Ông nội bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành ở Hà Nội: “Nghe tin cháu nghi bị đinh đâm vào đầu, tôi rụng rời chân tay”
Ông Chức cho biết, những lần trước cháu nhập viện, gia đình đều bỏ qua không muốn truy cứu.
Tuy nhiên, lần này ông mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân bé A. hôn mê sâu, có 9 vật thể nghi là đinh trên hộp sọ.
Tối 18/1, nhận điện thoại của bệnh viện báo cháu gái nguy kịch, ông Đỗ Hữu Chức, 68 tuổi, trú tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội, tức tốc lên Bệnh viện Xanh Pôn. Bé Đỗ Ngọc A., 3 tuổi, đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi.
Ông Chức kể, con trai là anh Đỗ Văn Tr. và chị Nguyễn Thị L. đã lập gia đình được hơn 10 năm nay. Hai vợ chồng đến với nhau không xuất phát từ tình yêu, mà do mai mối. Do anh Tr. không được nhanh nhẹn nên chị L. cáng đáng trụ cột gia đình. Cả hai sinh được 3 người con, bé A. là con út. Cuộc sống không có xung đột. Tuy nhiên, tháng 2/2021, L. bỏ đi, để các con lại cho ông bà nuôi.
“L. bỏ đi biệt tăm 1 tháng. Gia đình tôi liên lạc mọi cách nhưng không được. Sau đó, tôi phải nhờ hết các kênh thông tin mới tìm được con bé về nhà”, ông Chức kể.
Đến nửa đêm, ông Chức vẫn đợi vào thăm cháu nội
Hình ảnh chụp X-Quang hộp sọ bé gái với 9 hình thể nghi là đinh (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cung cấp)
Ngày L. quay về, các thành viên trong gia đình đều bức xúc, nhưng ông Chức khuyên mọi người cần bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện. Dần dà, ông bỏ qua những lỗi lầm của con dâu, để hai vợ chồng anh Tr. được về với nhau, chăm sóc con cái.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi quay lại chung sống với nhau được một thời gian, chị L. vẫn gửi đơn ly hôn ra toà. Mặc dù gia đình nhà nội khuyên can, nhưng chị nhất quyết dứt áo ra đi do “chồng không làm ra tiền”.
Sau ly hôn, hai bé gái lớn ở với bố và ông bà nội, còn bé A. sống với mẹ. Kể từ ngày đó, gia đình ông Chức liên tục nhận tin dữ về việc bé A. 4 lần nhập viện. Lúc thì bé nuốt đinh, có dị vật ở mũi, sau lại uống nhầm thuốc trừ sâu, gãy tay.
“Trong những lần nhập viện trước, tôi đều chăm sóc cháu. Sau xuất viện, tôi cũng đưa cháu về nhà chăm sóc đến khi khoẻ mẹ nó mới đón về”, ông Chức nói.
Những lần trước cháu nhập viện, ông đều bỏ qua không muốn truy cứu. Tuy nhiên, lần này ông mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân bé A. hôn mê sau, có 9 dị vật nghi là đinh trên hộp sọ.
“Con bé mới có 3 tuổi mà bị tới 9 cái đinh đóng vào đầu là quá bất thường, không thể chấp nhận được. Dù sự việc có như nào tôi cũng mong muốn các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ sự việc…”, ông Chức bức xúc nói.
Ông cho hay, lần gặp bé A. gần nhất là cách đây hơn 1 tháng. Khi đó, bé không có biểu hiện gì khác biệt.
“Từ trưa tới giờ tôi chưa ăn gì vào bụng. Nghe tin cháu nghi bị đinh đâm vào đầu tôi rụng rời chân tay…”, người đàn ông 68 tuổi chia sẻ. Một số người thân cho biết, mẹ bé A. làm việc với công an từ đầu giờ chiều nay và hiện vẫn chưa trở về để chăm con.
Ông Chức cho biết lần này sẽ không bỏ qua, mong cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ vụ việc
Trước đó, ông Vương Trung Kiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất thông tin, chiều tối 17/1, Khoa cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê và co giật. Trong quá trình kiểm tra, thăm khám, các bác sĩ phát hiện cánh tay phải của bé đã được bó bột trong 2 tuần.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm màng não nên chuyển bé lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Theo ông Kiên, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tiến hành chụp cắt lớp dựng hình, nhận thấy có những hình ảnh giống những đinh gỗ ở sọ và tổ chức não, tổng cộng 9 cái.
Công an huyện Thạch Thất cho biết, đơn vị đang phối hợp với các phòng nghiệp vụ điều tra vụ việc bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành.
