‘Ông nội trợ’ – tại sao không?
“Hôm nay mồng tám tháng ba. Tôi giặt giùm bà cái áo của tôi” – đó là một câu nói vui nhằm chế giễu cánh đàn ông lười biếng, phó mặc việc nhà cho vợ.
Một nghiên cứu gần đây của đại học Cambridge (Anh) cho thấy các ông chồng cảm thấy “tội lỗi” khi họ không chia sẻ việc nhà với vợ.Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các cặp đôi có sự chia sẻ việc nhà cảm thấy hạnh phúc hơn so với những gia đình vợ quán xuyến hết việc nội trợ. Nhóm nghiên cứu cho biết họ dự đoán là sẽ tìm thấy sự mâu thuẫn hoặc sự thất vọng của các ông chồng trong các gia đình mà người đàn ông đóng vai trò “ông nội trợ”, nhưng thực tế lại hoàn toàn đối ngược.
Với công trình nghiên cứu thực hiện trên 30.000 người ở 34 quốc gia châu Âu, nhóm nghiên cứu thấy rằng, đàn ông, chứ không phải phụ nữ, cảm thấy vui vẻ khi có sự chia sẻ công bằng về việc nhà giữa nam và nữ.
Tuy vậy, anh làm “ông nội trợ” không phải miễn cưỡng mà có niềm hứng thú, bởi lẽ anh rất yêu vợ, yêu con.
Nhận định về xu hướng này, chị Thu (thành phố Bến Tre) chia sẻ: “ Đó có thể là vì đàn ông ngày nay ủng hộ bình đẳng giới nhiều hơn, họ cảm thấy ái náy, ngại ngùng khi phụ nữ làm hầu hết việc nhà, và cũng bởi vì phụ nữ đang ngày càng trở nên tự tin hơn, họ cảm thấy không hài lòng với ông chồng lười biếng chỉ biết bê tha mà quên trách nhiệm đối với gia đình “ .
Có lẽ suy nghĩ này xuất phát từ gia đình của chính chị. Chị Thu có 2 người con gái, công việc lãnh đạo ở công ty ngày càng đa đoan buộc chị phải dành nhiều thời gian cho công ty nên chị Thu khó lòng chăm sóc gia đình cho chu đáo. Vả lại, con cái ngày càng cần có sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ. Đó là vấn đề chị luôn băn khoăn khi tìm ra giải pháp nhằm ổn thỏa giữa việc công và việc tư.
May quá, anh Sơn – chồng chị Thu – đã đưa ra một giải pháp tuyệt vời: chồng chị do không phải quá bận bịu việc làm, anh sẽ đảm nhận thêm việc chợ búa, đưa rước con cái đi học.
Để làm được việc này, anh phải thức sớm hơn một chút và giảm bớt nhiều buổi tiệc tùng với bạn bè để dành thời giờ cho gia đình. Anh tạm gác lại đến cuối tuần nhiều niềm vui riêng với bạn bè. Tuy vậy, anh làm “ông nội trợ” không phải miễn cưỡng mà có niềm hứng thú, bởi lẽ anh rất yêu vợ, yêu con. Anh muốn gánh vác, san sẻ gánh nặng gia đình cùng với vợ để vợ anh có thể thăng tiến trong nghề nghiệp.
Video đang HOT
Một phần cũng do anh Sơn yêu thích việc nấu nướng. Anh thích biến tấu món ăn theo cách riêng của mình. Hễ mỗi khi thí nghiệm món mới thành công, được cả nhà tán thưởng anh vô cùng hào hứng làm tiếp món khác. Có khi thành công nhưng cũng không ít lần thất bại nhưng dù món mới ngon hay dở, anh đều nhận được sự đồng cảm của vợ con, đặc biệt là những tiếng cười sảng khoái của gia đình.
Nhiều người bạn của anh Sơn lo ngại rằng anh Sơn sẽ thất bại trong vai trò “ông nội trợ”, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Anh Sơn cho biết: “ S au khi chuyển sang làm nội trợ tôi nhận thấy công việc này rất hứng thú và nhận thấy việc nội trợ còn đòi hỏi nhiều công sức hơn so với công việc văn phòng. Cũng nhờ vậy mà tôi càng thông cảm với những nỗi lo toan của vợ trước đây hơn”.
