Ông Obama thừa nhận “đánh giá thấp” tác động của Nga đối với bầu cử
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông đã “đánh giá thấp” tác động của chiến dịch đưa thông tin sai lệch và xâm nhập máy tính đối với một nền dân chủ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại lễ vinh danh Lực lượng vũ trang ở Virginia, ngày 4/1/2017. Ảnh: EPA/TTXVN
Phát biểu trên chương trình “This Week” của hãng ABC News, Tổng thống Obama nói rằng ông không đánh giá thấp Tổng thống Nga Vladimir Putin, người bị cộng đồng tình báo Mỹ cáo buộc đã ra lệnh thực hiện nỗ lực làm suy yếu hệ thống bầu cử dân chủ Mỹ, cũng như làm suy yếu đối ứng cử viên đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton, đối thủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Mặc dù vậy, ông Obama nói: “Tôi nghĩ rằng, trong thời đại thông tin mới này, tôi đã đánh giá thấp mức độ mà việc đưa thông tin sai lệch và xâm nhập trên mạng… có thể có tác động vào các xã hội cởi mở của chúng ta, các hệ thống mở của chúng ta, để họ luồn vào các hoạt động dân chủ của chúng ta theo những cách thức mà tôi nghĩ rằng đang gia tăng nhanh chóng”.
Theo tổng thống Mỹ, ông đã công bố một báo cáo tình báo được rút ngắn của Mỹ về hành động xâm nhập mạng của Nga “để đảm bảo rằng chúng ta hiểu đây là một việc mà ông Putin đã làm trong một thời gian đáng kể ở châu Âu, ban đầu ở các quốc gia chư hầu cũ, nơi có rất nhiều người nói tiếng Nga, nhưng ngày càng gia tăng trong các nền dân chủ phương Tây”.
Cộng đồng tình báo Mỹ kết luận rằng Nga đã xâm nhập hàng nghìn thư điện tử của John Podesta, người đứng đầu chiến dịch vận động của bà Clinton và công bố chúng thông qua trang WikiLeaks. Nhiều email trong số đó đã tiết lộ những chi tiết gây mất thể diện cho thấy các nhân viên đảng Dân chủ tìm cách giúp Clinton đánh bại đối thủ là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders của bang Vermont để được đảng đề cử làm ứng cử viên tổng thống.
Video đang HOT
Trước đó, phát biểu trên chương trình Fox News Sunday, ông Priebus nói rằng ông Trump “chấp nhận thực tế rằng trong trường hợp cụ thể này, các thực thể ở Nga” đã đứng sau hành động xâm nhập vào các tổ chức và cá nhân của đảng Dân chủ. Theo ông Priebus, Tổng thống đắc cử Trump dự kiến sẽ chỉ thị cộng đồng tình báo đưa ra các đề xuất cần phải làm gì và dựa trên những đề xuất này, “các hành động có thể được tiến hành”.
(Theo Tin Tức)
Nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ và sự do dự của Tổng thống Obama
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đối mặt với chỉ trích vì đã không "mạnh tay" ngăn chặn các cuộc tấn công mạng được cho là có liên quan đến Nga nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống 2016. Nhưng có thể Nhà Trắng có lý do để làm như vậy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Hơn 1 tháng kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống, Nhà Trắng ngày 15/12 đã chính thức lên tiếng cho rằng Nga có thể đứng sau các vụ tấn công mạng nhằm chi phối cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tuyên bố Mỹ cần và sẽ đáp trả việc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng khi một chính phủ nước ngoài cố gắng tìm cách tác động đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử của chúng ta... chúng ta cần phải hành động. Và chúng ta sẽ hành động vào thời gian và địa điểm do chính chúng ta lựa chọn. Một số việc có thể minh bạch và công khai, nhưng một số việc thì không thể", CNN dẫn lời Tổng thống Barack Obama nói trong cuộc phỏng vấn với đài NPR (Mỹ) hôm 15/12.
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền của Tổng thống Obama cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử. Hồi tháng 9, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc, đích thân tổng thống Obama đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về những hậu quả không thể lường trước nếu các cuộc tấn công kiểu này tiếp diễn.
Tiếp đó, hôm 7/10, Bộ Nội an và Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung chưa từng có tiền lệ cáo buộc Nga tấn công mạng nhằm vào các quan chức và tổ chức chính trị của Mỹ.
Tuy nhiên, các nghị sĩ cả ở đảng Dân chủ và Cộng hòa đều chỉ trích và đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền của Tổng thống Obama đã không "mạnh tay" hơn trong vấn đề này.
"Theo tôi, đó là một câu hỏi chính đáng và công chúng có quyền được nghe câu trả lời... Thật là một sai lầm khi không chỉ đích danh Nga sớm hơn và phản ứng một cách mạnh mẽ hơn", cựu Đô đốc Mỹ James Stavridis nói với NBC.
Một quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama thì chỉ trích việc truyền thông quá tập trung vào việc rò rỉ thông tin thay vì vào chiến dịch tấn công mạng bị nghi ngờ có liên quan đến Nga và nhằm vào các tổ chức chính trị của Mỹ. Trong cuộc họp báo tháng 10 của Tổng thống Obama, không có một câu hỏi nào đả động đến nghi vấn Nga can thiệp bầu cử.
Bản thân Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm qua 15/12 đặt ra câu hỏi rằng: "Nếu Nga hay một thế lực nào đó thực sự đã tấn công mạng thì tại sao Nhà Trắng phải chờ đến bây giờ mới hành động. Tại sao họ chỉ lên tiếng sau khi bà Hillary thất cử". Ông Trump mặc dù trước cuộc bầu cử nhiều lần nói rằng kết quả bầu cử có thể bị sắp đặt, nhưng hiện giờ ông dường như không còn ý nghĩ đó.
Giới chuyên gia cho rằng, sở dĩ chính quyền của Tổng thống Obama không "mạnh tay" trong vấn đề này là bởi không muốn can thiệp sâu vào cuộc bầu cử.
Hôm 9/12, báo Washington Post dẫn tài liệu mật của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đánh giá rằng Nga đã can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ nhằm tạo lợi thế cho ứng viên Donald Trump. Tuy nhiên, đánh giá này đã gây sự hoài nghi trong nội bộ giới tình báo Mỹ. Nhà Trắng hôm 15/12 cũng cáo buộc đích danh Tổng thống Nga Putin "có liên quan đến các vụ tấn công mạng nhằm chi phối bầu cử tổng thống Mỹ". Nga đã lên tiếng bác bỏ và cho rằng những cáo buộc này là "vô căn cứ, thiếu chuyên nghiệp".
Minh Phương
Theo Dantri
Pháp lo trở thành nạn nhân bị tấn công mạng giống Mỹ Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nước này hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của tấn công mạng và quân đội Pháp cần đầu tư thêm nguồn lực để ngăn cản điều này xảy ra. Trong một cuộc phòng vấn với tờ Le Journal de Dimanche, ông Jean-Yves Le Drian nhận định rằng, có mối đe dọa thực...