Ông Park đau đầu vì… TikTok
Không chỉ chấn thương, nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội, TikTok và Facebook đang khiến cho huấn luyện Park Hang Seo bất ngờ đau đầu.
Thủ môn Tấn Trường.
Nếu ông giải quyết không ổn thỏa, tham vọng bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup của đội tuyển Việt Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ sớm.
Cảnh báo cho Tấn Trường
Sau khi cùng đội tuyển Việt Nam giành quyền vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, Tấn Trường bắt đầu livestream trên Facebook cá nhân để giao lưu với người hâm mộ trong thời gian đội tuyển cách ly tại Thành phố Hồ Chí Minh. Màn trình diễn tốt trong vai trò thay thế Văn Lâm ở đội tuyển Việt Nam đã giúp thủ thành quê Đồng Tháp nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả.
Chuyển sang livestream trên ứng dụng TikTok, Tấn Trường tiếp tục nhận được sự theo dõi lớn của cộng đồng mạng. Phải chăng điều đó khiến Tấn Trường thường xuyên livestream hơn?
Nhiều nhà chuyên môn và khán giả đã lên tiếng cảnh báo, chỉ trích thủ môn số 1 đội tuyển Việt Nam. Việc dành nhiều thời gian, mỗi lần livestream có thể 1 – 2 giờ, vào những thời điểm quan trọng, trước hoặc sau trận đấu sẽ mang đến hệ lụy khôn lường cho Tấn Trường trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Gần đây, nhiều khán giả đã quay sang phê phán Tấn Trường khi anh livestream trước và sau trận thua Saudi Arabia 0 – 1 trên sân Mỹ Đình. Thậm chí, có người hâm mộ tức giận bình luận “giải nghệ đi” trong buổi livestream của Tấn Trường ngay sau trận thua Saudi Arabia hôm 16/11.
Vụ lùm xùm còn kéo dài, bởi nhiều thông tin cho rằng, Tấn Trường đã đáp trả bằng câu trả lời “thiếu trách nhiệm” và bệnh ngôi sao rằng, “tính nghỉ rồi mà người ta cứ kêu hoài”. Điều đó khiến ông Park sốc. Chiến lược gia người Hàn dù đang đau đầu về các vấn đề của đội tuyển cũng phải dành thời gian yêu cầu trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa gọi cho Tấn Trường để hỏi thực hư.
Tấn Trường khẳng định mình không hề nói vậy. Anh chỉ livestream trong khoảng tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Dù vậy, Tấn Trường thừa nhận trong thời gian không tập trung đội tuyển Việt Nam, anh cũng thường livestream đến tận nửa đêm.
Ông Park đau đầu vì những vấn đề ngoài chuyên môn của Tấn Trường.
Phát biểu với báo chí, lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nêu quan điểm: “Ngay sau vòng loại thứ 2 World Cup 2022 tại UAE vào tháng 6, khi cùng đội tuyển Việt Nam từ UAE về nước cách ly trong khách sạn, Tấn Trường đã thường xuyên livestream và bị nhắc nhở nên sau đó đã hạn chế.
Video đang HOT
Thời gian qua khi đội tuyển Việt Nam tập trung chuẩn bị cho vòng loại thứ 3, ông Park và VFF cũng thường xuyên trao đổi với các cầu thủ là dùng mạng xã hội hạn chế, tập trung cho công việc chuyên môn. Là người đàn ông trưởng thành, Tấn Trường nên biết làm gì là phù hợp để giữ gìn hình ảnh của mình và đội tuyển quốc gia”.
Trong khi đó, cựu thủ môn Nguyễn Văn Phụng, người từng nắm giữ vị trí trợ lý huấn luyện viên đội tuyển quốc gia chia sẻ, các thủ môn trước khi vào trận đấu chỉ cần nghỉ ngơi thoải mái tinh thần. Việc lên mạng livestream trong những ngày tập luyện bình thường cũng cần hạn chế.
