Ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành tân Chủ tịch nước
Sáng 5-4, Quốc hội đã thống nhất bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5-4 – Ảnh: NGỌC HIỂN
Sáng nay 5-4, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã trở thành Chủ tịch nước.
9h sáng, sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, quốc dân.
Đứng trước cờ Tổ quốc, đặt tay trái lên bản Hiến pháp, tay phải giơ cao, trước sự chứng kiến của Quốc hội và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5-4 – Nguồn: THQH
Điều hành lễ tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam xin ghi nhận lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc”.
Sau hai lần tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào năm 2016, đây là lần thứ 3 ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ, theo quy định của Hiến pháp 2013.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Quốc hội bắt đầu tuần làm việc về công tác nhân sự
Sau khi dành ngày làm việc đầu tuần để thảo luận báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội bắt đầu quy trình kiện toàn nhân sự từ chiều 30/3.
Sáng 29/3, các đại biểu sẽ thảo luận ở hội trường về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ.
Sáng mai 30/3, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến vào báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Buổi chiều, sau khi thông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tân Chủ tịch Quốc hội được bầu vào ngày hôm sau.
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, khoảng 25 chức danh lãnh đạo sẽ được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp lần này, trong đó có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng; một số Phó thủ tướng, thành viên Chính phủ; một số Phó chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội...
Công tác nhân sự nêu trên "không phải bầu lãnh đạo cho khóa mới mà cho khóa hiện tại, lý do là sau Đại hội XIII, một số cán bộ không tham gia Ban chấp hành Trung ương nên những vị trí họ đang giữ phải được kiện toàn.
Các vị đại biểu dự kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội. Ảnh: Giang Huy
Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng vào chiều 1/4. Trong ngày 2/4, Quốc hội miễn nhiệm cả Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Sau hai ngày nghỉ cuối tuần này, sáng 5/4, các vị đại biểu bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng. Tân Thủ tướng tuyên thệ chiều 5/4 sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước.
Trong ba ngày cuối cùng của kỳ họp (dự kiến bế mạc vào 8/4), Quốc hội tiếp tục miễn nhiệm và bầu mới Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước; đồng thời phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Thủ tướng được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước Nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo bộ máy Nhà nước Chuẩn bị kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước
Hội nghị Trung ương 15 thông qua đề cử lãnh đạo chủ chốt Sau 1,5 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII) hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, bế mạc sáng 17/1. Hội nghị kết thúc sớm hơn 1,5 ngày so với kế hoạch ban đầu. Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại hội nghị lần này, Trung ương "đã thảo luận...