sẽ lo ngại tình trạng quá tải, khủng hoảng lực lượng, vì vậy đề xuất rút ngắn xuống còn 13-17 vòng đấu là hợp lý nhất Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, khi chưa có văn bản mới thì các hoạt động thể thao vẫn chưa...