Ông Obama lại ‘đau đầu’ với các cơ quan lập pháp Mỹ
Tổng thống Mỹ Obama chỉ trích thái độ làm việc chậm chạp của Thượng viện; hối thúc các nhà lập pháp đẩy nhanh tiến độ thông qua thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương…
Trong tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã có va chạm với các thành viên của đảng Cộng hòa. Phía Cộng hòa thành công trong việc tác động lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, buộc ông Obama mất ít nhất 30 ngày để được Quốc hội xem xét các đề xuất về đàm phán Iran.
Sự chậm trễ ấy còn thể hiện trong ít nhất hai vấn đề nữa được ông Obama nhắc đến, với những cách biểu hiện thái độ khác nhau.
Vụ bổ nhiệm bà Loretta Lynch
Ông Obama đã thẳng thừng chỉ trích Thượng viện Mỹ làm chậm tiến độ quanh việc bổ nhiệm bà Loretta Lynch làm Bộ trưởng Tư pháp. Sự việc diễn ra hôm 17.4, ngay trong buổi họp báo có mặt Thủ tướng Ý Matteo Renzi tại Nhà Trắng, CNN cho biết.
Lãnh đạo Thượng viện Mỹ Mich McConnell đang trì hoãn việc bổ nhiệm bà Loretta Lynch – Ảnh: AFP
“Đủ rồi. Đủ rồi. Gọi bà Loretta Lynch cho cuộc bỏ phiếu ngay đi, xác nhận trường hợp của bà ấy, để bà ấy bắt đầu làm việc. Điều này thật đáng xấu hổ”, ông Obama nói.
Bà Lynch đang được kỳ vọng sẽ là người phụ nữ gốc Phi đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Tư pháp. Tuy nhiên theo CNN, đã 160 ngày kể từ khi ông Obama tiến cử bà Lynch (vào ngày 8.11 năm ngoái), Thượng viện vẫn chưa giải quyết xong. Đây là trường hợp bổ nhiệm chậm chạp nhất tại Mỹ trong 30 năm qua, kể từ lần ông Ronald Reegan tiến cử Edwin Meese, CNN cho hay.
Video đang HOT
Lãnh đạo Thượng viện Mỹ Mitch McConnell hôm 16.4 cho biết chỉ giải quyết trường hợp bà Lynch sau khi lưỡng viện thông qua một dự luật chống nạn buôn người và nô lệ tình dục. Theo dự kiến của ông McConnell, dự luật sẽ được thông qua “đầu tuần tới”.
Chậm trễ trong cải cách hành chính
Trước vụ Loretta Lynch một ngày, ông Obama cũng đã có động thái nhắc nhở tương tự với nội bộ Washington, với một giọng điệu nhẹ nhàng hơn.
Trong phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 16.4, ông Obama kêu gọi các nhà lập pháp nên đẩy nhanh tiến độ theo dõi các hóa đơn thương mại quốc tế để sớm hoàn thành thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Russia Today dẫn tin từ RIA.
Tổng thống Mỹ Obama hối thúc các nhà lập pháp đẩy nhanh tiến độ cho thỏa thuận TPP – Ảnh: Reuters
“Khi 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta ở nước ngoài, phải chắc chắn rằng chúng ta là những người viết ra các quy tắc cho nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải Trung Quốc”, ông nhắc lại điều đã nói trong thông điệp liên bang năm 2015.
Mỹ đang tích cực đẩy mạnh hoàn tất các thỏa thuận về TPP trong năm nay nhằm nhanh chóng đối chọi sức ảnh hưởng từ phía Trung Quốc lên khu vực Thái Bình Dương.
Bắc Kinh vừa qua đã kết nạp 57 thành viên từ 5 châu lục vào dự án Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB). Đây là ngân hàng mang tham vọng lớn, có thể mở rộng vốn 100 tỉ USD và được xem như đối thủ của hai thể chế tài chính toàn cầu do Mỹ dẫn đầu là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Quốc hội Mỹ vừa đạt được thỏa thuận về dự luật trao cho Tổng thống Barack Obama quyền “đàm phán nhanh” nhằm sớm hoàn tất đàm phán TPP.
Hãng tin Sputnik News dẫn lời ông Obama cho biết, biện pháp hành chính mới của Quốc hội tạo ra quy định mới cho thương mại, sẽ giúp Washington “tránh những sai lầm quá khứ, tận dụng các cơ hội mới và tuân thủ các giá trị của Mỹ”.
Quyền “đám phán nhanh” là điều ông Obama mong muốn, đặc biệt khi ông đã bị níu chân trong vụ đàm phán hạt nhân với Iran như đã nêu.
Quốc hội Mỹ, với phe Cộng hòa là đối tượng được xem là “quá chậm chạp” trong cải cách hành chính. Trong các bài viết về IMF và AIIB, báo chí đã từng nói về việc AIIB thắng thế cũng một phần do IMF “quá chậm chạp trong các biện pháp cải cách, trao tiếng nói lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi”.
Theo CNN, đòn đau từ vụ IMF có thể phần nào đã tác động đến những động thái gấp rút của ông Obama trong mọi công việc bàn thảo tại Nhà Trắng tuần qua.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hạ viện Mỹ hối thúc Nhà Trắng gửi vũ khí sát thương cho Ukraine
Văn bản hối thúc này nêu rõ việc cung cấp vũ khí là để tăng cường năng lực phòng thủ của quân đội Ukraine.
Hôm qua (23/3), với 348 phiếu thuận, 48 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua một Nghị quyết kêu gọi Tổng thống Barack Obama gửi vũ khí sát thương đến Ukraine, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở phía Đông Ukraine vẫn đang có hiệu lực.
Hạ viện Mỹ (ảnh: RT)
Văn bản không mang tính ràng buộc này nêu rõ, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho chính phủ Kiev không có nghĩa là Washington sẽ tham gia vào một cuộc chiến tranh mới, mà chỉ giúp tăng cường sự phòng thủ cho quân đội Ukraine.
Nghị sĩ Eliot Engel, thành viên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ cho rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine đang là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh châu Âu, kể từ Thế chiến thứ hai. Vì thế, nước Mỹ không nên coi nhẹ và ngồi nhìn những gì đang xảy ra.
Động thái của Hạ viện, do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát đưa ra trong bối cảnh, chính quyền của Tổng thống Barack Obama không muốn thực hiện bất kỳ động thái cực đoan nào về Ukraine.
Sau những nỗ lực của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước, Tổng thống Obama cam kết sẽ nỗ lực để thỏa thuận hòa bình Minsk được tôn trọng đầy đủ.
Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, số người chết trong cuộc xung đột Ukraine hiện đã vượt quá 5.800 người và 14.000 người khác bị thương.
Hiện sân bay chiến lược Donetsk, từng phục vụ 5 triệu lượt khách mỗi năm, vẫn là điểm nóng chiến sự nhất tại khu vực bất ổn miền Đông của Ukraine./.
Mai Liên Theo RT
Theo_VOV
Mỹ hối thúc Hội đồng Bảo an gây áp lực với Nga về Ukraine Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc hôm qua cho rằng cần có áp lực quốc tế lớn hơn để buộc Nga chấp hành nghiêm túc lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Đoàn xe tăng xuất hiện tại miền đông Ukraine bị NATO cáo buộc là của Nga. Ảnh:AFP "Điều chúng ta cần làm là tăng áp lực với Nga cho tới khi nước...