Ông Obama có thể làm được gì trong 2 năm cuối nhiệm kỳ?
Trong bối cảnh Đảng Dân chủ đã mất quyền kiểm soát Thượng viện về tay Đảng Cộng hòa sau cuộc bầu cử giữa kỳ, người ta cho rằng Tổng thống Barack Obama cần có những hành động cụ thể để tạo ra một bầu không khí lạc quan hơn trong dư luận, giống như những gì ông đã làm khi bước chân vào Nhà Trắng 6 năm trước với khẩu hiệu “Đúng, chúng ta có thể”.
Tổng thống Obama “mắc kẹt” trong mớ bòng bong khi vừa tìm cách củng cố uy tín vừa cố gắng hoàn thành những mục tiêu cụ thể và chiến thắng trong nhiều cuộc xung đột quan trọng.
Kết quả không mấy tích cực theo các bảng thăm dò ý kiến cùng với việc chính bản thân Tổng thống Obama phải đối mặt với thái độ xa lánh của các ứng cử viên trong nội bộ đảng khiến nhiều người cho rằng hai năm cuối nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo da màu này sẽ khác xa so với những gì ông từng cam kết trong chiến dịch tranh cử năm 2008. Trong khi người ta đang bắt đầu quan tâm tới cuộc bầu cử năm 2016 để tìm ra người kế nhiệm, Tổng thống Obama lại “mắc kẹt” trong mớ bòng bong, vừa phải tìm cách củng cố uy tín, vừa phải nỗ lực thể hiện cho người dân Mỹ rằng ông vẫn có thể hoàn thành những mục tiêu cụ thể và chiến thắng trong nhiều cuộc xung đột quan trọng. Tuy nhiên, rõ ràng chính bản thân Tổng thống Obama cũng không ngần ngại bày tỏ sự thất vọng đối với những trở ngại tại Quốc hội cũng như sự chán nản khi phải viện tới không ít chiêu thức chính trị nhằm thúc đẩy các chính sách tại Washington.
Tuy nhiên, ông Obama không phải là vị tổng thống Mỹ duy nhất gặp khó khăn sau cuộc bầu cử giữa kỳ khi một đảng khác chiếm đa số tại Quốc hội. Các nhà lãnh đạo như Dwight Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton và George W. Bush đều đã ở trong hoàn cảnh tương tự khi bắt đầu bước vào hai năm cuối cùng tại nhiệm.
Đảng Dân chủ đứng trước nguy cơ mất quyền kiểm soát Thượng viện về tay Đảng Cộng hòa sau cuộc bầu cử giữa kỳ
Video đang HOT
Nhà sử học Douglas Brinkley, thuộc Đại học Rice, cho rằng một Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát cũng đồng nghĩa với việc quá trình thông qua hầu hết các dự thảo luật sẽ bị tê liệt hoàn toàn, song điều này cũng có thể sẽ giúp ông chủ Phòng Bầu dục rảnh tay hơn trong việc thúc đẩy các mục tiêu của mình. Ông nói: “Nhiều khả năng Nhà Trắng và Quốc hội sẽ không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong thời gian tới”. Tuy nhiên, khi nhiệm kỳ dần kết thúc, Tổng thống sẽ có động lực hơn để sử dụng quyền lực của mình nhằm thúc đẩy các mục tiêu. Ông Brinkley nói: “Các tổng thống thường có xu hướng khá dè dặt trong nhiệm kỳ thứ nhất hoặc trong sáu năm đầu, bởi khi đó họ vẫn nuôi tham vọng đạt được thỏa thuận chung (giữa các bên đối lập). Xét theo nhiều khía cạnh, ông Obama sẽ “tự do” hành động hơn, bởi Đảng Cộng hòa hoàn toàn không muốn làm việc cùng ông ấy”. Người ta cho rằng sẽ rất khó để tìm ra một vấn đề quan trọng nào đó mà chính quyền Obama và một Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát cùng có chung quan điểm.
Theo giới chuyên gia, từ nay cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 20/1/2017, Tổng thống Obama có thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa “chiến lược cây bút và điện thoại” – dùng “bút” để ký các sắc luật và dùng “điện thoại” để vận động lực lượng bên ngoài. Những thay đổi này có thể sẽ trở nên rõ ràng hơn trong vài tuần tới, nhất là trong vấn đề nhập cư đang gây nhiều tranh cãi.
