Ông Obama rơi nước mắt khi phát biểu về súng
Tổng thống Mỹ Barack Obama rơi nước mắt trong một bài phát biểu xúc động tại Nhà Trắng về vấn đề kiểm soát súng hôm 5-1.
Được bao quanh bởi những người ủng hộ các biện pháp siết chặt kiểm soát súng đạn và thành viên gia đình các nạn nhân của bạo lực súng đạn, ông Obama nói: “Mỗi lần nghĩ về những đứa trẻ, tôi như phát điên”.
Đây là phát biểu liên quan tới vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut vào tháng 12-2012, khiến 20 trẻ em và 6 người lớn thiệt mạng. Gọi quãng thời gian xử lý vụ thảm sát là giai đoạn khó khăn nhất trong nhiệm kỳ của mình, ông Obama nhấn mạnh: “Điều này đã thay đổi tôi. Tôi hy vọng có thể làm thay đổi đất nước”.
Trong khi khán giả vỗ tay tán thưởng, nhà lãnh đạo Mỹ liệt kê một danh sách dài các vụ xả súng trong trường học thời gian qua.
“Quyền bất khả xâm phạm của chúng ta để được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc đã bị tước đoạt khỏi những sinh viên ở Blacksburg và Santa Barbara, khỏi những học sinh ở Columbine, các em học sinh ở Newtown và từ mỗi gia đình – những người không bao giờ tưởng tượng được rằng người thân của họ sẽ lãnh một viên đạn” – ông Obama xúc động cho biết.
Ông Obama khóc khi phát biểu về luật sở hữu súng. Ảnh: Reuters
Số lượng súng bán ra tại Mỹ tăng lên trong những tuần gần đây trước dự báo Nhà Trắng sẽ thắt chặt kiểm soát súng. Bạo lực do súng đạn ở Mỹ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, với khoảng 30.000 người thiệt mạng mỗi năm.
Nước mắt đã lăn trên gò má vị tổng thống Mỹ khi ông nhắc lại những câu chuyện đau lòng. Trong một vài khoảnh khắc, ông đưa tay lên quệt nước mắt rồi tiếp tục bài phát biểu. Ở phía dưới, cả hội trưởng lặng đi.
Nhà lãnh đạo Mỹ sau đó công bố chi tiết kế hoạch siết chặt luật sở hữu súng, đồng thời lưu ý Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ tuyển thêm 230 đặc vụ để tham gia kiểm tra lý lịch những người liên quan, bao gồm bên mua và bán súng.
Video đang HOT
Bằng quyền hạn tổng thống của mình, ông Obama thông qua các biện pháp mà không cần quốc hội phê chuẩn.
Một số điểm chính trong quy định mới gồm: Kiểm tra bắt buộc nhân thân tất cả người mua súng, tăng cường hệ thống kiểm tra lý lịch người mua súng, tất cả người bán súng phải có giấy phép, mở rộng việc điều trị tâm lý, thông báo công khai các trường hợp mắc bệnh tâm thần, cải thiện luật kiểm soát súng đạn, nghiên cứu các công nghệ đảm bảo an toàn khi sử dụng súng, ngăn chặn các hành vi bạo lực trong nước. Quốc hội được yêu cầu chi 500 triệu USD để tăng cường khả năng chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Mỹ.
Ông Obama nhấn mạnh việc nới lỏng kiểm soát súng, đặc biệt là ở bang Missouri, có thể khiến bạo lực súng đạn gia tăng. Ông còn chỉ trích một số ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã lên án kế hoạch của ông và nói ông lạm dụng quyền hành vì không lấy ý kiến của Quốc hội.
“Trái ngược với tuyên bố của một số ứng cử viên tổng thống, đây không phải là một âm mưu nhằm tước súng của mọi người. Bạn vượt qua khâu kiểm tra lý lịch, bạn có thể mua một khẩu súng” – ông Obama khẳng định.