“Với các thủ môn, đôi mắt rất quan trọng. Nếu một ngày trước trận đấu mà thủ môn lên mạng hay tập trung livestream nhiều quá sẽ khiến cặp mắt làm việc nhiều sẽ dẫn đến không phản xạ nhanh nhẹn. Do đó, một ngày trước trận đấu cần để đôi mắt được nghỉ ngơi để tạo sự nhạy bén hơn khi vào trận” – ông Phụng nhấn mạnh.
Không có Văn Lâm, Tấn Trường đảm nhiệm vị trí số 1 trong khung thành đội tuyển Việt Nam. Cái khó ở chỗ, những trận vừa qua chúng ta đều đụng độ với những đối thủ trên tầm. Thế nên, không có nhiều tiêu chí để đánh giá chính xác mức độ thành công hay thất bại của Tấn Trường, đặc biệt vào thời điểm ông Park phải cân nhắc vị trí “gác đền” mà trong tay không có nhiều lựa chọn chất lượng.
Tấn Trường cho rằng, anh đạt được phong độ ổn định tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Nhưng ở tuổi 35, Trường không còn nhanh nhẹn cũng như có những quyết định ra vào thật sự dứt khoát như Văn Lâm. Có thể thấy thủ thành này luôn “lưỡng lự” với các tình huống rời xa khung thành. Thủ môn sinh năm 1986 hiếm khi ra quá vòng 5m50 mỗi khi đối phương tấn công. Điều đó đã giúp các tiền đạo đối phương có nhiều cơ hội dứt điểm hơn, nhờ lợi thế về sức mạnh cùng khả năng không chiến tốt hơn so với các hậu vệ Việt Nam.
Trong bàn thắng thứ hai của đội tuyển Trung Quốc ở trận gặp Việt Nam hồi tháng 10, có thể thấy khi bóng được treo bổng vào trong cho Wu Lei băng lên, Tấn Trường gần như “bất động”. Nếu như là Đặng Văn Lâm ở tình huống đó, rất có thể anh đã lao lên đấm bóng hoặc ít ra cũng thu hẹp được vùng nguy hiểm từ quả đánh đầu của đối thủ.
Đến trận gặp Saudi Arabia tại Mỹ Đình, Tấn Trường tiếp tục bộc lộ hạn chế ở khả năng ra vào. Trong tình huống để thủng lưới ở phút 31, anh đã đứng sai vị trí và cũng không dám lao lên phá bóng, khi tiền đạo Saudi Arabia đang lao vào đánh đầu.
Nỗi lo với vị trí “người gác đền”
Trước thời huấn luyện viên Park Hang Seo, vị trí thủ môn ở đội tuyển Việt Nam và U23 luôn là “khoảng trống chết chóc”, khiến bóng đá Việt Nam nhiều lần “khóc hận” ở những giải đấu lớn.
Thủ thành Nguyên Mạnh từng khiến đội tuyển Việt Nam bị loại đau đớn ở bán kết AFF Cup 2016. Trong trận lượt về gặp Indonesia tại Mỹ Đình, anh đã có hành động phản ứng và nhận thẻ đỏ trực tiếp. Trước đó, ở AFF Cup 2010 hay 2016 rồi các kỳ SEA Games 2009, 2011, 2013, vị trí thủ môn trở thành nỗi ám ảnh lớn của bóng đá Việt Nam. Tấn Trường cũng là một phần lịch sử trong những nỗi ám ảnh từ “người gác đền”.
Kể từ khi huấn luyện viên Park Hang Seo đến với bóng đá Việt Nam, từ U23 đến đội tuyển quốc gia, vị trí thủ môn mới được cải thiện và trở thành điểm tựa cho đội. Ông Park thành công khi sử dụng Bùi Tiến Dũng ở giải U23 châu Á 2018. Sau đó, tại ASIAD 18, Bùi Tiến Dũng tiếp tục phong độ ấn tượng đóng góp vào vị trí hạng tư của U23 Việt Nam.