Tổng thống Obama từng nhấn mạnh ông sẽ thúc đẩy vấn đề nhập cư trước khi năm 2014 kết thúc bởi: “Người dân Mỹ không muốn tôi chỉ đứng một chỗ vặn vẹo ngón tay và chờ Quốc hội sẽ làm gì đó”. Sắc lệnh nhập cư mới có thể nới lỏng các quy định đối với khoảng 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ. Nhiều người trong số này đã sống nhiều năm tại Mỹ với nỗi lo sợ bị trục xuất bất kỳ lúc nào. Cả những người ủng hộ ông Obama – vốn đang mất kiên nhẫn khi sắc lệnh này bị trì hoãn nhiều lần, và những người phản đối cải cách – cho rằng không thể phớt lờ Quốc hội trong các vấn đề quan trọng như nhập cư – đều đang chờ đợi các động thái tiếp theo của tổng thống.
Giới bình luận cho rằng Tổng thống Obama có thể tận dụng hai năm cuối nhiệm kỳ để thúc đẩy mục tiêu then chốt là chương trình Obamacare, nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho hàng triệu người dân Mỹ, mà không cần phải phải thông qua Quốc hội.
Sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq có thể sẽ “ngốn” khá nhiều thời gian của Tổng thống Obama
Trên mặt trận quốc tế, hai cuộc khủng hoảng lớn hiện nay là các căng thẳng tại Ukraine do phiến quân thân Nga kích động, cùng sự bành trướng của tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq có thể sẽ “ngốn” khá nhiều thời gian của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, trong hai năm cuối nhiệm kỳ, nhà lãnh đạo này cũng có thể sẽ được chứng kiến những kết quả cụ thể từ ba tiến trình đàm phán then chốt là thỏa thuận hạt nhân với Iran, thỏa thuận thương mại tự do khu vực xuyên Thái Bình Dương, và thỏa thuận về biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
Theo nhiều nhà phân tích, Tổng thống Obama sẽ phải rất linh hoạt và khéo léo để vượt qua các trở ngại từ Quốc hội trong tất cả những vấn đề liên quan. Mọi hiệp ước về khí hậu đều cần phải nhận được ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ của Thượng viện – một khả năng dường như là không thể diễn ra trong bối cảnh chính trị hiện tại – song Tổng thống Obama hoàn toàn có thể tránh khỏi những cản trở này nếu có cách tiếp cận hợp pháp và phù hợp.
Nhà sử học Brinkley cho rằng người ta không nên vội vã kết luận về “di sản” của Tổng thống Obama, dù là trong chính sách đối nội hay đối ngoại. Ông nói: “Ông ấy vẫn còn hai năm để thể hiện bản thân. Một phần tư nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama mới sắp bắt đầu”.
Theo TTK
Tin tức
Tôi nên làm gì để giúp em?
Tôi gặp em, em là cave, nhưng cave rất đặc biệt mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp. Trong lần đó, tôi đã trả tiền nhưng chỉ để ngồi nói chuyện và tâm sự cùng em. Định mệnh đã khiến chúng tôi phải gắn bó, cùng nhau vượt qua sóng gió cuộc đời này.
Mỗi đêm nhìn những dòng tin nhắn của em tôi không sao kìm được nước mắt.
Tôi năm nay 30 tuổi, hiện đang làm ăn tại Sài Gòn nhưng quê hương ở một thành phố miền Tây. Từng tuổi này nhưng cuộc đời tôi đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ một thiếu gia con nhà có của, đến một đại gia có thói ăn chơi "quăng tiền qua cửa sổ" rồi đến một con nợ không chốn nương thân, phải bỏ xứ mà đi. Giờ đây mọi chuyện đã qua, tôi đang phải làm và tìm lại những gì đã đánh mất.
Tôi quen em trong dịp về quê ăn Tết, sau những chầu nhậu với đám bạn rồi cũng đến hồi thác loạn, những người bạn rủ tôi đi đổi gió. Tôi gặp em, em là cave, nhưng cave rất đặc biệt mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp. Trong lần đó, tôi đã trả tiền nhưng chỉ để ngồi nói chuyện và tâm sự cùng em. Định mệnh đã khiến chúng tôi phải gắn bó, cùng nhau vượt qua sóng gió cuộc đời này.
