Ông nông dân được mệnh danh là “quái kiệt” trong nghề nuôi loài gà đặc sản ngon nức tiếng đất Gò Công
Chăn nuôi bằng… trí tuệ, lão nông ở cái tuổi thất thật này đã nâng chất giống gà ta xứ Gò Công ( Tiền Giang) mà ông chết mê, chết mệt tuổi thiếu thời lên tầm 4 sao.
Khi mùa dịch Covid “dễ thở”, chúng tôi bàn nhau về xứ Gò Công thăm lão nông Hai Kiệt (Nguyễn Quốc Kiệt, Tx.Gò Công), người đã có công lớn nâng chất đàn gà ta Gò Công lên tầm 4 sao OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Vùng đất Gò Công hiền hòa, trầm mặc nơi miền biển không chỉ có những ngôi nhà cổ, dinh thự xưa, lưu bóng dáng nhiều đệ nhất phu nhân, hoàng hậu ở miền Nam… mà giờ còn có thịt gà ta trứ danh.
Lão nông Hai Kiệt
70% gà nuôi bằng… trí tuệ
Đứng trước tấm bảng kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị đàn gà ta Gò Công trong trụ sở HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công xinh xắn mà ông đang làm giám đốc, lão nông Hai Kiệt huyên thuyên về kỹ thuật làm chuồng, quy mô đàn, thức ăn tổng hợp… nhưng vẫn không quên điệp khúc: “Tui nuôi gà bằng 70% trí tuệ”. Khi nghe hỏi, hiểu thế nào là nuôi gà bằng trí tuệ, lão nông thủng thẳng: “Thư thả rồi tui kể cho nghe”.
Theo ông Hai Kiệt, ông sinh ra và lớn lên trên vùng đất cửa biển này. Thuở thiếu thời, ông chết mê, chết mệt với con gà ta mà nuôi cả một đàn. “Thịt ngon đã đành, nhưng lúc ấy, tui mê cái dáng mạnh mẽ và bộ lông tuyệt đẹp của con gà trống”, lão nông Hai Kiệt thổ lộ.
Số phận run rủi, sau khi tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi và về quê công tác lĩnh vực thú y, ký ức đẹp về con gà ta Gò Công lại khơi gợi trong ông. “Tui nghĩ đúng là số mình phải gắn với con gà ta rồi nên quyết tâm nâng chất đàn gà, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, một cách quảng bá giống gà ta tui trân quý”, lão nông bộc bạch.
Theo lão nông Hai Kiệt, mặc dù lúc bấy giờ chất lượng gà ta ở Gò Công đã trứ danh lục tỉnh Nam Kỳ, nhưng nếu kỹ tính khi ăn vẫn nhận thấy thịt dai nhưng hơi cứng, ít thơm, trọng lượng thấp và gà mái không đẻ sai (70 trứng/năm). Nhận thấy những hạn chế này, ông Hai Kiệt quyết định phải lai tạo để nâng phẩm chất thịt gà ta Gò Công. Theo đó, trước tiên ông cho lai giữa giống gà ta lông vàng với giống gà chọi Gò Công. Sau đó, từ giống gà lai tạo này ông lai tiếp với gà Rode Island Red (nhập từ Anh). Từ đây, đã cho ra giống gà ta Gò Công hiện nay với ưu điểm khỏe mạnh, dễ nuôi, mau lớn, kháng bệnh cao, thịt thơm ngon, tăng trọng khá, năng suất đẻ cao. Mất hai năm trời lên bờ, xuống ruộng, nghe nhiều phản đối, và để thị trường chấp nhận, ông Hai Kiệt mới có được giống gà ta Gò Công với gà trống nuôi 100 ngày nặng 1,5-1,8 kg/con. Gà mái nuôi 120 ngày nặng 1,4-1,8kg/con và đẻ 180 trứng/năm.