“Chúng tôi đang khẩn trương làm rõ bản chất vấn đề, xem có đúng là bạo hành không. Khi nào có kết luận đơn vị sẽ thông tin cụ thể sau”, vị lãnh đạo nói và cho biết cơ quan chức năng đã mời một số người lên làm việc để thu thập thông tin, tìm hiểu vụ việc.
Cập nhật mới nhất sức khỏe 18 trẻ bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19
Trẻ vẫn đang được theo dõi tại Bệnh viện Xanh Pôn. Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tiếp tục hỗ trợ tối đa Hà Nội để chăm sóc, điều trị các cháu.
Theo cập nhật mới nhất, đến sáng ngày 5/11, sau 48 giờ tiêm, hầu hết trẻ đều tỉnh táo, ăn bú tốt. Một số bé có biểu hiện sốt, quấy khóc, kém ăn đã đỡ. Các bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Xanh Pôn tiếp tục theo dõi sát tình trạng sức khỏe và chăm sóc kịp thời cho trẻ, hỗ trợ tư vấn cho phụ huynh.
Trước đó, tối 4/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tới Bệnh viện Xanh Pôn thăm các cháu và chỉ đạo chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tiếp tục hỗ trợ tối đa Hà Nội để chăm sóc, điều trị.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội rà soát công tác tiêm chủng, thực hiện việc bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng vắc xin nói chung và vắc xin phòng Covid-19 nói riêng đúng theo quy định của Bộ Y tế, tăng cường giám sát, không để xảy ra các sự cố tương tự.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm những cán bộ, nhân viên y tế liên quan tới sự cố tiêm chủng nêu trên.
Bệnh viện Xanh Pôn sáng 5/11- Ảnh: T.Vy
Sự cố tiêm chủng xảy ra tại Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ngày 3/11, Trạm Y tế xã Yên Sơn tổ chức tiêm chủng cho trẻ em độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tuổi. Trong quá trình tiêm xảy ra sự cố tiêm nhầm vắc xin Covid-19 Pfizer cho 18 cháu nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, TP Hà Nội đã chỉ đạo khẩn trương chuyển toàn bộ trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cơ sở chuyên khoa đầu ngành về nhi của TP để chăm sóc y tế trong điều kiện tốt nhất. Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo Bộ Y tế và tham vấn ý kiến chuyên môn của các giáo sư hàng đầu trong nước, chuyên gia y tế của tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF.
Bộ Y tế chỉ đạo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và các chuyên gia của Bệnh viện tới Bệnh viện Xanh Pôn trực tiếp thăm khám, thực hiện các biện pháp điều trị cần thiết để đảm bảo an toàn cho các cháu.
Liên quan vụ việc, sáng nay, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế Hà Nội, đề nghị thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, khẩn trương chỉ đạo Bệnh viện Xanh Pôn tập trung theo dõi sức khỏe các trẻ em gặp sự cố tiêm chủng.
Thứ hai, tổ chức xác minh sự việc nêu trên, kiểm tra xác định nguyên nhân dẫn tới sai sót và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, xử lý theo quy định. Gửi báo cáo nhanh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước 10h30 ngày 5/11 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Thứ ba, trong quá trình theo dõi, chăm sóc các trẻ, nếu có khó khăn, đề nghị báo cáo khẩn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để được hỗ trợ.
Vắc xin Pfizer được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt, khuyến cáo sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt, chỉ định tiêm cho người lớn và đối tượng trẻ em từ 12-17 tuổi.
Tham khảo tài liệu từ Tổ chức thế giới (WHO) cũng như ghi nhận từ nhà sản xuất và một số nước đã triển khai tiêm chủng cho thấy, các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin Pfizer gồm có: đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm, buồn nôn, mẩn đỏ tại vị trí tiêm.
Các phản ứng không phổ biến là mất ngủ, đau tứ chi, ngứa chỗ tiêm, nổi hạch. Phản ứng rất hiếm gặp là liệt mặt ngoại biên cấp tính, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
Hà Nội thêm 16 ca COVID-19 cộng đồng tại 9 quận, huyện, các ổ dịch mới gia tăng người nhiễm Trong 16 ca cộng đồng này, có 6 ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt. Các ổ dịch mới, phức tạp ở Thủ đô không ngừng gia tăng ca mắc. Sở Y tế Hà Nội tối 3/11 thông báo TP ghi nhận 67 ca COVID-19 mới trong đó có 16 ca cộng đồng, khu cách ly (37), khu phong tỏa (14)....