Em năm nay 20 tuổi, có dáng người mảnh dẻ, gương mặt xinh và rất hiền lành, giọng nói nhỏ nhẹ, thật thà lắm, không chanh chua như những người con gái khác tôi từng gặp. Em sinh ra trong một gia đình nông dân, cha mẹ quanh năm suốt tháng phải làm ruộng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", còn có một người chị và một em trai. Cuộc sống gia đình khắc khổ, dù quần quật suốt năm nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Rồi từ một đường dây môi giới, em đã đến với nghề "làm vợ thiên hạ". Ngay từ những ngày đầu bước chân vào nghề, em đã phải vay mượn của những kẻ bảo kê một khoản tiền lớn để gửi về cho gia đình xoay sở cuộc sống trước, rồi em làm trả lại sau.
Cuộc đời ăn chơi của tôi nói nhiều thì không nhiều, ít cũng chẳng ít nhưng chưa bao giờ lại gặp một em cave hiền như cục đất thế này. Em đến với tôi đêm đó, đôi mắt đỏ hoe, tôi hỏi thì em bảo "thiêu thân bay vào mắt", nhưng tôi biết em nói dối, chẳng lẽ thiêu thân bay vào cả 2 mắt. Một đoạn thì em mới nói là vừa đi khách chỗ kia xong nhưng người ta không trả tiền. Tôi bảo: "Sao em không nhờ người nào tới can thiệp giùm em để lấy tiền, chứ tiền do công sức và mồ hôi nước mắt mà, sao lại bỏ như thế được". Em bảo em sợ lắm, sợ nhiều thứ, phiền phức, cãi cọ, đánh lộn hay thậm chí sợ cả công an can thiệp thì phiền, thà bỏ tiền còn hơn.
Nghe đến đoạn này tôi ngẩn người. Như được định sẵn từ trước, chúng tôi ngồi nói chuyện gần tiếng đồng hồ, tôi chợt nhớ và bảo: "Thôi em đi làm đi, anh gửi em phần tiền của anh đây". Em xua tay và nói: "Em không làm tối nay nữa và nãy giờ mình chỉ tâm sự nói chuyện, có gì đâu mà em nhận tiền, em không nhận đâu". Lần đầu trong đời gặp một cô gái gọi đặc biệt. Em ra về nhưng không nhận tiền của tôi.
Nhiều ngày sau đó, trung bình mỗi ngày 150 đến 200 tin nhắn được kéo dài từ 12h trưa đến 2 - 3 giờ sáng hôm sau. Em tâm sự chuyện đời, gia đình, đi làm, buồn vui mỗi ngày. Ra đi thì nhắn, về tới nhà nhắn, trước khi ngủ nhắn, ngủ thức dậy nhắn, từng lời nói trong tin nhắn rất ngây thơ, lễ phép và đáng yêu. Mặc dù cho tới giờ tôi vẫn chưa cho em được một cái gì, thậm chí là cái card điện thoại em cũng không nhận.
Nếu là tôi của ngày xưa thì tôi sẽ cho tiền em để trả hết nợ nần, chỉ khoảng mấy chục triệu đồng thôi, rồi đưa em về với gia đình, với cuộc sống bình thường như bao cô gái tuổi mới lớn đầy mộng mơ. Nhưng giờ đây tình hình kinh tế tài chính của tôi cũng không được ổn lắm nên nhiều đêm tôi nhìn tin nhắn của em mà nước mắt cứ chảy, phải làm sao để giúp em.
Rồi tôi lại nghĩ sẽ nhờ mối quan hệ xã hội của mình để giúp em "đi làm", nhưng một mặt tôi lại không muốn vì ở một khía cạnh nào đó em đã thương tôi và tôi cũng thương em. Tôi cũng là đàn ông, biết ghen, tôi không muốn em trao thân cho ai khác. Nhưng nhiều lúc suy ngẫm lại, thà giới thiệu khách cho em vì những người khách này toàn là bạn bè trong làm ăn của tôi, họ rất lịch sự, đàng hoàng. Còn hơn phải để em đi với những người bất lương, không ra gì rồi lại có chuyện không hay xảy ra. Xin mọi người một lời khuyên cho những ngày sắp tới của tôi và em.
Theo VNE
Yếu sinh lý thì nói với vợ, sĩ diện làm gì Tôi thấy đàn ông Việt sĩ diện, hay ngại không đâu. 'Có bệnh bảo mọi người' thì mới biết mà chữa. Đằng này, cứ giấu rồi ra vẻ khỏe cơ. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu câu chuyện về việc các chị em đua nhau ngoại tình chỉ vì chồng mình yếu sinh lý. Chuyện quan hệ vợ chồng vốn là điều...