Ông Park làm mới đội tuyển kiểu gì?
HLV Park Hang-seo hứa hẹn sẽ làm mới mình cho những mục tiêu gần trong ba năm của bản hợp đồng mới.
Ông thầy người Hàn Quốc bày tỏ sự thất vọng vì không thể giúp U-23 Việt Nam chơi tốt ở vòng chung kết U-23 châu Á hồi đầu năm 2020, mất luôn suất Olympic Tokyo. Thất bại ấy giúp thầy trò ông Park tỉnh hơn sau lần xuất thần đoạt ngôi á quân U-23 châu Á 2018.
Dấu lặng của đội trẻ U-23 Việt Nam cũng là thời cơ cho thầy trò ông Park nhìn lại mình để làm tốt hơn ở cấp độ bóng đá trẻ lẫn đội tuyển quốc gia. Mục tiêu lớn nhất và gần nhất của HLV Park Hang-seo là giữ ngôi nhất bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022. Sau đó là tiếp tục vô địch AFF Cup 2020 và năm sau phải vô địch SEA Games 31 ngay trên sân nhà.
Trước mắt, ông Park phải đối diện với trận đấu tiếp theo ở Cúp Thế giới đi dễ khó về trên sân Malaysia. Đội bóng chỉ còn kém đội tuyển Việt Nam 2 điểm. Nếu thắng đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngôi nhất bảng này, thầy trò ông Park tràn trề cơ hội đi sâu hơn, dù tháng 6 còn hai trận sân nhà tiếp Indonesia và sân khách gặp UAE.
HLV Park Hang-seo đang cần làm mới lại đội tuyển nhưng rất khó khi phải bắt đầu từ những con người cũ. Ảnh: NGỌC DUNG
Cái khó của ông Park không chỉ vì đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến các giải vô địch quốc gia phải hoãn lại, mà thực tế ông cũng không có quá nhiều điều kiện để làm mới đội hình lẫn cách chơi.
Video đang HOT
Ai cũng biết ông Park trong hơn hai năm vừa qua thành công vượt bậc cùng hệ thống chiến thuật 3-4-3 với bài phòng ngự chặt, phản công nhanh và biết chắt chiu cơ hội kết liễu đối thủ. Nhưng gần đây, các trợ lý của ông đã dũng cảm góp ý đội tuyển cần điều chỉnh và thay đổi nhiều để tránh sự bắt bài của các đối thủ.
Thực chất trong năm trận bất bại của đội tuyển Việt Nam ở bảng đấu dễ thở và quen thuộc với nhiều đối thủ Đông Nam Á, thầy trò ông Park trừ mỗi trận thắng Indonesia rệu rã 3-1, còn lại chỉ hòa hai trận không bàn thắng với Thái Lan, thắng sít sao UAE, Malaysia một bàn. Nó cho thấy sự khó khăn hơn nhiều trong cách bài binh bố trận và giành chiến thắng chật vật khi ông Park không có nhân tố mới hoặc còn dè dặt thử nghiệm.
Ông Park đã thử cho lứa U-23 Việt Nam chơi theo sơ đồ 3-5-2 từng vô địch SEA Games 30 với các đối thủ vừa sức nhưng chưa thành công ở vòng chung kết U-23 châu Á với những đối tượng cao cấp hơn. Trong khi đó, đội tuyển quốc gia sắp tới gần như không thay đổi, vì những khuôn mặt cũ khó thay thế, thậm chí là sức mạnh còn suy giảm do chấn thương và thẻ phạt.
Ông thầy người Hàn Quốc tương lai rất cần đổi mới lớn ở các cấp độ đội tuyển quốc gia nhờ sự chung tay của VFF và các thành phần tham gia vào bóng đá đầu tư những lứa trẻ, còn bây giờ thì rất khó!
Thầy Park với học trò Công Phượng
Hai trận liên tiếp ở vòng bảng AFC Cup 2020 trong màu áo CLB TP.HCM, chân sút Công Phượng đều khai hỏa làm ông Park rất vui. Đã hơn một năm qua lận đận từ CLB Incheon United (Hàn Quốc) cho đến Sint Truiden (Bỉ) và lên tuyển quốc gia, Công Phượng tịt ngòi triền miên. Thầy Park có khi không giấu nổi sự lo lắng thay cho Công Phượng ngồi dự bị mải miết ở nước ngoài sẽ làm thui chột đi bản năng sát thủ của một tiền đạo và thực tế anh chơi chưa tốt mỗi lần lên tuyển. May mắn cho ông Park lẫn bản thân Công Phượng đang vượt qua áp lực và thách thức để trở lại, trong lúc đội tuyển quốc gia thiếu sự săn bàn nhạy bén khi hai lão tướng Anh Đức, Văn Quyết đã chia tay hay Tiến Linh, Đức Chinh vẫn còn non.
Theo PLO
Cơn đau đầu không dễ chịu của ông Park!
Chỉ còn bốn ngày nữa là vào giải U-23 châu Á nhưng ông Park Hang-seo vẫn còn dai dẳng những nỗi lo chấn thương ở hàng thủ và các phương án tấn công từ tuyến hai.
Thầy trò Park Hang-seo nỗ lực chạy đua từng giờ cho chiến dịch vòng chung kết U-23 châu Á sắp khai cuộc ở Thái Lan với tư cách đương kim á quân. Nếu như hai năm trước, đội tuyển U-23 Việt Nam không gánh chịu quá nhiều sức ép phải đi sâu thì mùa giải này, ông Park tự tin đặt mục tiêu ban đầu vượt qua vòng bảng D khi đối diện U-23 UAE, Jordan và CHDCND Triều Tiên.
