Ông nội hiến gan cứu cháu sinh non bị suy gan giai đoạn cuối
Ngày 19/8, Bệnh viện Nhi Đồng 2 thông tin, vừa qua đã ghép gan thành công cho bệnh nhi D.C.M, sinh năm 2018, ngụ ở quận 3, TP HCM.
Bệnh nhi M. từng bị sinh non trước 3 tháng, bị suy gan giai đoạn cuối do teo đường mật bẩm sinh. Các bác sĩ xác định, nếu không được ghép gan kịp thời chắc chắn bệnh nhi sẽ sớm tử vong.Các bác sĩ cho biết, đây là ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam mà người hiến gan là ông nội của bệnh nhân.
Ca ghép gan được tiến hành vào ngày 18/6/2019, kéo dài trong vòng 15 giờ, với êkip phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Đồng 2 và sự hỗ trợ của các giáo sư đến từ Bỉ.
Ban đầu, cha ruột của bệnh nhi tình nguyện hiến gan cho con nhưng qua kiểm tra phát hiện người cha bị gan nhiễm mỡ nên không phù hợp để cho gan. Người kế tiếp tình nguyện cho gan để cứu cháu là ông nội của bé, ông D.V.L, 56 tuổi, hiện ngụ tại tỉnh Tây Ninh.
Video đang HOT
Bệnh nhi phục hồi tốt sau ca ghép gan
Theo các bác sĩ, đây là một trong những ca ghép phức tạp bởi động mạch gan trái của người cho lại xuất phát từ động mạch của dạ dày và mạc nối nhỏ nên khi bóc tách phân thùy gan 2,3 tương đối khó khăn. Khi ghép phần gan mới cho bé M., tĩnh mạch cửa của bé lại không tương thích tĩnh mạch cửa của người ông nên ê kíp phẫu thuật phải lấy tĩnh mạch cảnh trái của bệnh nhi làm cầu nối. Nhờ vậy mạch máu không bị gập, mạch máu lưu thông tốt.
Ngoài ra, vì bụng của em bé quá nhỏ do sinh non tháng nên ê-kíp phẫu thuật phải nong ổ bụng của em bé rộng ra để thích ứng với lá gan mới bằng tấm plaque – một vật liệu không gây phản ứng cho cơ thể, được mang từ nước ngoài sang phục vụ ca phẫu thuật.
Sau ghép 2 tháng, bệnh nhi hồi phục tốt, các chỉ số hoạt động trong cơ thể ổn định, da dẻ của bệnh nhi không còn đen sạm do tình trạng ứ mật như trước. Sức khỏe người cho gan cũng ổn định sau phẫu thuật.
Theo petrotimes
Mẹ bầu có đặc điểm này, nguy cơ sinh non cao hơn bình thường
Trẻ sinh non là trẻ chào đời trước 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non càng sớm nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe càng cao, thậm chí tử vong ngay sau sinh và nhiều năm đầu sau sinh.
Tùy vào mức độ sinh non và thể trạng của trẻ sau sinh, những vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải sẽ khác nhau. Có một số đặc điểm cho thấy rằng người mẹ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường.
Có tiền sử phá thai nhiều lần, có tiền sử sinh non
Phá thai nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến âm đạo, cổ tử cung, tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở những lần mang thai tiếp theo. Vì vậy, bà bầu nếu đã có tiền sử phá thai nhiều lần nên tránh vận động mạnh. Vận động mạnh khiến cổ tử cung có thể mở sớm, tăng khả năng gây giãn cổ tử cung dẫn đến sinh đột ngột.
Người mẹ mang thai đã có tiền sử sinh non cho thấy cô ấy có thể gặp vấn đề có thể gây ra sinh non, chẳng hạn như: hở eo cổ tử cung, cổ tử cung ngắn, gặp vấn đề nội tiết. Hơn nữa, vì đã có tiền sử sinh non, nhiều bà mẹ mang thai bị căng thẳng tâm lý, dẫn đến tử cung dễ bị co thắt và sinh non một lần nữa.
Mẹ mang thai sinh đôi hoặc đa thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ sinh non ở trẻ sinh đôi hoặc đa thai cao khoảng 7-10 lần so với mang thai đơn. Hơn nữa, khoảng 30% cặp song sinh dễ bị sinh non, mặc dù nhiều cặp song sinh sẽ được sinh trước và sau ngày sinh dự kiến, nhưng tình trạng sinh non cũng rất phổ biến trước 37 tuần thai. Điều này chủ yếu là do trọng lượng thai nhi trong trường hợp này quá nặng, gây áp lực không nhỏ đến tử cung gây vỡ ối sớm và các biến chứng khác gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, có thể dẫn đến sinh non.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Mất hết chức năng đàn ông sau khi uống 10 thang thuốc nam Phó giáo sư Đỗ Trường Thành cho hay, tỷ lệ mắc tiền liệt tuyến ở độ tuổi dưới 50 là khoảng 30-40%, hơn 50 tuổi là khoảng 50% và ở tuổi 70 là 70%. Phó giáo sư Đỗ Trường Thành khám cho một bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Ngày 10/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức chương trình khám và tư vấn...