Để cho thịt gà đạt tiêu chuẩn dai mềm, thơm, lão nông Hai Kiệt dùng giải pháp kéo dài thời gian nuôi lên 4 tháng/chu kỳ thu hoạch và cho ăn thức ăn hỗn hợp, trong đó có 10% cỏ tươi băm nhuyễn. Theo ông Hai Kiệt, nếu nuôi truyền thống ngắn ngày thịt gà sẽ dai và hơi cứng. Nhưng kéo dài đủ 4 tháng nuôi thịt gà vẫn dai nhưng mềm hơn. Trong khi đó, để thịt gà thơm, da vàng óng ông cho bổ sung cỏ tươi trong hỗn hợp thức ăn…
Lão nông Hai Kiệt trong trại gà ta Gò Công.
Theo lão nông Hai Kiệt, sau khi nhân tạo thành công giống gà ta Gò Công, ông đã tiến hành đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Gà ta Gò Công” vào năm 2014. Giống gà ta Gò Công của lão nông Hai Kiệt đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh Tiền Giang kiểm tra, đánh giá và công nhận là giống mới có chất lượng, quản lý tốt và việc truy xuất nguồn gốc hết sức nghiêm ngặt. “Tui luôn vận động trí tuệ để nâng chất đàn gà ta. Tui lấy chất lượng làm đầu để đưa sản phẩm gà ta Gò Công đến với người tiêu dùng. Bằng chứng là lâu nay tui đã cho triển khai xây dựng chuỗi giá trị cho gà ta Gò Công”, ông Hai Kiệt cam kết.
Video đang HOT
Từ năm 2013, HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công bắt đầu chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị. HTXchịu trách nhiệm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn theo tiêu chí VietGAP, cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản và thu hồi tiền đầu tư sau khi thành viên đã bán sản phẩm của mình.
Theo ông Hai Kiệt, hiện HTX Chăn nuôi và Thuỷ sản Gò Công có 50 thành viên, trong đó 30 thành viên nuôi gà trực tiếp với đàn gà thường xuyên hơn 100.000 con. Để đàn gà luôn đạt chất lượng, lão nông Hai Kiệt yếu cầu mọi thành viên HTX luôn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, và tổng đàn nuôi. “Mỗi thành viên HTX không được vượt tổng đàn gà 2.000-3.000 con/đợt nuôi. Không cần đánh đổi số lượng với chất lượng. Cứ tập trung chăm sóc chất lượng 2.000 con gà, sau thu hoạch mỗi thành viên đã có lãi hơn 20 triệu đồng”, ông Hai Kiệt khẳng định.
Hướng dẫn nhận diện gà ta Gò Công.
Chị Nguyễn Ngọc Dung, thành viên HTX cho biết, vừa bán đàn gà ta Gò Công với 2.000 con. Tính ra, chị lãi 40.000 triệu đồng. “HTX đầu tư đầu vào cho thành viên, như: giống, thức ăn, thuốc… Chúng tôi chỉ việc bỏ công chăm sóc đàn gà cho đạt chất lượng”, chị Dung chia sẻ.
Nói là vậy, nhưng theo ông Hai Kiệt, để trở thành thành viên của HTX phải thực hiện đạt 31 tiêu chí đề ra, như: Nuôi gà theo quy chuẩn từ chuồng trại đến thức ăn, nước uống phải đạt an toàn sinh học, có ghi chép nhật ký, truy nguồn gốc xuất xứ… Hiện, các thành viên HTX đang thực hiện giải pháp “Chăn nuôi gà an toàn theo chuỗi giá trị”. “Mục tiêu của giải pháp là xây dựng mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, có thị trường tiêu thụ ổn định; tạo ra sản phẩm thịt gà Gò Công theo hướng hàng hóa gắn với thương hiệu độc quyền, chất lượng đồng đều, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng”, ông Hai Kiệt chia sẻ.
Thực hiện giải pháp này, HTX bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ đầu vào từ con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y, dịch vụ thú y đến bao tiêu đầu ra. Hiện, HTX có cửa hàng cung cấp thức ăn gia súc, cửa hàng cung cấp thuốc thú y, hệ thống máy ấp trứng với tổng công suất 19.200 trứng, lò giết mổ công suất 200 con/ngày và đội ngũ kỹ thuật hướng dẫn hộ dân xây dựng chuồng trại theo đúng quy định, chăm sóc đàn gà, tiêm phòng, trị bệnh cho gà và hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký.
