Ông Park phải thay đổi thói quen để tránh quá tải
Hai giải AFF Cup 2020 và ba trận còn lại của vòng loại World Cup 2022 đều dời sang năm 2021, khiến thầy trò HLV Park Hang-seo phải tính toán thật kỹ để tránh trường hợp quá tải.
Trước khi tái ký hợp đồng hồi đầu năm nay, ông thầy người Hàn Quốc 61 tuổi đã từng bày tỏ nguyện vọng chỉ nắm một đội tuyển và thực hiện mục tiêu mà VFF cho là lớn nhất. Tuy nhiên, VFF trong cuộc thừa thắng thành tích dưới thời ông Park hai lần vô địch Đông Nam Á cấp đội tuyển và U-22 2 luôn có tham vọng xông lên.
Từ nay đến cuối năm, các đội tuyển không thi đấu nhưng thầy Park cứ phải tìm người bổ sung danh sách để năm 2021 căng mình với nhiều mặt trận cùng mật độ dày. Ảnh: NGỌC DUNG
Bản hợp đồng ba năm tiếp theo của HLV Park Hang-seo tưởng đơn giản là chỉ bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup và SEA Games nhưng nó khó hơn gấp nhiều lần khi chân tướng của các đội tuyển đã bộc lộ rõ với những con người cũ.
Cơ hội cho thầy Park tiếp tục gặt hái thành công càng bị thử thách gay go hơn khi các giải đấu bị dời sang năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đầu tiên là các trận còn lại ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 dự kiến diễn vào tháng 3-2021. Với tư cách đầu bảng G và mục tiêu giành vé đi tiếp, thầy trò ông Park phải nỗ lực hơn sức mình để thỏa mãn VFF. Sự thành bại của đấu trường này cũng có tác động rất lớn đến sân chơi AFF Cup 2020 dời sang tháng 4-2021.
Đội tuyển Việt Nam gần như không có quyền thất bại ở AFF Cup với tư cách đương kim vô địch. Đáng chú ý, ông Park vẫn giữ một thành phần không có nhiều gương mặt tiềm năng, trong lúc các đối thủ lớn như Malaysia, Thái Lan có chuyển biến nội lực mạnh mẽ, hay Indonesia quyết xóa đi làm lại với thầy Hàn từng dự World Cup 2018.
Video đang HOT
Nếu như đội tuyển Việt Nam có suất chơi vòng loại cuối cùng World Cup 2022 thì từ tháng 6-2021, thầy trò ông Park phải đá 10 trận (mỗi bảng có sáu đội) trong hai lượt sân nhà – sân khách. Đến tháng 10, thầy Hàn lại tiếp tục nắm đội trẻ đá vòng loại U-23 châu Á giành vé đi tiếp như hai mùa giải gần nhất. Hơn một tháng sau, đội hình này sẽ phải bảo vệ bằng mọi giá chức vô địch SEA Games 31 diễn ra trên sân nhà. Nhiệm vụ nào với ông Park cũng lớn và cái chính là ông không có quyền từ chối hoặc thả lỏng ở bất kỳ đấu trường nào.
Nỗi lo thường trực của ông Park không chỉ mỗi mình ông quá tải do tuổi cao sức yếu lại “vừa xay gạo, vừa bế em”, các học trò của ông vốn đã mỏng vẫn phải căng sức cho nhiều mặt trận từ trong nước ra quốc tế. Vấn đề của đội tuyển quốc gia còn là thói quen của thầy Park không mấy tin dùng nhân tố mới, cả cách chơi mới để tránh đối phương bắt bài, ông cũng chưa có thời cơ thử nghiệm.
Không khó nhìn ra nhiều tuyển thủ quốc gia bị quá tải, dẫn đến chấn thương hoặc sa sút phong độ sau 11 vòng đấu ở V-League. Những cầu thủ khác ra sân thường với một trạng thái bất ổn hay chỉ gắng gượng làm tròn vai diễn để không hổ danh nhà vô địch.
Điều băn khoăn khác của giới chuyên môn là cách sử dụng con người 2 trong 1 của ông Park với nhiều cầu thủ trẻ của đội U-23 Việt Nam là kép chính ở tuyển quốc gia như Văn Hậu, Quang Hải, Thành Chung… Ông Park luôn yêu thích và có xu hướng tận dụng một nhóm cầu thủ nòng cốt cho mọi sân chơi, như cái cách ông đã làm để gặt hái thành tích trong gần ba năm qua.
HLV Park Hang-seo sẽ phải tập thay đổi từ chính thói quen của mình để bảo toàn lực lượng và làm mới cách chơi của học trò từ những con người không mới.
