Ông Obama nên làm gì để khẳng định vị thế của Mỹ tại châu Á?
Tổng thống Barack Obama đang đối với mặt với những hoài nghi về chính sách “xoay trục” sang châu Á trong chuyến công du tới khu vực lần này sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 4/11.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang có chuyến công du quan trọng tới châu Á.
Nhà lãnh đạo Mỹ gặp phải vấn đề chính trị ở trong nước sau khi đảng Dân chủ gặp thất bại trong cuộc bầu cử giữa Mỹ. Nhưng về chính sách đối ngoại, phe Cộng hòa chiếm đa số trong quốc hội Mỹ sắp tới sẽ hăng hái trong việc hợp tác với Tổng thống để cứng rắn hơn với Trung Quốc và khẳng định sự ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ tại châu Á.
Theo chiều hướng đó, ông Obama nên thúc đẩy điều gì khi gặp các lãnh đạo trong khu vực? Dưới đây là những điều ông có thể làm để giúp chính sách của Mỹ tiếp tục được thực hiện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
TPP – một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia đàm phán của 12 quốc gia, trong đó có Mỹ – không chỉ tốt cho nền kinh tế Mỹ mà còn có lợi cho chính sách ngoại giao của Washington. Một cuộc đàm phán thành công về thỏa thuận và sự phê chuẩn nhanh chóng tại quốc hội Mỹ sẽ cho thấy chỉ Mỹ mới có thể dẫn đầu về tự do hóa thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tăng cường hợp tác về Biển Đông
Ông Obama nên yêu cầu Bộ quốc phòng thông báo rằng, cùng với các bạn bè và đồng minh Đông Nam Á, Mỹ sẽ thực hiện các động thái mới nhằm đối phó với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Sáng kiến trên nên bao gồm một nỗ lực lớn của Mỹ nhằm cải thiện hệ thống nhận thức chủ quyền hàng hải liên kết, vốn cho phép tất cả các bạn bè và đồng minh có thông tin tình báo cập nhật giống nhau về các động thái của Trung Quốc. Đây có thể là điểm cốt lõi cho một tổ chức phòng thủ liên kết tại châu Á.
Tăng cường quan hệ với Nhật Bản
Chính quyền Mỹ nên hợp tác với Nhật Bản về một kế hoạch toàn diện nhằm đề phòng các động thái của Trung Quốc ở Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã vạch ra một chiến lược quốc phòng cho tương lai, với nhiều không gian cho việc hợp tác các lực lượng không quân và hải quân.
Có nhiều điều mà Nhật Bản và Mỹ có thể làm để gia tăng sự phô diễn lực lượng và các cuộc diễn tập để cho thấy rằng Trung Quốc sẽ không đạt được điều gì nếu tiếp tục quấy nhiễu các tài sản quốc phòng và thương mại của Nhật trên biển.
Đẩy mạnh lợi thế năng lượng của Mỹ
Ông Obama nên tận dụng lợi thế cách mạng năng lượng của Mỹ để đẩy mạnh các liên minh và quan hệ với các nhà tiêu thụ khí đốt lớn như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một cam kết công khai của ông Obama đối với các công ty đang tìm cách xuất khẩu khí đốt sang các bạn bè và đồng minh trong khu vực sẽ là một minh chứng quan trọng cho vị thế lãnh đạo.
Có có một thực tế là Trung Quốc đang cố gắng “dìm hàng” ông Obama như một nhà lãnh đạo yếu kém, và rộng hơn là Mỹ như một quốc gia đang suy yếu. Trên thực tế, Mỹ vẫn rất mạnh. Washington có các bạn bè và đồng minh trong khu vực. Mỹ sẽ trở thành một nhà sản xuất năn lượng lớn. Mỹ có nền quân đội mạnh nhất thế giới và đã được kiểm chứng. Mỹ có một loạt những ý tưởng và nguyên tắc có thể mang lại hi vọng cho toàn cầu. Trung Quốc lại không có những điều này.
Trong những ngày lưu lại tại châu Á, ông Obama có thể bắt đầu đảo ngược nhận thức nguy hiểm rằng Mỹ đang suy yếu trong khi Trung Quốc mạnh lên. Chuyến công du lần này sẽ là cơ hội tốt cho ông Obama để làm điều đó.
