Ông Obama có thể giúp Lào thoát bóng Trung Quốc?
Chuyến thăm lịch sử sắp tới của ông Obama đến Lào có thể là một dấu mốc quan trọng, nhưng sự phụ thuộc kinh tế của Viêng Chăn với Trung Quốc sẽ khiến Lào phải cẩn thận trong việc cân đối tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone và Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp ảnh tại hội nghị Mỹ-ASEAN tháng 2.2016 (Ảnh: AP)
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Lào trong tuần này trùng hợp với thời điểm Lào đang đấu tranh để thoát khỏi bóng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Lào, với các khoản đầu tư hiện tại trị giá 6,7 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Lào đã tăng lên 7,8%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 1.730 USD vào năm ngoái, phần lớn là nhờ sự đầu tư của Trung Quốc.
Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan nói: “Lào có quan hệ với nhiều nước Asean nhưng Trung Quốc thực sự là đối tác bảo trợ chính.”
Và đây là một cái mác mà Lào đang cố gắng gỡ bỏ khi nước này đang tìm kiếm sự cân bằng trong chính sách đối ngoại của mình. Việc Mỹ mở rộng chính sách ngoại giao ở châu Á cũng là một điều thuận lợi cho Lào. Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào. Chuyến đi lịch sử của ông sẽ càng làm rõ cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone bắt tay Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng 9.2015 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
“Lào đang ở một vị trí thách thức, xung quanh đều là các nước láng giềng lớn hơn. Nước này quá nhỏ bé, rất dễ bị ảnh hưởng và can thiệp trong khu vực”, Thitinan nói. “Nhưng nước này đang muốn thoát ra. Lào nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nhưng hiện họ đang muốn làm nóng mối quan hệ với Mỹ”.
Do ràng buộc kinh tế, việc thoát bóng Trung Quốc sẽ rất khó khăn với Lào. Tại các địa điểm xây dựng của các tỉnh biên giới ở Viêng Chăn, ký hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong các khu kinh tế đặc biệt ở biên giới, tiếng Trung Quốc thậm chí còn là ngôn ngữ chính.
Giao thương hai chiều giữa Lào và Trung Quốc đã tăng từ 1,3 tỷ USD năm 2011 đến 3,6 tỉ USD vào năm 2014, nhưng giảm xuống 2,78 tỉ USD vào năm 2015, một phần do nền kinh tế toàn cầu suy giảm và và hạn chế xuất khẩu gỗ từ Lào.
Video đang HOT
Đối với các nhà lãnh đạo Lào, đặc biệt là Thủ tướng cầm quyền hồi đầu năm nay, việc tái cân bằng các mối quan hệ trong khu vực là bắt buộc về mặt kinh tế. Lào, quốc gia nắm vai trò chủ tịch ASEAN, tự thấy mình ở một vị trí bấp bênh khi Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các nước ASEAN, kêu gọi sự ủng hộ về yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của Tòa án quốc tế khi Tòa phủ nhận tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển này.
Trung Quốc đang kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông (Ảnh minh họa: Reuters)
Carl Thayer, một chuyên gia phân tích quốc phòng tại trường Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng chiến lược chính sách đối ngoại của Lào là để duy trì một mức độ độc lập về ngoại giao. “Tôi không nghĩ Trung Quốc có thể buộc Lào làm bất cứ điều gì Lào không muốn với tư cách chủ tịch ASEAN,” ông nói.
Vì thế, thiết lập quan hệ với Mỹ là một ưu tiên trong việc cân đối các biện pháp ngoại giao và kinh tế. Nhưng trái ngược với sự hiện diện kinh tế áp đảo của Trung Quốc, giao thương với Mỹ ở Lào chỉ chiếm 70 triệu USD.
Michael Fuchs, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, viết trên tờ New Republic rằng tuy Lào “hoài nghi Mỹ, nhưng nước này vẫn sẵn sàng có mối quan hệ thân thiết hơn với Washington”. Fuchs nói việc “làm thân” với Mỹ có mục đích sâu xa hơn là chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ có nhiều lĩnh vực hấp dẫn như đầu tư kinh doanh, giáo dục và một “mô hình cho nhân quyền và dân chủ” dành cho các quốc gia như Lào.
Tuy Lào hoài nghi Mỹ, nhưng nước này vẫn sẵn sàng có mối quan hệ thân thiết hơn với Washington (Ảnh: Reuters)
Thitinan của đại học Chulalongkorn nói rằng để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc, mối quan hệ dài hạn mà Lào nên tập trung vào chính là với Nhật Bản, một nhà tài trợ lớn trong phát triển khu vực và tiến hành “rất nhiều hành động mạnh mẽ”.