Người ta chưa quen lắm với việc đàn ông làm nội trợ mặc dù hiện nó đang là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trong các gia đình hiện đại.
Chi Thu còn đưa ra lời khuyên: “ V ợ hay chồng ở nhà làm nội trợ không quan trọng, mà quan trọng là cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Người đi làm không được coi thường người ở nhà, và ngược lại, người ở nhà làm nội trợ cũng không nên mặc cảm, tự ti. Gia đình sẽ hạnh phúc khi mọi người cùng chia sẻ, yêu thương, tôn trọng nhau “.
Từ bao đời nay, trong suy nghĩ của không ít người, những việc ‘trong nhà trong cửa’ là nhiệm vụ của người phụ nữ. Người ta chưa quen lắm với việc đàn ông làm nội trợ mặc dù hiện nó đang là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trong các gia đình hiện đại.
Thực tế cho thấy, giữa cuộc sống không ngừng thay đổi như hiện nay, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao cùng với xu hướng bình đẳng giới thì chuyện đàn ông phụ làm việc nhà với vợ là điều rất đáng ca ngợi. Hành động đó đã thể hiện trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình, thể hiện tình yêu của người đàn ông đối với vợ con. Đó là món quà có ý nghĩa thiết thực gửi đến người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời chứ không riêng gì ngày 8/3.
Theo thegioitiepthi.vn
Lấy chồng kiếm thật nhiều tiền, bản thân cũng có học hành tử tế, liệu bạn có lui về?
Khi lấy được chồng giàu, kiếm được nhiều tiền, bạn có sẵn sàng từ bỏ tất cả để ở nhà làm nội trợ không? Hay bạn vẫn muốn đi làm để kiếm tiền?
Phụ nữ ngày nay bộn bề với gia đình, việc nhà và cả công việc ngoài xã hội, đầy mệt mỏi và áp lực. Vậy câu hỏi được đặt ra là: "Nếu chồng làm được nhiều tiền, đủ đáp ứng cho gia đình sống sung túc thì người phụ nữ có chịu lui về, ở nhà làm nội trợ không?".
Và nhiều người phụ nữ cho rằng họ vẫn muốn đi làm dù chồng giàu hay kiếm được nhiều tiền đến đâu, với họ việc đi làm không chỉ là để kiếm tiền mà còn nhiều lý do khác:
Đi làm để không xa cách với xã hội
Khi đi làm, người phụ nữ được tiếp xúc với nhiều người với nhiều tính cách khác nhau, nhiều tầng lớp khác nhau, có cả người trẻ và cả người lớn tuổi hơn. Họ có thể cập nhật ngay cái mới từ những thế hệ trẻ hay cũng có thể dễ dàng lĩnh hội kỹ năng công việc từ những anh chị có kinh nghiệm.
Phụ nữ khi đi làm sẽ trực tiếp chứng kiến xã hội thay đổi được từng ngày, họ sẽ thấy được mình còn thiếu gì, còn những gì cần phải học để tốt hơn. Nếu gia đình chỉ có 1 người đi làm sẽ rất khó có điểm chung để nói chuyện. Người chồng bắt đầu câu chuyện về công việc, người vợ thì chỉ quanh quẩn việc bếp núc, con cái và những câu chuyện hàng xóm, cả 2 sẽ dễ cảm thấy đối phương nhàm chán.
Hài hòa cảm xúc, trách tiêu cực được tạo ra từ 4 bức tường
Người vợ nội trợ luôn bắt đầu 1 ngày của mình với hàng tá công việc nhà, những bữa cơm và lo chu toàn cho chồng con. Gần như công việc thành 1 cái guồng đã được lập trình ngày nào cũng như ngày nấy, họ làm mãi những công việc quen thuộc, đối mặt với 4 bức tường từ phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách. Bên cạnh đó 1 mình lo cho cả gia đình, thêm những lần bất hợp tác của chồng, con sẽ khiến phụ nữ bí bách khó chịu, thậm chí kéo dài có thể gây stress. Người chồng chắc chắn chẳng muốn khi trở về nhà gặp vợ than thở với những công việc không tên tại nhà.