Đến khi Bùi Tiến Dũng sa sút phong độ, có nguyên nhân từ mạng xã hội và các hoạt động ngoài bóng đá, ông Park may mắn có được Văn Toản để đưa U23 Việt Nam giành tấm huy chương vàng lịch sử.
Nhưng “số đỏ” của ông Park vẫn là sự xuất hiện của Văn Lâm, thủ môn được đào tạo trong môi trường bóng đá châu Âu chứ không phải các “lò” của Việt Nam. Nhờ được ăn học bài bản cùng ý thức chuyên nghiệp, Văn Lâm chính là “lá chắn thép” trong khung thành đội tuyển Việt Nam xuyên suốt các chiến tích từ vô địch AFF Cup 2018, tứ kết Asian Cup 2019 đến vòng loại thứ 2 World Cup 2022.
Màn trình diễn ấn tượng của Lâm cùng hàng phòng ngự đội tuyển, 5 trận đầu chỉ để thủng lưới 1 bàn hay cản phá thành công quả phạt đền giúp Việt Nam thoát thua Thái Lan, đã tạo dựng vị thế vững chắc để đội tuyển Việt Nam giành suất vào vòng 3 World Cup 2022.
Tấn Trường trong một lần livestream. Ảnh chụp màn hình.
Văn Lâm chấn thương. Số 1 đã và sẽ thuộc về Tấn Trường. Nhưng thủ môn quê Đồng Tháp đang đối mặt với nhiều vấn đề bên ngoài sân cỏ. Gương mặt sáng giá số 3, nếu không có Văn Lâm thì là số 2 ở đội tuyển là Văn Toản cũng chấn thương.
Có nghĩa cùng thời điểm huấn luyện viên Park Hang Seo phải chuyển hướng tìm kiếm và thử nghiệm sang số 4, số 5 và Văn Cường là số 6 để tìm sự lựa chọn ưng ý cho vị trí số 1 trong khung thành đội tuyển Việt Nam. Thế mới sinh ra vấn đề đội tuyển gọi đến 5 thủ môn ngay trước thềm AFF Cup 2020, và mấu chốt ở chỗ, số lượng không song hành cùng chất lượng.
Một hệ thống phòng ngự chắc chắn chính là nền tảng để xây dựng lối chơi và sức mạnh của đội tuyển Việt Nam trong 3 năm qua dưới thời ông Park. Chiến lược gia người Hàn đã thử nghiệm nhiều cho vị trí 3 trung vệ, 2 hậu vệ biên khi mất Văn Hậu, Trọng Hoàng. Thành công và thất bại đều có, song ông thầy người Hàn đã hình thành những phương án làm mới, sẵn sàng thay thế. Nhưng những diễn biến dồn dập với vị trí thủ môn, đều rơi vào những người số 1, số 2 đã đẩy ông Park vào trạng thái lo lắng mới, khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên Mạnh có kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong quá khứ anh từng mắc nhiều sai lầm và nó trở thành áp lực tâm lý vô cùng lớn cho thủ môn xứ Nghệ. Hơn nữa, không như Tấn Trường thường xuyên tập luyện và thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia, Nguyên Mạnh tập chay suốt gần nửa năm qua do V-League 2021 hoãn, hủy bởi Covid-19. Vậy nên, Nguyên Mạnh có thể đóng vai trò dự bị, hoặc bắt chính trong những trận đấu không quá khó. Nếu để giao ngay số 1 cho Nguyên Mạnh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong khi bất cứ sai lầm nào tại AFF Cup cũng đều trả giá rất đắt.
Trong 3 thủ môn mới, gồm Văn Hoàng, Văn Chuẩn và Văn Cường, thật khó có thể tin ai trong số này có thể được trao vị trí số 1, kể cả số 2. Vậy thì chỉ còn Tấn Trường và có thể là Nguyên Mạnh. Nhưng nếu Tấn Trường tiếp tục chơi như những trận đấu vừa qua, cùng những ảnh hưởng của Facebook, TikTok thì liệu khung thành đội tuyển Việt Nam có thể được giữ an toàn trong những trận đấu sắp tới? Nên nhớ, các đối thủ trong khu vực đều sở hữu những chân sút, hoặc tiền đạo nhập tịch cao to, rất mạnh trong tranh chấp và không chiến.