Là giám đốc HTX nhưng ông Hai Kiệt cũng là thành viên đội kỹ thuật của HTX nhiệt tình nhất. Với chuyên môn là kỹ sư chăn nuôi và nhất là tinh thần trách nhiệm. Lão nông này luôn trực chiến khi thành viên HTX gặp sự cố trong chăn nuôi đàn gà. “Khi đàn gà gặp sự cố, bất kể giờ giấc, cứ nhấc máy gọi là có mặt chú Hai Kiệt”, chị Dung thổ lộ.
Bên tách trà, lão nông Hai Kiệt ngồi gật gù nghe chị Dung nói. Gần cả đời trân quý, gắn bó với gà ta Gò Công, ông chỉ mong đàn gà phát triển bền vững, luôn giữ mãi tên tuổi trứ danh. Còn nhớ, tại buổi công bố kết quả đánh giá và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang đầu năm 2020, sản phẩm gà ta Gò Công của HTX được cấp chứng nhận OCOP hạng 4 sao, lão nông Hai Kiệt nhận chứng nhận mà kém vui. “Gà ta Gò Công chưa xuất khẩu được nên chưa đạt 5 sao. Tui mãi mê củng cố thị trường nội địa mà chưa để ý đến thị trường nước ngoài. Mà nói thật, thị trường trong nước còn chưa đủ sản phẩm cung cấp thì lấy đâu cung cấp cho thị trường ngoài nước”, lão nông Hai Kiệt tự đặt câu hỏi.
Và giải thích quy trình làm gà ta Gò Công VietGAP.
Theo ông Hai kiệt, để đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị trường, sắp tới HTX sẽ sản xuất thêm các sản phẩm từ gà ta Gò Công, như: Gà xông khói, gà chà bông, khô gà Gò Công.
Trong trụ sở HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công xinh xắn, chen trong vô số các bằng khen, chứng nhận của HTX, tôi loáng thoáng thấy khoảng chục bằng khen của UBND tỉnh Tiền Giang, bằng khen của Thủ tướng… cho lão nông Hai Kiệt. “Năm nay, tui còn được nhận Huân chương lao động hạng III nữa”, lão nông Hai Kiệt nói rồi cười tủm tỉm.
"Chết mê" giống gà ta Gò Công trứ danh lục tỉnh Nam Kỳ, lão nông U70 gắn "sao" lên đàn gà
Chết mê, chết mệt với giống gà ta ở Gò Công (Tiền Giang) từ thuở thiếu thời, bằng những nỗ lực vượt bậc, đến cuối đời lão nông này mới gắn được 4 sao OCOP cho giống gà này.
Lão nông Hai Kiệt hướng dẫn nhận diện gà ta Gò Công.
Khi mùa dịch Covid "dễ thở", chúng tôi bàn nhau về xứ Gò Công thăm lão nông Hai Kiệt (Nguyễn Quốc Kiệt, thị xã Gò Công, Tiền Giang), người đã có công lớn nâng chất giống gà ta miệt Gò Công lên tầm 4 sao OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm).
Hiện, lão nông Hai Kiệt đang là giám đốc HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công.
Ông sinh ra và lớn lên trên vùng đất cửa biển này. Thuở thiếu thời, ông Hai Kiệt chết mê, chết mệt với con gà ta mà nuôi cả một đàn.
Theo lão nông Hai Kiệt, mặc dù lúc bấy giờ chất lượng gà ta ở Gò Công đã trứ danh lục tỉnh Nam Kỳ, nhưng nếu kỹ tính khi ăn vẫn nhận thấy thịt hơi cứng, ít thơm, trọng lượng thấp và gà mái không đẻ sai (70 trứng/năm).
Nhận thấy những hạn chế này, ông Hai Kiệt quyết định phải nghĩ cách lai tạo để nâng phẩm chất con gà ta Gò Công.