An Bình
Theo Dantri
Chuyên gia phương Tây: Trung Quốc sẽ phải trả giá vì chính sách bắt nạt
Mặc dù đang cố xây dựng vị thế "quốc gia lớn" cho xứng tầm với danh hiệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng cách đối xử với các nước nhỏ hơn của Trung Quốc có nguy cơ gây ra tác động xấu đến chiến lược toàn diện của nước này, AFP tổng hợp nhận định của các chuyên gia phương Tây.
Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc - Ảnh: AFP
Bắc Kinh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Na Uy sau khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình hồi năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù ở Trung Quốc, bất chấp việc Na Uy không hề kiểm soát quyết định của ủy ban này.
Chuyến lưu diễn Trung Quốc của Alexander Rybak, ngôi sao ca nhạc nổi tiếng Na Uy, đã bị hủy. Na Uy cũng bị gạt khỏi danh sách các quốc gia được hưởng chế độ miễn thị thực quá cảnh trong 72 tiếng tại Trung Quốc.
"Chiến thuật "bắt nạt" mà Trung Quốc vận dụng, đặc biệt là nhằm vào các quốc gia nhỏ như Na Uy, là đặc trưng của tính cách gây hấn thụ động", AFP dẫn lời ông Phil Mead, một doanh nhân người Anh chuyên hỗ trợ các công ty Trung Quốc làm ăn tại thị trường châu Âu.
Điều này khiến Bắc Kinh "trông nhỏ mọn và thù vặt trong mắt thế giới", ông Mead cho hay. Nhưng Na Uy không phải là quốc gia duy nhất bị Trung Quốc "bắt nạt", theo AFP.
Bắc Kinh, vốn có tranh chấp chủ quyền với Philippines, ban đầu đã hỗ trợ cho đảo quốc này vỏn vẹn 100.000 USD tiền khắc phục hậu quả siêu bão Hải Yến hồi tháng 11.2013, theo AFP.
Sau khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Trung Quốc đã tăng viện trợ lên 1,8 triệu USD và điều một tàu bệnh viện sang Philippines. Tuy nhiên, khoản viện trợ này vẫn không thấm vào đâu so với mức viện trợ nhân đạo 30 triệu USD của Nhật, 20 triệu USD của Mỹ, thậm chí còn không sánh được với viện trợ từ một số công ty.
Một năm trước đó, cũng sau một vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo, Trung Quốc đột nhiên ban hành một lệnh cấm nhập chuối từ Philippines, nói rằng phía Trung Quốc phát hiện sâu bọ trong các chuyến hàng vận chuyển.
Hàng tấn chuối bị héo khô tại các bến cảng của Trung Quốc và Philippines vì lệnh cấm này, gây thiệt hại lên đến khoảng 23 triệu USD, theo AFP.
Hiệu ứng Đạt Lai Lạt Ma
Các chuyên gia cho biết sự đe dọa từ Trung Quốc có thể được kích hoạt từ nhiều vấn đề riêng biệt, chẳng hạn như thông qua mối quan hệ với nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma.
Ông James Reilly, một giáo sư về chính trị Đông Bắc Á tại Trường đại học Sydney (Úc), chuyên nghiên cứu về các lệnh cấm đơn phương của Bắc Kinh, nhận xét rằng Trung Quốc chú ý đặc biệt đến các chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma.
Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu Đức thậm chí còn phát hiện ra rằng các quốc gia có lãnh đạo gặp gỡ nhà sư lưu vong này sẽ hứng chịu sự giảm sút về lượng hàng xuất khẩu vào Trung Quốc, trung bình khoảng 12,5%, trong 2 năm sau đó.
Điều này khiến họ đưa ra một khái niệm được gọi tên là "Hiệu ứng Đạt Lai Lạt Ma".
AFP trong bài tổng hợp cũng dẫn lại ý kiến phản bác của các chuyên gia Trung Quốc. Ông Qu Xing, người đứng đầu Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, bác bỏ nhận định cho rằng các chính sách của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến hình ảnh của nước này trên toàn cầu.
Ông Qu Xing cho rằng "nhiều người tại Trung Quốc tin rằng chính sách đối ngoại của chúng tôi sẽ còn trở nên quyết đoán hơn nữa".
Theo TNO