Ông thầy người Hàn Quốc đưa sang Thái Lan tám hậu vệ thì bốn đã gặp chấn thương và đang ở trong quá trình hồi phục. Đáng kể nhất là trung vệ Trần Đình Trọng sau hơn nửa năm nghỉ dưỡng vẫn chưa có dấu hiệu trở lại phong độ cao nhất. Thậm chí ông Park đã từng gạch tên Đình Trọng (và tiền đạo trẻ Nhâm Mạnh Dũng) vài ngày trước trong danh sách đăng ký sơ bộ, vì nghĩ rất khó cho trung vệ này trở lại.
HLV Park Hang-seo gặp khó ở giải U-23 châu Á nhưng ai cũng tin ông sẽ vượt qua. Ảnh: ANH PHƯƠNG
Đình Trọng là một cái tên hiếm hoi chiếm trọn lòng tin của thầy Park như hai năm trước chơi đủ sáu trận ở giải U-23 châu Á và lên ngôi á quân. Hậu vệ của Hà Nội cũng không thể thay thế xuyên suốt quá trình vào bán kết Asiad 18 lẫn vô địch AFF Cup 2018. Tuy nhiên, chấn thương đứt dây chằng gối trái đã khiến Đình Trọng phải làm khán giả bất đắc dĩ gần như cả mùa giải 2019.
Dĩ nhiên, ông Park vẫn có những phương án lấp chỗ trống do Đình Trọng để lại như ở Asian Cup, vòng loại World Cup hay SEA Games nhưng đến giải U-23 châu Á lần này, ông đau đầu thật sự.
Ngoài Đình Trọng khó lòng trở lại đỉnh cao, ba hậu vệ khác là Trọng Hùng, Thanh Thịnh và Tấn Sinh cũng đều vừa hồi phục chấn thương. Trọng Hùng vốn là một tiền đạo thường đá dạt biên trái ở Thanh Hóa nhưng vì thiếu người ông Park phải kéo xuống đá hậu vệ phải. Thanh Thịnh từng bị đau phải nghỉ trận chung kết SEA Games 30 và thời gian qua tập riêng với bác sĩ nhiều hơn với đồng đội, còn Tấn Sinh có vẻ ổn hơn.
Nên nhớ hàng phòng ngự vững chắc của đội tuyển U-23 Việt Nam ở hai mùa trước là nền tảng thành công của thầy Park với tư tưởng thủ chặt để không thua trước khi tìm cách phá lưới đối phương. Ấn tượng nhất trong đội hình trẻ vẫn là hệ thống ba trung vệ bọc lót cho nhau rất nhịp nhàng, bất chấp thầy Park có cho học trò đá bằng sơ đồ chiến thuật nào.
Tiếc là ông thầy Hàn lúc này không có hậu vệ trái Văn Hậu chơi trung vệ rất tốt, do CLB Heerenveen không nhả cầu thủ, trong khi tân binh Việt Anh, Ngọc Bảo còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
Trận giao hữu thua U-23 Bahrain 1-2, ông Park buộc phải đưa tiền vệ Bùi Tiến Dụng về chơi trung vệ bên cạnh Thành Chung và Tấn Sinh, đủ thấy sự khan hiếm nhân sự của hàng thủ. Đã thế, trận ra quân với U-23 UAE ngày 10-1, ông Park không có sự phục vụ của hậu vệ phải Hồ Tấn Tài do nhận hai thẻ vàng ở vòng loại.
Hy vọng chấn thương sẽ không hành hạ các tuyển thủ trẻ và HLV Park Hang-seo tìm ra nhiều phương án khả thi cho hành trình chinh phục giải U-23 châu Á lại thành công mỹ mãn.
Tuyến giữa đông mà không tinh
Lực lượng U-23 Việt Nam đá giải châu Á mùa này với nòng cốt là lứa U-22 vừa vô địch SEA Games 30. Đáng chú ý trong sơ đồ 5-3-2, ông Park thường dựa rất nhiều vào sự vững vàng của Hùng Dũng đã quá tuổi dự giải. Cũng vì thiếu người đá ngon lành ở trục giữa, ông Park nhiều lần đưa trung vệ Đức Chiến lên chơi tiền vệ trụ. Các tiền vệ quen đá giữa như Việt Hưng, Thanh Sơn, Bảo Toàn giàu kỹ thuật lại thiếu sức mạnh chơi phòng ngự từ tuyến hai. Trong khi đó, một số cái tên khác như Trọng Đại, Hữu Thắng, Thái Quý nếu có ra sân cũng chỉ là giải pháp tình thế của thầy Park.
Ở hai biên, đội tuyển U-23 Việt Nam an tâm hơn với Hoàng Đức và Quang Hải có những tố chất đặc biệt có thể tạo ra nhiều đột biến giúp cặp trung phong Tiến Linh - Hà Đức Chinh có nhiều khoảng trống săn bàn thắng.
Theo PLO
3 niềm tin ông Park cùng U-23 VN vượt qua vòng bảng HLV Park Hang-seo nhắc đi nhắc lại nhiệm vụ vượt qua vòng đấu bảng U-23 châu Á sẽ rất khó khăn vì các đối thủ đều rất mạnh nhưng thầy trò ông luôn có niềm tin chiến thắng. Đội tuyển U-23 Việt Nam với tư cách á quân giải U-23 châu Á chắc chắn sẽ nằm thế kèo trên khi tái ngộ các...