“Mỹ sẽ thay đổi rất nhiều thứ khi Obama đến thăm Lào trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc,” ông nói. “Nhưng về lâu dài, mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc mới là quan trọng. Nếu Lào muốn đòn bẩy, thì họ nên dựa vào Nhật Bản. “
Theo Trà My – SCMP (Dân Việt)
G20: Khác biệt "lạ" trong cuộc họp của ông Tập với Putin và Obama
Giới quan sát tinh ý nhận ra khác biệt trong cách đối đãi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin tại các cuộc họp bên lề G20.
Buổi tiếp đón long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Obama. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ngày 4/9, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) lần thứ 11 được khai mạc tại thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những cuộc gặp gỡ bên lề với các lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Đa chiều (Mỹ), bất luận từ lịch trình hay bầu không khí xung quanh cuộc họp đều có thể nhận thất "hai thái độ" khác nhau mà Bắc Kinh dành cho Washington và Moscow.
Những tình tiết thú vị trong hai cuộc họp bên lề giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đã đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông.
Trước thềm hội nghị ngày 3/9, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Obama và đạt được một loạt sự đồng thuận quan trọng, trong đó hai bên đã cùng phê chuẩn Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đây được coi là "món quà lớn nhất" mà Trung - Mỹ dành tặng cho hội nghị lần này.
Nhưng điều đáng chú ý tại phiên họp này chính là dãy Dứa cảnh nến đỏ (hay Dứa cảnh lệ) được đặt giữa trung tâm bàn hội nghị. Trước vị trí ngồi của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama cũng được đặt thêm một lẵng hoa tươi.
Trong văn hóa Trung Quốc, loài hoa này mang ý nghĩa "vận khí may mắn, tốt lành".
Ngay tối hôm đó, hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Obama đã đi tản bộ, uống trà bên Tây Hồ - địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàng Châu.
Hai nhà lãnh đạo trò chuyện thân mật ở Tây Hồ. (Ảnh: Reuters/VCG)
Tuy nhiên, điểm khác biệt xuất hiện ngay ngày hôm sau (4/9), khi ông Tập có cuộc tiếp xúc Tổng thống Nga Putin.
Theo giới quan sát, mặc dù buổi hội đàm cũng diễn ra tại phòng họp đã đón tiếp ông Obama hôm trước, nhưng dãy dứa cảnh nến đỏ đã được thay hoàn toàn bằng những chậu cây xanh đơn giản.
Một số ý kiến cho rằng, dãy cây xanh này có thể tượng trưng cho hợp tác Trung - Nga phát triển hòa bình, hữu nghị và mối quan hệ tin tưởng cao độ lẫn nhau, thậm chí trong các cuộc họp, hai nhà lãnh đạo không cần quá nhiều câu khách sáo.
Cuộc trò chuyện diễn ra nhẹ nhàng và tự nhiên giữa người đứng đầu Trung Nam Hải và ông chủ điện Kremlin. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Quan hệ Trung Quốc - Nga được đánh giá ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả. Ví như, vào tháng 6 năm nay, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga, hai bên đã ký Điều ước hợp tác láng giềng hữu nghị Nga - Trung và ba bản tuyên bố chung quan trọng khác.
Hai ông Tập Cận Bình và Putin được đánh giá có thể "giao lưu bằng ánh mắt". (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Giới phân tích nhận định, sự khác biệt trong cách tiếp đón trong các cuộc họp bên lề Hội nghị G20 bắt nguồn từ sự khác biệt giữa hai mối quan hệ Trung - Nga và Trung - Mỹ.
Vì Trung Quốc - Nga là hai nước láng giềng có quan hệ địa chính trị; trong việc duy trì sự ổn định khu vực, hai nước có thể dễ dàng để đạt được một thỏa thuận chung.
Ngược lại, Mỹ là là quốc gia cạnh tranh lớn nhất với Trung Quốc. Trong quan hệ ngoại giao với Washington, ngoài tình hữu nghị, hai bên còn cần duy trì nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
"Sự đối đãi khác nhau của Trung Quốc với Mỹ và Nga đã thể hiện phương thức ngoại giao của một nước lớn - xa thì kính trọng, gần thì thoải mái", Đa chiều nhấn mạnh.
Theo Soha News
Trump: Obama-Clinton làm điều tồi tệ hơn Chiến tranh lạnh Trump cho rằng Mỹ cần hợp tác hơn với Nga, đồng thời chỉ trích bà Clinton đã có "thái độ sai" với điện Kremlin. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump Phát biểu trên chương trình phát thanh có tên "Savage Nation" của Mỹ vào tuần trước, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố sẽ hợp tác với Nga...