Ông nông dân nuôi nhiều trâu nhất ở Hà Nội nói gì về lệnh cấm chăn nuôi trong nội thành?
Đàn trâu gần 200 con có giá tiền tỉ được chăn thả trên khu đất bồi sông Hồng, dưới chân cầu Vĩnh Tuy đang có tương lai bất định trước lệnh cấm chăn nuôi trong nội thành Hà Nội.
Là người góp công tôn tạo, khai hoang, phục hóa khu đất bồi sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, gia đình bà Ngô Thị Hải (trú tại phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) cũng chăn nuôi, trồng trọt gần 30 năm trên khu đất này.
Đàn trâu nhà bà Hải gần 200 con được chăn thả ở bãi nổi sông Hồng, nằm ngay dưới chân cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Tùng Giang.
Sau khi chật vật với nghề trồng trọt, đến năm 1993, gia đình bà Hải bắt đầu nuôi con trâu đầu tiên bằng số vốn vay mượn là 1,8 triệu đồng. Từ đó đến nay, đàn trâu sinh trưởng khỏe mạnh, mỗi năm cho ra đời những lứa trâu mới, thu về hàng trăm triệu đồng.
Nổi tiếng là gia đình sở hữu đàn trâu “đẹp mã” nhất vùng bãi nổi sông Hồng và được mệnh danh là một “chuyên gia” trong chăn nuôi đàn trâu khoẻ mạnh, to béo với gần 200 con, nhưng dịch COVID-19 đã khiến nhiều người làm kinh doanh như gia đình bà Hải phải điêu đứng.
Mỗi năm đàn trâu lại cho ra đời những lứa trâu mới, thu về hàng trăm triệu đồng cho gia đình bà Hải.
Bà Hải chia sẻ, dịch COVID-19 kéo dài làm tăng những khoản nợ ngân hàng của gia đình khi đầu tư chăn nuôi, còn đàn trâu gần 200 con thì không có đầu ra.
Trăn trở với lệnh cấm không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm bà Hải cho biết: “Việc cấm chăn nuôi trong nội thành khiến chúng tôi như ngồi trên đống lửa vì cả 2 vợ chồng đã gần 60 tuổi. Hiện giờ, đàn trâu có 70 con đang chửa, nếu phải giải quyết thì cũng không ai mua”.
Ngoài ra, để chăn dắt được đàn trâu có số lượng khủng, gia đình bà Hải đang tạo công ăn việc làm cho 5 lao động người dân tộc thiểu số với mức lương khoảng 5 – 7 triệu đồng/người.
Video đang HOT
Người chăn trâu trên bãi đất bồi dưới chân cầu Vĩnh Tuy.
Anh Giàng Văn Phúc (sinh năm 1994, quê ở Hà Giang) cho biết, trước đây anh làm shipper, nhưng vì dịch COVID-19 mà công việc không suôn sẻ. Chăn trâu trên bãi bồi sông Hồng đã giúp anh có thu nhập ổn định trong mùa dịch trong thời gian này.
“Mỗi ngày, công việc của tôi chỉ xoay quanh trông nom đàn trâu, ít tiếp xúc với người ngoài khi dịch COVID-19 bùng phát. Nếu mất công việc này những người lao động như tôi không biết phải xoay sở thế nào”.
Ảnh 2: Anh Giàng Văn Phúc dành 10 tiếng mỗi ngày chăm nom đàn trâu.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Trung Kiên – Chủ tịch UBND Phường Long Biên cho rằng, việc chăn nuôi theo mô hình thủ công, tự phát đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe và cảnh quan đô thị. Nên HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành và các thị trấn thuộc Hà Nội là điều cần thiết.
Cũng theo ông Kiên, trước khi Nghị quyết được ban hành, UBND phường Long Biên đã vào cuộc, thực hiện kế hoạch dưới sự chỉ đạo của quận về việc giảm đàn, dừng chăn nuôi trong khu dân cư.
“Cái khó là nhiều hộ chăn nuôi gia súc làm kinh doanh đều là những người cao tuổi, khó tiếp cận với việc làm mới. Về việc này, phường cũng đang nỗ lực định hướng, tìm việc làm phù hợp cho người nông dân”, ông Kiên nói.
Trước đó, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ di dời những cơ sở này.
Theo đó, 12 quận, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây và 5 thị trấn của Hà Nội không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ việc nuôi động vật cảnh, phục vụ thí nghiệm. Quy định cấm được áp dụng từ ngày 1.8.2020.
Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội áp dụng nhằm khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp trong thành phố. Việc cấm chăn nuôi ở đô thị cũng giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống, bảo vệ sức khỏe người dân.
Hà Nội căng sức giải "bài toán" rác
Hà Nội đã chuẩn bị xong nhà tái định cư cho người dân sống gần bãi rác Nam Sơn. Đầu năm 2022, TP cũng có nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm
Sau 4 ngày người dân chặn xe chở rác vào Khu Liên hợp Xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) - bãi rác lớn nhất tại TP Hà Nội, khiến hàng chục tấn rác ở các quận nội thành bị ùn ứ, đến sáng 17-7, tình hình mới tạm lắng khi lãnh đạo TP trực tiếp đối thoại với người dân.