Sau vòng loại thứ 3 World Cup 2022, đội tuyển Việt Nam đã tập trung trở lại và đang rèn quân tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Đáng chú ý, ngoài danh sách ban đầu là 33 cầu thủ, chiến lược gia người Hàn đã triệu tập bổ sung thêm thủ môn Phạm Văn Cường (CLB Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, đội tuyển Việt Nam hiện có đến 5 thủ môn là Tấn Trường, Nguyên Mạnh, Văn Hoàng, Văn Chuẩn và Văn Cường.
Thủ môn Văn Cường chờ gặp HLV Park ở sân bay Tân Sơn Nhất
Phạm Văn Cường có mặt từ sớm ở sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau khi được bổ sung vào tuyển Việt Nam phút chót. Anh đợi gặp HLV Park Hang-seo để gửi lời chào.
Văn Cường và trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (trái) đứng đợi ngay cổng ra của ga quốc nội. Trò chuyện với Zing, anh cho biết rất vui khi trở lại màu áo tuyển Việt Nam.
Cả hai đợi HLV Park Hang-seo và nhóm cầu thủ từ Hà Nội bay vào khoảng 60 phút. Chuyến bay mang số hiệu QH299 hạ cánh lúc 16h10. Các cầu thủ chờ lấy hành lý khoảng 30 phút mới bước ra xe.
Văn Cường hội ngộ HLV người Hàn Quốc ở ngoài xe. Anh đứng chờ để gửi lời chào ông Park. Thủ môn 31 tuổi là thành viên thứ 5 của nhóm gác đền ở tuyển Việt Nam.
Dù không phải lần đầu có mặt trong đội hình của thầy Park, "tân binh" không khỏi có cảm giác mới mẻ. Anh bắt lấy ngay bác sĩ Choi Ju-young để chào hỏi.
Như vậy, tuyển Việt Nam có 34 cầu thủ chuẩn bị cho AFF Cup 2022. Đa số di chuyển bằng xe buýt, nhóm lẻ các cầu thủ ở phía nam đã tự di chuyển trong ngày 20/11.
Khối lượng hành lý của tuyển Việt Nam mang vào lần này vẫn nhiều như mọi khi. Các cầu thủ và ban huấn luyện mất khá nhiều thời gian để lấy, xếp và vận chuyển hành lý từ trong nhà ga ra ngoài xe bus.
Một số cầu thủ khác như Nguyễn Văn Toàn (ảnh) đã mang nhiều kiện đồ nên tranh thủ ra trước. Tiền đạo của HAGL ăn mặc khá phong cách trong buổi chiều mưa to ở TP.HCM.
Tuyển Việt Nam di chuyển bằng hai xe buýt đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Do không có xe tải chở đồ nhiều kiện hàng phải chất lên ghế ngồi. Các cầu thủ cũng phải xếp hàng khá chờ đến lượt bốc đồ lên xe.
Trung vệ Bùi Tiến Dũng là người lên xe cuối cùng. Hai xe buýt của đội di chuyển lúc 17h15. Thầy trò ông Park dự kiến có mặt ở thành phố Vùng Tàu lúc 19h.
Điều đọng lại sau 4 trận đấu của đội tuyển Việt Nam Để thua cả 4 trận đấu, để thủng lưới đến 10 bàn (nhiều nhất bảng B), thầy trò HLV Park Hang-seo trở lại mặt đất. Vòng loại World Cup 2022 là dịp các cầu thủ cọ xát, học hỏi và chạy đà cho đấu trường AFF Cup 2020. Ảnh QNH Vòng loại World Cup 2022 là dịp các cầu thủ Việt Nam cọ...