Theo đó, trước tiên ông cho lai giữa giống gà ta lông vàng với giống gà chọi Gò Công. Sau đó, từ giống gà lai tạo này ông lai tiếp với gà Rode Island Red (nhập từ Anh).
Từ đây, ông đã cho ra giống gà ta Gò Công hiện nay với ưu điểm khỏe mạnh, dễ nuôi, mau lớn, có sức đề kháng với dịch bệnh cao. Đặc biệt là giống gà lai tạo này cho chất lượng thịt thơm ngon, tăng trọng khá, năng suất đẻ trứng cao.
Mất hai năm trời lên bờ xuống ruộng, nghe nhiều phản đối, và để thị trường chấp nhận, ông Hai Kiệt mới có được giống gà ta Gò Công. Gà trống nuôi 100 ngày nặng 1,5-1,8 kg/con, còn gà mái nuôi 120 ngày nặng 1,4-1,8kg/con và đẻ 180 trứng/năm.
Để cho thịt gà đạt tiêu chuẩn dai mềm, thơm, lão nông Hai Kiệt dùng giải pháp kéo dài thời gian nuôi lên 4 tháng/chu kỳ thu hoạch và cho ăn thức ăn hỗn hợp, trong đó có 10% cỏ tươi băm nhuyễn.
Hướng dẫn quy trình nuôi gà ta Gò Công đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Theo ông Hai Kiệt, nếu nuôi theo cách truyền thống, thịt gà sẽ dai và hơi cứng. Nhưng kéo dài đủ 4 tháng nuôi thịt gà vẫn dai nhưng mềm hơn. Trong khi đó, để thịt gà thơm, da vàng óng hấp dẫn, ông còn cho bổ sung cỏ tươi trong hỗn hợp thức ăn.
Sau khi nhân tạo thành công giống gà ta Gò Công, ông đã tiến hành đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền "Gà ta Gò Công" vào năm 2014.
Giống gà ta Gò Công của lão nông Hai Kiệt đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh Tiền Giang kiểm tra, đánh giá và công nhận là giống mới có chất lượng, quản lý tốt và việc truy xuất nguồn gốc hết sức nghiêm ngặt.
Từ năm 2013, HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công bắt đầu chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị.
Hiện, các thành viên HTX đang thực hiện giải pháp "Chăn nuôi gà an toàn theo chuỗi giá trị".
"Mục tiêu của giải pháp là xây dựng mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, có thị trường tiêu thụ ổn định; tạo ra sản phẩm thịt gà Gò Công theo hướng hàng hóa gắn với thương hiệu độc quyền, chất lượng đồng đều, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng", ông Hai Kiệt chia sẻ.
Hiện HTX của ông Kiệt có 50 thành viên, trong đó 30 thành viên nuôi gà trực tiếp với đàn gà thường xuyên hơn 100.000 con.
Lão nông Hai Kiệt trong trại gà ta Gò Công.
"Mỗi năm, HTX nuôi được 2,5 đợt gà. Với số lượng 2.000 con gà/đợt, sau khi thu hoạch xuất bán mỗi thành viên đã có lãi hơn 20 triệu đồng", ông Hai Kiệt khẳng định.
Tại buổi công bố kết quả đánh giá và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang đầu năm 2020, sản phẩm gà ta Gò Công của HTX được cấp chứng nhận OCOP hạng 4 sao.
Nhiều tài khoản mạo nhận chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước, truy xuất cái gì cũng không có Thời gian qua, trên một số website và mạng xã hội facebook đăng thông tin bán sản phẩm hạt điều có ghi chỉ dẫn "Bình Phước" với giá rẻ mạt: "100.000 đồng/6 hộp hạt điều bể/3kg; 100.000 đồng/3 hộp hạt điều còn vỏ lụa/1,5kg...". Tuy nhiên, Hội Điều Bình Phước khẳng định, các sản phẩm trên là hạt điều nhập khẩu vụ cũ...