Tồn 150.000 m3 nước rỉ rác
Đây không phải lần đầu tiên người dân ở khu vực bãi rác Nam Sơn chặn xe chở rác. Trong năm 2019, tình trạng này diễn ra 6 lần và cứ mỗi lần như vậy thì nội đô Hà Nội lại ngập rác.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo TP Hà Nội vừa qua, cử tri quận Hoàn Kiếm cũng nêu thực trạng trên và đề nghị TP có những giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm, đồng thời có quy hoạch xử lý rác thải cho hơn 8 triệu dân.
Mỗi lần người dân chặn xe chở rác là trong nội thành Hà Nội lại tồn đọng hàng chục tấn rác
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết lãnh đạo TP đã gặp gỡ, đối thoại với người dân. TP đã chuẩn bị xong nhà tái định cư để di dân khỏi vùng ảnh hưởng của khu xử lý rác Nam Sơn. Vướng mắc hiện nay là việc xác định nguồn gốc đất để đền bù cho những hộ phải di dời. Có những giai đoạn thực hiện công tác đền bù chưa đúng hướng nên người dân hiểu lầm, bức xúc.
Về việc nước rỉ rác bốc mùi, với công nghệ chôn lấp rác cũ, 1 m3 rác sẽ phát sinh 1,2 m3 nước rỉ rác. Hiện có 2 nhà máy xử lý nước rỉ rác này. TP đã đặt hàng thêm nhà máy xử lý rỉ rác nhưng bị chậm do liên quan đến thủ tục đấu thầu. Vì vậy, còn 150.000 m3 nước rỉ rác và trong nắng nóng đã bốc mùi ảnh hưởng đến đời sống người dân. TP Hà Nội đang đề xuất Chính phủ có cơ chế phù hợp khắc phục ngay hạn chế này.
Đốt rác để phát điện
Theo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội, chất thải rắn sinh hoạt hiện được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), còn lại là bằng phương pháp đốt không phát điện.
Công nghệ các nhà máy xử lý rác bằng cách đốt không phát điện đã lạc hậu, thường xuyên hư hỏng. Trong khi đó, công nghệ chế biến rác thải, sản xuất phân vi sinh đã được ứng dụng tại các cơ sở xử lý Cầu Diễn, Kiêu Kỵ... nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng chôn lấp tập trung tại 2 bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đã và đang phải vận hành gần hết công suất, dự báo đến hết năm 2020, nếu không có giải pháp công nghệ thay thế thì sẽ phải đóng bãi.
Nói về giải pháp lâu dài, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết đây là vấn đề đã được đặt ra trong cả nhiệm kỳ qua, TP cũng đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các nhà máy xử lý rác.
Năm 2017, TP đã khánh thành nhà máy xử lý rác thải độc hại ở khu Nam Sơn theo công nghệ đốt và phát điện với công suất 75 tấn/ngày. Ở khu Nam Sơn có 3 nhà đầu tư đăng ký dự án nhà máy đốt rác phát điện. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiến độ bị ảnh hưởng. Trong năm 2020, một dự án sẽ hoàn thành có công suất 4.000 tấn/ngày đêm. Đến quý I/2022, TP cũng sẽ khánh thành một nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã trực tiếp đi khảo sát các nhà máy xử lý rác hiện đại ở Đức, Pháp và Nhật Bản. Trong các quận ở Tokyo - Nhật Bản, nhà máy xử lý rác được đặt ngay sát khu dân cư. Rác được đốt với công nghệ không gây mùi, không màu, không ảnh hưởng đến người dân. Ở Hà Nội hiện nay, vị trí đặt bãi rác thải quá xa nên phí vận chuyển cao. Vì vậy, đây là xu hướng cần tính toán, cần thiết có thể mời người dân đi thăm, tận mắt xem công nghệ của các nhà máy ở nước ngoài để hiểu rõ.
Với các nhà đầu tư tham gia việc xây dựng nhà máy xử lý rác, Chủ tịch UBND TP cho biết Hà Nội đặt ra những tiêu chí cụ thể: nhà đầu tư phải có năng lực, bảo đảm tài chính; phải có hệ thống lọc hiện đại, không thải khí độc ra môi trường.
Quan trọng nhất là phân loại rác
Theo ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Hà Nội muốn đốt rác để phát điện thì việc quan trọng là phân loại rác tại nguồn. Nếu không phân loại mà đốt hết thì chi phí xử lý rất cao.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra dự thảo về việc thu phí rác sinh hoạt theo hướng ai xả nhiều phải trả tiền nhiều là hợp lý, cần triển khai sớm. Cân rác tính tiền là chuyện không mới, thế giới đã thực hiện từ lâu.
Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn nhận thu phí rác theo khối lượng sẽ giúp điều chỉnh hành vi của người xả thải. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là làm sao để người dân có ý thức phân loại rác tại nguồn. Do vậy, việc này cần lộ trình thực hiện. Phải có cách làm để người dân thấy rằng nếu phân loại sẽ trả ít tiền xử lý rác hơn.
Hiệu quả từ xã hội hóa giảm nghèo ở Mê Linh Thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", huyện Mê Linh đã phê duyệt và tích cực triển khai Đề án "Nâng cao hiệu quả thoát nghèo bền vững giai đoạn 2019 - 2020". Theo Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Mê Linh Nguyễn Thị Thanh Tám, từ năm 2016 -...