Quân đông mà không tinh
HLV Park Hang-seo vừa triệu tập 48 cầu thủ U-22 lên tuyển để “rà soát, kiểm tra và đánh giá lực lượng nhằm chuẩn bị cho SEA Games 31″. Trong số này có đến 20 cầu thủ đến từ các đội hạng Nhất và hạng Nhì, còn lại phần đông khoác áo CLB chơi giải V-League hầu hết ngồi ghế dự bị hoặc rất ít cơ hội ra sân. Ngoài một số cái tên từng tham gia SEA Games 30, ông Park vẫn còn những “của để dành” chắc chắn có suất trong đội U-23 Việt Nam, đồng thời khoác áo tuyển quốc gia như Quang Hải, Văn Hậu, Hoàng Đức, Thành Chung, Đức Chiến, Hồ Tấn Tài… Việc ông Park tập trung đông đảo cầu thủ trẻ lên tuyển không ngoài mục đích chọn lọc thêm người cho đội U-23 để phần nào đỡ đần gánh nặng cho các đồng nghiệp cùng lúc khoác áo hai đội tuyển. Tuy nhiên, không dễ cho thầy Park “đãi cát tìm vàng” vì phần lớn cầu thủ trẻ từng lên tuyển rồi về, số còn lại không đủ sức cạnh tranh với những gương mặt cũ.
Nhiều tuyển thủ Việt Nam hồi phục chấn thương trước vòng loại World Cup
Việc vòng loại World Cup 2022 bị dời sang năm sau khiến đội tuyển Việt Nam không còn giải đấu nào trong năm nay. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, một số tuyển thủ sẽ có thêm thời gian dưỡng thương.
Sau khi vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á bị dời sang năm 2021, đội tuyển Việt Nam không còn giải đấu chính thức nào trong năm 2020. Trước đó, AFF Cup thay vì diễn ra vào cuối năm, cũng đã được dời sang năm sau.
Chính vì thế, các cầu thủ Việt Nam cũng sẽ không thi đấu trận quốc tế nào trong màu áo đội tuyển từ nay đến hết năm. Với các cầu thủ chuyên nghiệp, điều đó có thể mang lại cảm giác hụt hẫng. Tuy nhiên, dù gì thì việc vòng loại World Cup bị hoãn, cũng giúp cho một số tuyển thủ quốc gia có thêm thời gian để hồi phục.
Số này đáng chú ý có 2 trung vệ Duy Mạnh và Đình Trọng. Cả hai đều không có tên ở danh sách 36 cầu thủ vừa rồi gọi tập trung đội tuyển quốc gia, vì chấn thương dai dẳng.
Sau khi vòng loại World Cup bị hoãn, Duy Mạnh vẫn còn cơ hội tham dự giải đấu này trong năm sau
Đây đều là các chân thương dự kiến phải đến hết năm nay mới hồi phục hoàn toàn. Có nghĩa là, nếu vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, cũng như AFF Cup, diễn ra theo lịch cũ, cả Đình Trọng và Duy Mạnh sẽ vắng mặt.
Điều đó dù gì cũng tạo ra sự thiệt thòi cho đội tuyển Việt Nam, bởi đây là 2 trong số những trung vệ chơi ổn định nhất ở đội tuyển ít năm trở lại đây.
Việc vòng loại World Cup dời sang năm sau cũng có nghĩa là cả Đình Trọng và Duy Mạnh vẫn còn cơ hội cống hiến cho đội tuyển Việt Nam ở giải đấu này, sau khi họ hồi phục chấn thương ở thời điểm dự kiến là vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Chấn thương khác liên quan đến cầu thủ chạy cánh Phạm Xuân Mạnh, người từng có lúc thi đấu thành công trong màu áo đội U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á năm 2018.
Xuân Trường có thể sẽ thi đấu tốt hơn, khi có thêm nhiều trận đấu tại V-League trong thời gian tới, để anh tìm lại cảm giác bóng
Xuân Mạnh cứ tái đi tái lại chấn thương và anh thường xuyên vắng mặt ở V-League năm nay. Đây là dạng cầu thủ khá đa năng, và nếu Xuân Mạnh hồi phục, cầu thủ này sẽ rất hữu ích cho HLV Park Hang Seo, trong việc hỗ trợ cho các vị trí ở biên của đội tuyển Việt Nam.
Nhóm các cầu thủ khác, tuy không chấn thương ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn chưa lấy lại được phong độ cao nhất sau thời gian chấn thương, có Lương Xuân Trường, Vũ Văn Thanh, Phan Văn Đức.
Họ cũng là những cầu thủ có tài, cũng được rất nhiều kỳ vọng. Thời gian vừa rồi, Xuân Trường, Văn Thanh rất nỗ lực giúp HA Gia Lai có thành tích ổn định hơn tại V-League, trong khi Phan Văn Đức đang quyết tâm tìm lại chính mình trong màu áo SL Nghệ An.
Có thể trong thời gian tới, khi thể lực tốt hơn, cũng như trải qua thêm nhiều trận đấu ở cuối mùa giải 2020, và có thể ở đầu mùa giải 2021 tại V-League, những Xuân Trường, Văn Đức và Văn Thanh sẽ tìm được cảm giác tốt hơn, trước khi lấy lại phong độ cao nhất, phục vụ cho đội tuyển quốc gia ở AFF Cup và vòng loại World Cup trong năm 2021.
Đội tuyển Việt Nam trước nỗi lo lịch thi đấu dày đặc trong năm 2021 Sau khi AFF Cup 2020 và vòng loại World Cup 2022 bị hoãn sang năm 2021, đội tuyển Việt Nam không đá một trận đấu chính thức trong năm nay nhưng thầy Park sẽ đối diện nỗi lo lớn trong năm 2021. Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đã kéo theo những thay đổi về lịch trình thi đấu của đội tuyển...