Ông Obama đến Nhật trong chuyến công du châu Á đầy căng thẳng
Ngày 23.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thủ đô Tokyo, Nhật Bản, điểm dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến công du châu Á, giữa lúc căng thẳng tranh chấp biển đảo trong khu vực đang leo thang và Triều Tiên có khả năng tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần 4, theo AFP.
Tổng thống Obama bước ra khỏi chuyên cơ Air Force One tại sân bay Haneda, thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ngày 23.4 – Ảnh: AFP
Chuyến công du châu Á đầy căng thẳng
Nhật Bản là điểm dừng chân đầu tiên của ông Obama trong chuyến công du 4 nước châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia.
Trước khi ông Obama đến Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc lên án việc gần 150 nhà làm luật Nhật ngày 22.4 đến thăm đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gửi quà viếng đến đền này.
Đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc – những nước từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong gần 2,5 triệu người Nhật được thờ trong đền này có 14 người là tội phạm chiến tranh, theo AFP.
Chính phủ Nhật ngày 21.4 tuyên bố, việc Trung Quốc tịch thu một tàu chở hàng Nhật tại Thượng Hải để trừ một món nợ trước Thế chiến thứ 2 (thời điểm Nhật chiếm đóng Trung Quốc) sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ hai nước.
Thời gian qua, tàu chiến và tàu tuần duyên Nhật – Trung thường xuyên đụng độ, chơi trò “mèo vờn chuột” ở vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng Nhật Bản – Trung Quốc leo thang kể từ năm 2012 sau khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Philippines và Trung Quốc cũng đang hục hặc vì tranh chấp biển đảo trên biển Đông, trong khi Mỹ luôn lên tiếng ủng hộ đồng minh Philippines.
Tại bán đảo Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 22.4 cho rằng Triều Tiên có thể đang chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
Trước đó, hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 21.4 dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng chuyến công du châu Á của ông Obama là “nguy hiểm và phản động”, chỉ nhằm mục đích làm gia tăng căng thẳng và “mang đến đám mây mù trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân” tại bán đảo Triều Tiên.
Cái bóng Trung Quốc “bao trùm” chuyến công du của ông Obama
Các chuyên gia nhận định rằng mục đích của chuyến công du châu Á của ông Obama lần này nhằm tái khẳng định chiến lược tái cân bằng ở châu Á.
Nhưng ông Obama sẽ phải cẩn trọng với những phát biểu của ông để Trung Quốc không hoài nghi chiến lược này nhắm vào Trung Quốc.
Ông Christopher Johnson, từng là nhà phân tích về Trung Quốc thuộc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), hiện là chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ), cho rằng mặc dù ông Obama không đến thăm Trung Quốc, nhưng “cái bóng” Trung Quốc sẽ bao trùm chuyến công du của ông Obama bởi vì hầu hết các quốc gia ông đến thăm đều có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
“Trung Quốc sẽ lắng nghe rất kỹ lưỡng những phát biểu của ông Obama trong suốt chuyến công du”, trang tin The Christian Science Monitor (Mỹ) dẫn lời bà Sheila Smith, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản thuộc tổ chức phi chính phủ Hội đồng Đối ngoại (Mỹ), cho biết.
Trung Quốc không chỉ lắng nghe mà còn lên tiếng nếu ông Obama đưa ra bất kỳ bình luận gì về vấn đề tranh chấp lãnh thổ khu vực có dính đến Trung Quốc, bà Smith cho hay.
Tờ báo Nhật Yomiuri ngày 23.4 đã đăng bài phỏng vấn Tổng thống Obama, theo đó ông Obama đã đảm bảo với Nhật Bản rằng vấn đề quần đảo tranh chấp Nhật – Trung Senkaku/Điếu Ngư nằm trong khuôn khổ hiệp ước an ninh song phương giữa Tokyo và Washington.
Trong một phát biểu được cho là ám chỉ Trung Quốc đăng trên Yomiuri, Tổng thống Obama còn cho rằng bất kỳ tranh chấp biển đảo nào cũng nên được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại chứ không phải gây hấn.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.4 lên tiếng kêu gọi Mỹ không nên đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, theo Reuters.
Nhân chuyến công du này, ông Obama còn nhằm mục đích đảm bảo khối đồng minh then chốt, Hàn Quốc và Nhật Bản, sẽ vững mạnh hơn bao giờ hết, trong khi không muốn ảnh hưởng đến quan hệ với Trung Quốc, theo Reuters.
Nhưng hãng tin lớn thứ nhì Trung Quốc China News Service, cho rằng Tổng thống Obama muốn siết chặt quan hệ giữa các đồng minh châu Á, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng ông Obama có thể “không đạt được kết quả gì”, bởi vì hục hặc giữa Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan đến tranh chấp biển đảo và các vấn đề lịch sử không thể giải quyết “một sớm một chiều”.
Theo TNO
Nhật Bản điều quân, khí tài quân sự đến đảo sát Đài Loan
Nhật Bản sẽ gửi 100 binh sĩ Lực lượng phòng vệ của nước này (SDF) và radar quân sự đến đảo Yonaguni, cách Đài Loan 180 km về phía đông, gần quần đảo tranh chấp Nhật-Trung Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera sẽ tham dự lễ động thổ xây dựng đài quan sát radar quân sự tại đảo Yonaguni với dân số 1.500 người, theo Reuters.
Ông Onodera cho biết Nhật Bản triển khai lực lượng ở Yonaguni là nhằm tăng cường sự giám sát ở khu vực tây nam nước này.
Nhưng theo Reuters, động thái này của Nhật Bản là nhằm mở rộng giám sát khu vực đất liền Trung Quốc, theo dõi hoạt động các tàu và máy bay Trung Quốc quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, theo Reuters.
"Đơn vị quân sự tại Yonaguni sẽ đưa ra những cảnh báo sớm về các hoạt động quân sự và tên lửa của Trung Quốc", Reuters dẫn lời nhận định của Giáo sư Heigo Sato, thuộc Đại học Takushoku.
Ông Sato từng là nhà nghiên cứu thuộc Học viện Quốc gia về Nghiên cứu Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Căng thẳng Trung Quốc - Nhật Bản leo thang kể từ tháng 9.2012, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên "đụng độ", chơi trò "mèo vờn chuột" tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Theo TNO
Quan chức Trung Quốc: Thế giới ủng hộ vùng phòng không mới Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với một cựu ngoại trưởng Nhật rằng vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông "được đa số cộng đồng thế giới công nhận", theo hãng tin Kyodo ngày 1.12. Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì - Ảnh: Reuters Ông Dương đưa...