Với những phụ nữ đi làm, tuy vất vả, họ phải vừa làm tốt công việc xã hội vừa phải chu toàn cho gia đình nhưng họ liên tục được thay đổi về không gian, những câu chuyện, những người họ gặp, cảm xúc của họ luôn được hài hòa và làm mới. Đặc biệt khi ra ngoài gặp nhiều người lạ họ sẽ có mong muốn trở về nhà gặp chồng con hơn, muốn ở gần gia đình hơn. Chỉ khi đối mặt với áp lực ngoài kia thì mới thấy được giá trị của mái ấm, nếu cứ mãi ở nhà người vợ sẽ cảm thấy chán ghét, thậm chí là muốn rời xa, muốn khám phá và muốn tìm điều gì đó mới hơn ở ngoài kia.
Đi làm để khẳng định vai trò của người vợ
Chồng giàu, kiếm được nhiều tiền, người vợ sẽ chẳng phải suy nghĩ đến chuyện tiền bạc, chỉ cần ở nhà chăm con, chăm chồng, lo cho gia đình. Vậy chẳng khác nào bạn đang đi làm, sếp của bạn chính là người chồng, công việc của bạn hằng ngày là nội trợ, "tiền lương" của bạn sẽ được nhận đều đặn nếu bạn là 1 người vợ đảm đang, ngoan hiền.
Trái lại, khi đi làm, bạn là người phụ nữ tự chủ về tài chính, cơ bản bạn vẫn có thể tự lo cho bản thân, thậm chí là cho chồng con, khoản tiền mỗi tháng chồng đưa về chính là công sức cả 2 cùng vun đắp cho con cho gia đình, khi đi làm, lời nói của người vợ cũng có trọng lượng hơn. Và khi đi làm bên ngoài, làm tốt bạn có thể thăng chức, lên lương, nhưng làm nội trợ thì không, khi bạn bất bình bạn có thể nói với cấp trên nhưng với chồng thì chuyện đó khó có thể xảy ra.
Đặc biệt khi các anh chồng đi làm về, vợ có nói 1, 2 câu sẽ ngay lập tức: "Anh đi làm về mệt rồi, anh muốn nghỉ ngơi", người vợ nội trợ đành im lặng thể hiện sự thông cảm và chia sẻ mệt mỏi với chồng bằng cách chấp nhận làm mọi thứ 1 mình. Nhưng nếu rơi vào trường hợp của những người vợ có đi làm đó sẽ trở thành sự bình đẳng, cả 2 cùng đi làm, cả 2 cùng mệt và khi về nhà cả 2 cùng lo cho con rồi cùng nghỉ ngơi.
Học bao nhiêu năm đại học, không lẽ lấy chồng giàu rồi dừng mọi đam mê?
Có những người phụ nữ đặt cho mình bao nhiêu ước mơ thật đẹp, đam mê nhiều thứ rồi miệt mài thực hiện. Sau 4 năm đại học là những ngày miệt mài xin việc rồi đi làm, thế mà họ là dừng lại khi họ có 1 người chồng kiếm được nhiều tiền.
Người phụ nữ như vậy đã bỏ phí tuổi thanh xuân, bỏ phí những nỗ lực, biến mọi thứ của quá khứ trở nên vô nghĩa. Khi có chồng kiếm được nhiều tiền, bạn có thể bớt gánh nặng kinh tế thì bạn dành nhiều năng lượng hơn cho gia đình nhưng đồng thời cũng phải tiếp tục đam mê của mình dù với quy mô nhỏ hơn. Đó là cách bạn tôn trọng chính bản thân, tránh cảm giác trở thành người sống phụ thuộc và khiến người khác cũng tôn trọng bạn.
Còn bạn? Nếu lấy chồng kiếm được nhiều tiền bạn sẽ chọn trở thành người phụ nữ hiện đại vừa làm công việc ngoài xã hội vừa lo cho gia đình hay trở thành 1 người vợ truyền thống dành cho gia đình, ở nhà nội trợ lo cho chồng con?
Theo yan.vn
Bình đẳng giới hay chuyện vợ chồng Trung Nguyên Những biểu hiện tại phiên tòa giữa hai người đang sống những ngày cuối cùng trên danh nghĩa vợ chồng này, theo tôi, còn đáng quan tâm và có giá trị hơn hết thảy mọi câu chuyện vĩ mô đang được suy luận, phân tích. Biết tôi làm ở Báo Phụ Nữ, ngay từ ngày đầu phiên xử ly hôn của vợ chồng...