Tổng thống Mỹ phát biểu hôm 5-1 tại Nhà Trắng hôm 5-1. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ khẳng định sẽ chống lại các biện pháp của ông Obama. Tương tự, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan (thuộc đảng Cộng hòa) nhấn mạnh kế hoạch trên sẽ phải đối mặt thách thức tại tòa án.
Hành động của ông Obama còn tạo thành chủ đề tranh luận chính cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm nay. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, lên tiếng ủng hộ trên Twitter: “Tổng thống Mỹ đã đúng. Chúng ta có thể bảo vệ Tu chính án số 2 lẫn các gia đình và cộng đồng trước bạo lực súng đạn. Và chúng ta phải làm thế”.
Bên phía Cộng hòa, một ứng viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Ted Cruz phản ứng rằng các biện pháp của ông Obama đã vi phạm hiến pháp.
Tổng thống Mỹ gạt nước mắt trong bài phát biểu. Nguồn: YouTube
P.Nghĩa (Theo Business Insider)
Theo_Người lao động
Vấn đề Triều Tiên chi phối cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Hàn
Mỹ và Hàn Quốc vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên. Ông Obama cho rằng có thể rút ra kinh nghiệm từ trường hợp Iran.
Việc ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên là khẳng định của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại cuộc họp báo sau cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra sáng sớm nay (17/10 - theo giờ Việt Nam) tại Nhà Trắng.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (trái) hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: HuffingtonPost.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: Hai bên đã đề cập tới việc nối lại tiến trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, bị đình trệ từ tháng 12/2008.
Ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ "đến ngay bàn đàm phán" nếu Triều Tiên mong muốn có cuộc đối thoại nghiêm túc về việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Ông Obama đã thúc giục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, cho rằng việc tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân sẽ làm cho Triều Tiên "bị cô lập thêm" và không đạt được sự phát triển kinh tế. Theo ông, cách xử lý vấn đề hạt nhân Iran đã cung cấp kinh nghiệm cho khu vực Đông Bắc Á.
Ngoài ra, ông Obama còn ca ngợi liên minh Mỹ - Hàn là nhân tố cốt yếu của hòa bình và an ninh không chỉ trên bán đảo Triều Tiên mà còn trong khu vực, đồng thời tuyên bố ông "không hề thấy sự rạn nứt nào" trong mối quan hệ này.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Triều Tiên phải tuân thủ các thỏa thuận việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Park Geun-hye cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên".
Về phần mình, bà Park Geun-hye cho biết các cuộc gặp song phương gần đây giữa Hàn Quốc - Trung Quốc, Mỹ - Trung Quốc và Hàn Quốc - Mỹ đã tập trung thảo luận vào việc kiến tạo sự đồng thuận về vấn đề Triều Tiên và chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
"Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác và tham vấn với các đối tác khác trong đàm phán 6 bên liên quan nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Triều Tiên cần thể hiện sự thiện chí sẵn sàng hướng đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi khẳng định Hàn Quốc và Mỹ cùng với cộng đồng quốc tế sẵn sàng mở rộng hợp tác với Triều Tiên".
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc cũng cam kết sẽ tăng cường điều phối với Trung Quốc để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán 6 bên sớm nhất có thể, đồng thời cho biết sẵn sàng "can dự" vào Triều Tiên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ngoài chủ đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, các vấn đề khu vực và quốc tế khác mà hai bên cùng quan tâm.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đến thủ đô Washington ngày 14/10 trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ 4 ngày theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.
Cho tới nay, các nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại các vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên - với sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, vẫn chưa đạt kết quả cụ thể./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Philippines, Trung Quốc, Mỹ và vụ kiện Biển Đông Trước những bình luận gần đây của một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ về vụ kiện Philippines đưa ra trước Tòa Trọng tài Thường thực (PCA) ở La Haye, Hà Lan ngả theo hướng ủng hộ Manila, phản đối Bắc Kinh, Trung Quốc đã đưa ra những phản ứng gay gắt. Phiên tòa kín tại Tòa Trọng tài thường trực La Haye....